Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Tập đoàn Dệt-May Việt Nam

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 80 - 83)

- Về nộp Ngân sách Nhàn ước: Hàng năm Tập đoàn DệtMay Việt Nam đóng góp hàng trăm tỷđồng cho Ngân sách Nhà nước Năm 2008 nộp NSNN đạt 525 t ỷ đồ ng,

2.1.3.3Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Tập đoàn Dệt-May Việt Nam

Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam được thể hiện qua qua bảng 2.2 và biu 2.5 sau đây:

* Tài sản của Tập đoàn Dệt May Việt Nam:

Nhìn chung tài sản của Tập đoàn có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2008 tổng tài sản của Tập đoàn là 12.316,23 tỷ đồng (trong đó TSNH của Tập đoàn là 6.103,55 tỷđồng, TSDH là 6.212,68 tỷ đồng); năm 2009 vốn của Tập đoàn là 13.345,0 tỷ đồng (trong đó TSNH 6.476,09 tỷ đồng, TSDH 6.868,91 tỷ đồng) tỷ lệ tăng 8,35% trên tổng tài sản so với 2008 ( TSNH tăng 6,1%; TSDH tăng 10,56%).

Năm 2010 tổng tài sản của Tập đoàn là 15.884,6 tỷ đồng (trong đó TSNH 8.942,66 tỷđồng, TSDH 6.941,94 tỷđồng) tỷ lệ tăng 19% trên tổng tài sản so với 2009 ( TSNH tăng 38%; TSDH tăng 1,06%).

Kết quả trên cho thấy tổng tài sản của Tập đoàn tăng là do chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của Tập đoàn. Tập đoàn đã từng bước mở rộng quy mô kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn.

Mặt khác, trong 2 năm từ 2011 đến 2012 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước ta, trong đó Tập đoàn Dệt - May Việt Nam cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng này nên tổng tài sản của Tập đoàn đã giảm lần lượt là 11,1% và 18,1%, cụ thể như sau:

Năm 2011 tổng tài sản của Tập đoàn là 14.120,77 tỷ đồng giảm so với năm 2010 (trong đó TSNH 7.317,26 tỷđồng, TSDH 6.803,51 tỷ đồng) tỷ lệ giảm 11,1% trên tổng tài sản so với 2010 (TSNH giảm 17,6%; TSDH giảm 2%).

Năm 2012 tổng tài sản của Tập đoàn là 11.473,43 tỷ đồng giảm mạnh so với năm 2011 (trong đó TSNH 5.489,35 tỷđồng, TSDH 5.984,08 tỷđồng) tỷ lệ giảm 18,75% trên tổng tài sản so với 2011 (TSNH giảm 24,98%; TSDH giảm 12%).

Năm 2013 tổng tài sản của Tập đoàn là 12.567,78 tỷ đồng tăng so với năm 2012 (trong đó TSNH 5.987,25 tỷđồng, TSDH 6.580,53 tỷđồng) tỷ lệ tăng 9,54 % trên tổng tài sản so với 2012 (TSNH tăng 9,07%%; TSDH tăng 9,97%) nguyên nhân tăng là do kinh tế trong nước và thế giới đã dần phục hồi ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế nước ta, điều đó đã tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Biểu 2.5 Tình hình biến động về tài sản tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam qua các năm (tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam)

* Ngun vn ca Tp đoàn Dt - May Vit Nam:

Nhìn chung nguồn vốn của Tập đoàn có sự biến động qua các năm, cụ thể:

Năm 2008 nguồn vốn của Tập đoàn là 12.316,23 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 7.709,85 tỷđồng, vốn CSH là 3.757,6 tỷđồng, lợi ích cổđông thiểu số 848,78 tỷ đồng); Năm 2009 nguồn vốn của Tập đoàn là 13.345,0 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 7.991,14 tỷ đồng, vốn CSH là 4.093,84 tỷ đồng, lợi ích cổ đông thiểu số 1.260,02 tỷ đồng) tỷ lệ tăng 8,35% trên tổng nguồn vốn so với 2008 (Nợ

phải trả tăng 3,65% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 8,95%, lợi ích cổ đông thiểu số tăng 48,45%). Năm 2010 nguồn vốn của Tập đoàn là 15.884,60 tỷđồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 9.858,90 tỷ đồng, vốn CSH là 4.351,67 tỷđồng, lợi ích cổ đông thiểu số 1.674,03 tỷ đồng) tỷ lệ tăng 19% trên tổng nguồn vốn so với 2009 (Nợ phải trả tăng 23,4% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 6,3%, lợi ích cổ đông thiểu số tăng 32,85%).

Nguồn vốn của Tập đoàn tăng trong những năm vừa qua là do Tập đoàn đã có chiến lược kinh doanh phù hợp với khả năng và trình độ của toàn Tập đoàn. Xu thế toàn cầu hóa và chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho Tập đoàn mở rộng thị trường trong và ngoài nước, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn trên thị trường.

Mặt khác, từ 2011 đến 2013 nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam giảm sút, đặc biệt thị trường EU làm cho nguồn vốn của Tập đoàn giảm so với năm 2010 cụ thể như sau:

Năm 2011 nguồn vốn của Tập đoàn giảm xuống còn 14.120,77 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 8.019,16 tỷ đồng, vốn CSH là 4.772,56 tỷđồng, lợi ích cổ đông thiểu số 1.329,05 tỷ đồng) tỷ lệ giảm 11,1% trên tổng nguồn vốn so với 2010 (Nợ phải trả giảm 18,66% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 9,67%, lợi ích cổ đông thiểu số giảm 20,6%).

Năm 2012 nguồn vốn của Tập đoàn giảm còn 11.473,43 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 5.610,86 tỷ đồng, vốn CSH là 5.255,17 tỷ đồng, lợi ích cổ đông thiểu số 607,40 tỷđồng) tỷ lệ giảm 18,75% trên tổng nguồn vốn so với 2011 (Nợ phải trả giảm 30,3% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 9,5%, lợi ích cổ đông thiểu số giảm 54,5%);

Năm 2013 nguồn vốn của Tập đoàn giảm còn 12.567,78 tỷđồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 6.245,14 tỷđồng, vốn CSH là 5.584,1 tỷđồng, lợi ích cổđông thiểu số

738,54 tỷđồng) tỷ lệ 9,54% trên tổng nguồn vốn so với 2012 (Nợ phải trả tăng 11,3% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 6,26%, lợi ích cổđông thiểu số tăng 21,6%).

Biểu 2.6: Sự biến động về nguồn vốn tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam qua các năm (tỷ đồng)

(

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam)

Kết quả trên cho thấy vốn và nguồn vốn của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam có sự biến động nhất định qua các năm, sự biến động này một phần do khó khăn từ kinh tế trong nước và tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Song đểđạt được những thành tựu trên đòi hỏi lãnh đạo Tập đoàn phải có những bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng hiện có của mình trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 80 - 83)