- Các ý chính cần đạt:
B. CÁCH CHO ĐIỂM:
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT
ĐỢT 1
Năm học 2014-2015 Môn thi: Ngữ Văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,0 điểm)
“Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”.
Suy nghĩ của em được gợi lên từ hiện tượng tự nhiên trên. Câu 2: (2,0 điểm)
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
(Viễn Phương,Viếng lăng Bác) Câu 3: (5,0 điểm)
Hình ảnh trăng trong hai bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu và “Ánh trăng”của Nguyễn Duy”.
--- HẾT---
( Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh:……… ; Số báo danh: ………
UBND HUYỆN ... HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn thi: Ngữ Văn 9
Câu 1: (3,0 điểm) Ý / Phần Đáp án Điểm -Giới thiệu -Giải thích vấn đề -Bàn luận -Bài học
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận “Giữa một vùng…chùm hoa thật đẹp”
+Vùng sỏi đá khô cằn:nơi khó có sự sống của cây cối,chỉ sự khắc nghiệt của môi trường sống.
+Có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp: sự thích nghi,sức chịu đựng,sức sống,vẻ đẹp.
=>là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên có ý nghĩa chỉ sức chịu đựng,sức sống kì diệu,ý chí nghị lực bản lĩnh vươn lên trong cuộc sống của con người.
+Thực tế cuộc sống “vùng đất khô cằn” có thể là hoàn cảnh khó khăn,những gian nan vất vả,khắc nghiệt của cuộc sống.
=>đó là hoàn cảnh không thuận lợi cho con người sống,phát triển nhân cách,tài năng.
+Trước hoàn cảnh ấy,có những con người:
• Với những cố gắng phi thường,sự vươn lên không mệt mỏi đã tạo được thành công,dâng hiến cho đời những gì cao đẹp,ý nghĩa
• Đã chán nản,bi quan,buông xuôi bất lực dẫn đến thất bại trong cuộc sống.
- Con người với vẻ đẹp của ý chí nghị lực luôn vươn lên chiến thắng hoàn cảnh là niềm tự hào ngưỡng mộ của chúng ta.Chúng ta khâm phục họ và luôn coi hoàn cảnh khó khăn là môi trường để tôi luyện,rèn luyện mình trong cuộc sống
(0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (1đ) (0,5đ) Câu2 : (2,0 điểm) Ý/ phần Đáp án Điểm -Giới thiệu hai câu thơ trong bài Viếng lăng Bác của Viễn
Phương.
-Từ “mặt trời”trong hai câu thơ được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ.Tác giả đã dùng từ “mặt trời” để chỉ Bác Hồ.Đây không phải là hiện tượng một nghĩa gốc phát triển thành từ nhiều nghĩa.
-Tác dụng: ca ngợi công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam.Bác như mặt trời đem lại cuộc sống cho dân tộc ….
(0,5đ) (1đ) (0,5đ)
Ý/ Phần Đáp án Điểm a.Mở bài -Giới thiệu trăng là đề tài quen thuộc trong thơ ca.Hai
văn bản Đồng chí và Ánh trăng cũng có hình ảnh trăng. -Chủ đề của hai bài thơ không phải viết về trăng nhưng hình ảnh trăng vẫn neo đâu lại một khoảnh khắc đáng nhớ đáng yêu trong lòng người đọc.
0.5đ
b.Thân bài -Giới thiệu về hình ảnh trăng trong hai bài
+Trăng trong bài “Đồng chí” : là hình ảnh thiên nhiên đẹp lại biểu tượng cho sự lãng mạn,hòa bình,cho cuộc sống đất nước,quê hương,xuất hiện ở câu kết “Đầu súng…”
+Trong bài “Ánh trăng” : như một người bạn tri ân,tri kỉ gợi nhắc con người về thái độ lối sống tình cảm đối với những tháng năm quá khứ gian lao nghĩa tình,đối với thiên nhiên đất nước.
- Điểm giống nhau:
+ Đều là những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp trong sáng đều là người bạn tri ân tri kỉ đối với con người trong lao động,chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.
- Điểm khác nhau:
*Trăng trong bài “Đồng chí”
+Trăng là biểu tượng đẹp của tình đồng chí keo sơn gắn bó trong cuộc chiến đấu gian khổ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
+Là biểu tượng của lãng mạn,là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình,hình ảnh đất nước quê hương.
+Là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ bình tĩnh lạc quan dũng cảm lãng mạn
+Trăng chỉ hiện ra trong chốc lát, soi rọi vào phần tươi đẹp của thiên nhiên đất nước, của lí tưởng sống tốt đẹp của con người
*Trăng trong bài “Ánh trăng”
+Trong quá khứ : gắn với tuổi thơ hạnh phúc và là người bạn chiến đấu
+ Trong hiện tại : là người dưng đột ngột gặp lại trong một đêm thành phố mất điện khiến nhà thơ giật mình day dứt về cách sống hiện tại của mình, nhắc nhở con người không được lãng quên quá khứ, phải sống ân nghĩa thủy chung.
