MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 155 - 156)

V ấn đề thứ hai: Sự tham gia của các trung gian tài chính giúp Tập đoàn Dệt May i ệt Nam quản lý và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.

3.4MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT

ĐỀ XUT

3.4.1 V phía Nhà nước

Một là, Nhà nước cần xác định phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước.

Phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một xu thế tất yếu khách quan phù hợp với quá trình tự nhiên. Sự ra đời Tập đoàn Dệt May Việt Nam phản ánh mô hình phát triển của Tập đoàn và các công ty thành viên là đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế. Tập đoàn đã nhận thức được vai trò của mình trong nền kinh tế, nơi tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm, từng bước phấn đấu trở thành một Tập đoàn mạnh trong lĩnh vực Dệt May và có thương hiệu, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, nơi tạo ra nguồn lực tài chính trong nền kinh tế quốc dân. Đểđạt được những mục tiêu trên đòi hỏi Nhà nước phải đóng vai trò như là bà đỡ cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam vận động, phát triển bền vững và trở thành một trong những đơn vị kinh tếđầu tàu quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Hai là, Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp lý khoa học, đồng bộ, ổn định từng bước hoàn thiện môi trường kinh doanh để Tập đoàn Dệt May Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường

n cứ vào tình hình thực tế của nền kinh tế, các văn bản pháp luật Nhà nước nghiên cứu và ban hành phải thống nhất, khoa học, hợp lý, đảm bảo ổn định lâu dài từng bước củng

cố nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên nói riêng phát triển, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trên thị trường. Mặt khác, Tập đoàn đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong kinh doanh, chủ động quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đưa ra được giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức, kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài. Hiện nay Nhà nước đã ban hành luật cạnh tranh nhưng chưa ban hành luật chống độc quyền, vì vậy cần sớm ban hành luật chống độc quyền để tạo sân chơi bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Ba là: Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước cần được xây dựng trên cơ sở mở rộng quyền tự chủ, từng bước nâng cao trách nhiệm của Hội đồng thành viên Tập đoàn và Tổng Giám đốc điều hành hoạt động của Tập đoàn.

Mục tiêu cơ bản của đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 155 - 156)