Đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết Quản lý sự thay đổi trong quản lý thực hiện phương pháp dạy học ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 29 - 74)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.5.Đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới PPDH được tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau, tùy theo mỗi cách tiếp cận sẽ có những quan niệm khác nhau về đổi mới PPDH. Tuy nhiên có thể hiểu một cách chung nhất “ Đổi mới PPDH là cải tiến những hình thức và cách thức làm việc kém hiệu quả của GV và HS, sử dụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh, phù hợp với đặc điểm của HS, đặc điểm của môn học”.

Như vậy có thể hiểu đổi mới PPDH không phải là phủ định các PPDH truyền thống và tuyệt đối hóa các phương PPDH hiện đại. Trong đổi mới PPDH cần khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống, sử dụng chúng một cách hợp lí, có hiệu quả trong sự kết hợp hài hòa với các PPDH hiện đại. Đổi mới PPDH không phải là hoạt động đơn lập từ phía thầy- trò mà hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào tư duy, năng lực lãnh đạo của người quản lý trường học. Người HT có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, triển khai thực thi, kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trường. Những hoạt động chỉ đạo của HT ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trường như: hoạt động dạy học của GV và HS, viết sáng kiến kinh nghiệm, sử dụng thiết bị, ĐDDH, các hội giảng, thi GV giỏi, HS giỏi,… Như vậy, HT thường xuyên tác động đến hầu hết các mặt của hoạt động đổi mới PPDH, và sự tác động ấy không rời rạc, không thụ động mà cần chặt chẽ, chủ động, bao quát, trọng tâm vào mối quan hệ giữa các chủ thể dạy học.

1.3. Một số vấn đề cơ bản về vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THCS

1.3.1. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS

Đổi mới PPDH là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục của nước ta. Đây cũng là vấn đề cấp bách đang được Đảng, Nhà nước quan tâm

thể hiện trong hàng loạt các văn bản pháp lý quan trọng như các Nghị quyết Trung ương, Đại hội Đảng, trong Luật Giáo dục và Chiến lược phát triển giáo dục.

Điều 28 Luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ: PP giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng PP tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tìn cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh [21].

Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, một trong những giải pháp để phát triển giáo dục ở nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chính là “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục”. Để thực hiện giải pháp trên Đảng ta cũng đã xác định biện pháp là “tiếp tục đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. [7]

Thực tế, xã hội chúng ta đang không ngừng thay đổi, hội nhập kinh tế toàn cầu, điều này đòi hỏi phải xây dựng được lực lượng lao động “tư duy’ để phù hợp với thời đại mới. Trường học chính là nơi xây dựng và bồi dưỡng nguồn lực lao động đó. Nhu cầu xã hội thay đổi đã đặt ra yêu cầu cho nhà trường cần phải đào tạo được những học sinh có tri thức và kỹ năng thực hành. Vậy làm thế nào để có được những HS đáp ứng được yêu cầu đó của xã hội? chúng ta đều biết rằng việc học tập chỉ có kết quả khi người học phát huy được nội lực để phát triển chính mình. Nếu trong quá trình học tập HS không tích cực suy nghĩ, tự tìm tòi, không có sự nỗ lực cao để tự chiếm lĩnh tri thức, thì HS chỉ có thể tiếp thu được những gì thầy truyền thụ. Và như vậy người học khó có thể phát huy được tính chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo. Bên cạnh đó, nếu như bản thân người GV trong quá trình dạy học không tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của mình thì không đáp ứng nhu

cầu đồi hỏi của thực tiễn xã hội, không đáp ứng được nhu cầu của người học. Chính vì vậy đổi mới PPDH cũng là một trong những cách thức giúp người GV nâng cao trình độ năng lực sư phạm của bản thân, qua đó nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, nâng cao uy tín, vị thế của nhà trường.

1.3.2. Yêu cầu của việc đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH ở trường THCS

* Yêu cầu của việc đổi mới PPDH

Đổi mới PPDH không phải là thay đổi toàn bộ PPDH đã có, mà phải trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của PPDH hiện nay, từng bước áp dụng những PPDH tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại nhằm thay đổi cách thức dạy học, thay đổi PP học tập của HS, chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từng bước chuyển dần PPDH theo hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học. Bởi vậy, ở trường THCS yêu cầu đổi mới PPDH là:

+ Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS; dạy học kết hợp giữa học tập cá nhân với học tập hợp tác, giữa hình thức cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp.

+ Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS và HS. + Dạy học chú trọng đến rèn luyện các kỹ năng, năng lực, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.

+ Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện PP tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin cho HS.

+ Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, TBDH được trang bị hoặc do GV tự làm, đặc biệt lưu ý đến ứng dụng của công nghệ.

+ Dạy học chú trọng đến đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.

+ Đối với người học cần tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn…

Có thể nói, hoạt động đổi mới PPDH diễn ra rất dài lâu, là hoạt động sáng tạo hàng ngày của cả thầy và trò, vì vậy để đảm bảo đổi mới PPDH có kết quả, phải có định hướng đúng.

* Yêu cầu của quản lý thực hiện đổi mới PPDH trong trường phổ thông Trong QL thực hiện đổi mới PPDH ở trường THCS, người QL phải hiểu rõ các văn bản chỉ đạo đổi mới PPDH của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và phổ biến đầy đủ các văn bản đó đến mọi cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường nhằm giúp mỗi GV hiểu rõ:

- Đổi mới giáo dục phổ thông nhằm hướng đến :

+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho người học. + Dạy học theo chuấn kiến thức và kỹ năng.

+ Đổi mới PPDH, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của HS. + Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng, chuẩn bị cho HS tiếp tục học bậc cao hơn hoặc tham gia lao động ngoài xã hội.

- Nguyên tắc đổi mới giáo dục phổ thông:

+ Quán triệt các mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các cấp học, bậc học.

+ Đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tiếp thu thành tựu giáo dục tiên tiến của thế giới.

+ Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xá hội hóa trong giáo dục.

+ Thực hiện đồng bộ đổi mới chương trình, SGK, PPDH với việc đổi mới về cơ bản phương pháp đánh giá, thi cử, đào tạo, bồi dưỡng GV, QL giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất...

- HT phải huy động các thành viên tham gia xây dựng kế hoạch dạy học hàng năm dựa trên các căn cứ khoa học. Trong nội dung kế hoạch phải chú trọng việc đổi mới PPDH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân công GV giảng dạy phù hợp đế phát huy tốt năng lực của GV trong quá trình dạy học.

- Trong chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường HT phải chú ý:

+ Hiểu, trình bày và giải thích được các định hướng đổi mới PPDH ở trường THCS để quán triệt đến tất cả các GV, nhân viên.

+ Chú trọng bồi dưỡng GV để họ có đủ năng lực cần thiết thực hiện đổi mới PPDH.

+ Đảm bảo các điều kiện cơ bản, cần thiết cho triển khai thực hiện đổi mới PPDH.

- HT thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH và kiểm tra phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu năm học, tổ chức được lực lượng kiểm tra (GV cốt cán, tổ trưởng chuyên môn, các GV trong cùng bộ môn, mời giáo viên dạy giỏi của trường bạn...) và kết hợp nhiều hình thức và phương pháp kiểm tra để đánh giá GV khách quan cũng như có những ý kiến tư vẫn kịp thời giúp GV điều chỉnh việc dạy học theo đúng yêu cầu đổi mới.

- HT cần chú trọng tạo động lực cho GV trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH:

+ HT theo sát, động viên, khích lệ, tạo mọi điêu kiện để GV thực hiện nhiệm vụ.

+ Khen thưởng kịp thời những GV có ý thức, trách nhiệm và thực hiện tốt công tác đổi mới PPDH.

+ Phê bình nhắc nhở những GV chưa tích cực đổi mới PPDH.

1.3.3. Nguyên tắc quản lý sự thay đổi

Trong thực tế, có những thay đổi mà ta không kiếm soát được nhưng ta lại làm chủ được phản ứng của chính mình. Chúng ta có thể lựa chọn hoặc là chuẩn bị trước, hoặc là đuổi theo sự thay đổi, hoặc chối bỏ chúng. Chối bỏ sự thay đổi cũng giống như việc cố làm dòng nước chảy ngược. Còn đuổi theo sự

thay đổi sẽ làm ta mất kiểm soát, mất phương hướng và không chủ động trước những thay đổi. Vì vậy HT phải là người khởi xướng, lôi kéo mọi người vào quá trình thay đổi, tạo sự tự chủ cho mọi người, thì họ mới thực hiện được quá trình thay đổi. Để QL thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường, HT cần tuân thủ một số nguyên tắc của quản lý sự thay đổi đó là:

- Phải xây dựng được lòng tin ở mọi người.

- Phải thay đổi bản thân trước khi yêu cầu người khác thay đổi. - Phải để mọi người làm chủ sự thay đổi.