+ Trăng gắn bó suốt cả cuộc đời con người từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Trăng soi rọi vào chính phần phản diện của cuộc đời vào góc khuất của tâm hồn con người để thức tỉnh con người.
(1,5đ)
(0.5đ)
(2đ)
Kết bài Hình ảnh trăng được viết ở hai thời kì khác nhau nhưng đều là những hình tượng đẹp để lại những niềm
cảm xúc dạt dào mà sâu lắng trong lòng người đọc.
UBND HUYỆN ...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆNĐỢT 1 ĐỢT 1
Năm học 2014-2015 Môn thi: Ngữ Văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút(không kể thời gian phát đề)
Câu 1:(2,0 điểm)
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau : “Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 2:(3,0 điểm)
“Mỗi ngày ta chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười”
Từ nội dung trên hãy viết một bài văn với chủ đề: “Niềm vui trong cuộc sống”
Câu 3: (5,0 điểm)
Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kì chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất đẹp đẽ của người lính cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng độc đáo.
Qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung vấn đề trên.
--- HẾT---
( Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
UBND HUYỆN ... HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn thi: Ngữ Văn 9
Câu 1:(2,0 điểm) Ý/Phần Đáp án Điểm -Giới thiệu: -Chỉ ra được các biện pháp tu từ: -Tác dụng
-Giới thiệu được hai câu thơ trích Truyện Kiều-miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
+Nhân hóa : hoa cười ngọc thốt hai từ cười và thốt là những từ ngữ chỉ hành động của con người.
+Ẩn dụ: hoa cười ngọc thốt là hình ảnh ẩn dụ ngầm so sánh nụ cười tươi như hoa tiếng nói trong như ngọc. +So sánh : mây thua nước tóc ,tuyết nhường màu da. - Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân, đó là vẻ đẹp của sự hòa hợp nên ngầm dự báo cuộc đời Thúy Vân sẽ êm đềm hạnh phúc. (0,5đ) (1đ) (0,5đ) Câu 2: (3,0 điểm) -Giải thích nội dung của lời ca
+Cuộc sống là sự đan xen giữa những niềm vui và nỗi buồn,hạnh phúc và đau khổ.Con người cần phải biết lựa chọn thái độ sống và chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn của mình.
+Sự lựa chọn niềm vui là một phương châm sống.Niềm vui có thể đơn giản chỉ là việc ngắm nhìn một bông hoa đẹp,nhận một nụ cười của người khác. Đó là niềm vui bình dị trước cuộc đời mà chỉ những tâm hồn nhạy cảm tinh tế những tấm lòng nhân hậu bao dung mới có thể cảm nhận được. (1đ) -Suy nghĩ về niềm vui trong cuộc sống
+Niềm vui là những điều mang lại cảm xúc vui vẻ hạnh phúc hân hoan sung sướng cho con người trong cuộc sống. Niềm vui không hẳn là những điều to tát lớn lao mà có thể chỉ là những điều nhỏ bé giản dị quen thuộc.
+Biết trân trọng những hạnh phúc nhỏ bé trọn vẹn với niềm vui giản dị là chúng ta đã biết sống ý nghĩa.
Đó là bài học về cách sống của con người.
(1đ)
-Liên hệ Cần biết trân trọng những niềm vui giản dị đời thường trong cuộc sống. Đó là cơ sở cho những niềm vui hạnh phúc lớn lao.
Phải luôn học tập rèn luyện bản thân để có thái độ sống 1đ)
tích cực.
Câu 3: (5,0 điểm)
a) Mở bài
- Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ là hình tượng trung tâm của nền văn học Cách mạng, nguồn cảm hứng lớn của thơ ca chống Pháp và chống Mĩ
- Hai tác giả Chính Hữu và Phạm Tiến Duật có hai tác phẩm tiêu biểu về người lính. Đó là bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
->Nêu vấn đề “ Vừa mang phẩm chất chung đẹp đẽ của người lính cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng độc đáo”
(1đ)
b) Thân bài
* Đặc điểm giống nhau : Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung.
+ Yêu quê hương đất nước, thắm thiết tình đồng đội chiến đấu cho một lý tưởng cao đẹp
(Dẫn chứng : . Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính . xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim…)
+ Dũng cảm bất chấp khó khăn coi thường thiếu thốn hiểm nguy vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ. Tất cả những khó khăn gian khổ thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức trân thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ. Các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “ chờ giặc tới” , “ung dung nhìn thẳng”.
+lạc quan tin tưởng : cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính.Từ “ miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mĩ đều thể hiện tinh thần lạc quan khí phách anh hùng.
