Biện pháp 6: Huy động mọi nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoà

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết Quản lý sự thay đổi trong quản lý thực hiện phương pháp dạy học ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 84 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6.Biện pháp 6: Huy động mọi nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoà

nhà trường để đảm bảo cho hoạt động đổi mới PPDH

a. Mục tiêu biện pháp

Nhân lực, vật lực và tài lực là các nguồn lực quan trọng trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động đổi mới PPDH nói riêng. Vì vậy huy động được mọi nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường vào hoạt động đổi mới PPDH sẽ giúp hỗ trợ, đảm bảo giai đoạn “thực hiện thay đôi'’ diễn ra thuận lợi.

b. Nội dung và cách thực hiện

- Tạo mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho hoạt động đổi mới PPDH.

- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách Nhà nước vào các hoạt động cải tạo CSVC, mua sắm trang TBDH tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH.

- Tăng cường huy động các nguồn ngoài ngân sách từ các đơn vị giáo dục nước ngoài, các trường bạn, từ các tố chức xã hội (Hội khuyến học, Hội cha mẹ học sinh...).

- Đẩy mạnh hoạt động GV tự tạo thiết bị, đồ dùng dạv học nhằm làm phong phú thêm về chủng loại và số lượng thiết bị đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH.

c. Điều kiện thực hiện

HT phải có kế hoạch cụ thể trong việc đầu tư CSVC cho nhà trường. Cán bộ quản lý phải nắm vững, các quy định của pháp luật trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính.

Việc sử dụng và quản lý CSVC của nhà trường phải có quy định rõ ràng và đảm bảo tuân thủ theo quy định.

Các biện pháp vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi đế cải thiện các khâu yếu trong quá trình QL thực hiện đôi mới PPDH của trường THCS TP Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đã nêu đều rất cần thiết trong quá trình QL đổi mới PPDH tại nhà trường. Chất lượng dạy học sẽ thực sự được nâng cao khi thực hiện đồng, bộ các biện pháp nên trên. Tuy nhiên cũng tùy vào điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường mà mỗi biện pháp được ưu tiên thực hiện ở một thời điểm khác nhau.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết Quản lý sự thay đổi trong quản lý thực hiện phương pháp dạy học ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 84 - 85)