- Thay đổi phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và khả năng QL của nhà quản lí và tố chức.

- Thay đổi phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển: đừng “phủ nhận sạch trơn” và coi trọng “lịch sử để lại”.

- Phải đảm bảo “cân bằng động” trong thực hiện sự thay đổi.

Theo các nguyên tắc này, HT phải chú ý để mọi GV được tham gia vào hoạch định kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH, đế họ được làm chủ sự thay đổi trên cơ sở trang bị cho họ những hiếu biết cần thiết về đổi mới PPDH trong trường phổ thông. Mặt khác HT cũng là một GV, nên HT phải thực hiện gương mẫu việc đổi mới PPDH, thực hiện tốt các giờ dạy bằng các PPDH tích cực để làm gương cho GV; chú ý xem xét các điều kiện cụ thể của nhà trường để có những định hướng và qui định rõ ràng việc thực hiện đổi mới PPDH.

Trong quản lý thực hiện sự thay đổi, sẽ không tránh khỏi những rào cản, điều cần thiết là HT phải sớm nhận ra những rào cản đó để tìm cách vượt qua. Phải coi đổi mới PPDH là một quá trình chứ không phải là một sự kiện, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện quá trình ấy. Học hỏi kinh nghiệm ở các trường học khác để thực hiện thành công hoặc tránh những sai lầm để không bị thất bại.

1.3.4. Nội dung quản lý thực hiện đổi mới PPDH ở trường THCS

Trong đổi mới PPDH, GV và HS là những chủ thể có vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học cũng như sự thành công của việc đổi mới

PPDH. Vì vậy, trọng tâm của quản lý đổi mới PPDH là QL hoạt động giảng dạy của GV, QL hoạt động học tập của HS. HT cần có các biện pháp quản lý thích hợp, tạo điều kiện thúc đẩy và đi tiên phong trong quá trình thực hiện đổi mới, GV phải được hướng dẫn và cung cấp phương tiện. QL thực hiện đổi mới PPDH trong trường phổ thông bao gồm những nội dung, trong đó có:

- QL xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy học bám sát các yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS: Trong đổi mới PPDH, HT cần phổ biến và tác động trực tiếp đến từng GV về những vấn đề cơ bản là quan trọng nhất. Ngoài ra, HT phải hướng dẫn GV quy trình xây dựng kế hoạch, giúp họ biết cách xác định mục tiêu đúng đắn và biết tìm ra các biện pháp để đạt các mục tiêu đã đề ra. Chương trình dạy học là một căn cứ pháp lý để Nhà nước tiến hành chỉ đạo và giám sát hoạt động dạy học của nhà trường. Đồng thời, nó cũng là căn cứ pháp lý để HT chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy và hiệu quả giảng dạy của GV.

- QL việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp: Soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp là lao động sáng tạo của người GV nhằm tìm tòi, suy nghĩ, lựa chọn, quyết định mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ), nội dung, phương tiện, phương pháp, hình thức lên lớp... của bài học phù hợp với các đổi tượng HS khác nhau.

- QL giờ lên lớp của GV: Giờ lên lớp của GV thể hiện năng lực, kinh nghiệm tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, sử dụng phương tiện, đồ dùng, PPDH; nghệ thuật sư phạm trong giảng dạy, giao tiếp, xử lý tình huống trong và ngoài dự kiến... nó giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học. HT theo dõi tình hình chất lượng dạy học qua thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy của GV, dự giờ thường xuyên và đột xuất, góp ý giờ dạy một cách cụ thể theo hướng đổi mới PPDH.

- QL việc GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng đổi mới PPDH: Các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả HS học tập trên lớp cùng với việc chấm chữa bài kiểm tra, kiểm tra học kỳ; xếp loại HS là không, thể

thiếu trong quản lý hoạt động của GV. Thông qua kết quả học tập của HS đế so sánh với mục tiêu, đánh giá chất lượng dạy học của GV và HS, rút ra kinh nghiệm trong công tác quản lý của HT cũng như để điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.

- Quản lý công tác bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH: GV có vai trò chủ chốt, quyết định chất lượng dạy học; do đó phải thường xuyên bồi dưỡng phấm chất và năng lực. HT cần tạo nên động lực của việc tự học, tự bồi dưỡng suốt đời của giáo viên, bằng việc xây dựng cơ chế quản lí, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho tự học, tự bồi dưỡng. Đồng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết Quản lý sự thay đổi trong quản lý thực hiện phương pháp dạy học ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 29 - 74)