* Nét riêng khác biệt
- Người lính trong bài Đồng Chí
+ Những con người mộc mạc , bình dị , chất phác , ra đi từ những luống cày, thửa ruộng , đi từ những miền quê nghèo khó.
+ Những người nông dân mặc áo lính vượt lên những gian khổ , thiếu thốn , tình đồng chí thiêng liêng hòa quyện với lý tưởng rực sáng trong tâm hồn .
“súng bên súng đầu sát bên đầu- đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ- Đồng chí!”
1đ
->vẻ đẹp của người lính bước lên từ đồng ruộng , tiêu biểu cho vẻ đẹp của anh bộ đội cụ hồ trong cuộc kháng chiến chống pháp .
- Người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:
+ Đậm chất ngang tàng , ngạo nghễ , tâm hồn phóng
khoáng , trẻ trung , tinh nghịch , yêu đời của người lính lái xe chống Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa . + Đó là thế hệ những người lính có học vấn có bản lĩnh chiến đấu , có tâm hồn nhạy cảm , có tính cách riêng mang chất “ lính” đáng yêu .Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng . “ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước - chỉ cần trong xe có một trái tim”
->nét riêng ấy đã thể hiện sự phát triển trong nhận thức, khám phá của các nhà thơ về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ. Đó là sự trưởng thành của người lính đi qua 2 cuộc trường chinh và là sự lớn lên về tầm vóc dân tộc được tôi luyện trong lửa đạn chiến tranh.
1đ
Kết bài -Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ được ghi lại trong 2 bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam 2 gương mặt đẹp đáng yêu của người lính trong 2 thời kì lịch sử .
- Hai bài thơ ở hai giai đoạn văn học khác nhau nhưng đều hoàn thành 1 cách xuất sắc sứ mệnh thi ca sau cách mạng tháng Tám ,thể hiện nhân vật trung tâm của thời đại một cách cao đẹp và mang dấu ấn sáng tạo tạo nghệ thuật của các nhà thơ . 1đ UBND HUYỆN ... PHÒNG GD VÀ ĐT ... KỲ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆNĐỢT 1 Năm học 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (2 điểm ):Đọc ngữ liệu sau , chỉ ra và phân tích ngắn gọn ý nghĩa của những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại :
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố , Mày có viết thư chớ kể này kể nọ ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên ! “ (Bằng Việt, Bếp lửa)
Câu 2 (3 điểm): Vẻ đẹp của hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ sau:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
( Tế Hanh, Quê hương)
Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng,
( Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
Câu 3 (5.0 điểm)
Sự vận động của cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) qua đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
———————————- Hết ———————————- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN Môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề.
* Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1: ( 2,0 điểm)
- Lời của người bà đã không tuân thủ phương châm hội thoại về chất ( nói không đúng sự thật về tình cảnh gia đình) (1 điểm)
- Người bà cố tình nói không đúng vì muốn con yên tâm công tác; qua đó ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu , sự hi sinh thầm lặng mà to lớn của những người ở hậu phương đối với tiền tuyến trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc (1 điểm) Câu 2: (3 điểm)
a, Yêu cầu về kỹ năng:
- Trên cơ sở có sự hiểu biết về đoạn thơ, qua việc chỉ rõ những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc, HS viết thành bài văn cảm thụ ngắn có bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của hình ảnh "cánh buồm ".
- Kết hợp bình, cảm thụ về nội dung và nghệ thuật.
- Lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả.
b, Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể có các cách làm bài khác nhau, nhưng cơ bản phải trình bày được những ý sau:
- Điểm riêng:
* Trong thơ Tế Hanh:
+ Biện pháp nghệ thuật so sánh được Tế Hanh sử dụng thành "Cánh buồm" với "mảnh hồn làng". Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và kỳ vĩ, là linh hồn của quê hương . Điều đó cho thấy những hy vọng mưu sinh, niềm tin vào cuộc sống của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm . Sự tinh tế của nhà thơ một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với quê hương làng xóm. (0.5 điểm)
+Biện pháp nhân hóa: Cánh buồm rướn thân làm cho con thuyền như có sức sống, mang hơi thở của con người. Nó trở nên gắn bó thân thiết với con người, là người bạn đồng hành của người làng chài. Đồng thời gợi tả vẻ đẹp khỏe khoắn, dũng mãnh của con người lao động. (0.5 điểm.)
* Trong thơ Huy Cận:
+ Hình ảnh “Buồm trăng" được xây dựng trên sự quan sát rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận. ( Thực: Từ xa nhìn lại, trên biển, thuyền đi vào ánh sáng của vầng trăng. Lãng mạn: Vầng trăng trở thành cánh buồm…). Đây là hình ảnh thơ bay bổng, biện pháp nói quá làm cho con thuyền trở nên kì