HƯỚNG DẪN CHẤM Câu1.(2điểm):

Một phần của tài liệu bộ đề và đáp án chọn học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 cấp huyện (Trang 35 - 38)

3. Kết bài (0,5điểm)

HƯỚNG DẪN CHẤM Câu1.(2điểm):

Câu1.(2điểm):

A. Yêu cầu: Học sinh có thể trình bày theo những cách cảm nhận khác nhau, nhưng bài làm cần đạt được các ý cơ bản sau:

- Ba câu đầu, tác giả sử dụng nghệ thuật điệp ngữ: cùng, thấy, ngàn dâu... tạo nên âm điệu nhịp nhàng, gợi ra sự triền miên vô tận như một dòng chảy không có điểm dừng. Từ láy toàn bộ " xanh xanh"gợi ra màu xanh mờ mờ, nhạt nhoà. Tất cả làm nên một bức tranh cảnh vật với không gian rộng lớn trải dài một màu xanh man mác. Người đọc như thấy hiển hiện sự nhỏ nhoi, lạc lõng, cô đơn; sự bất hạnh vô vọng tới tột cùng của nhân vật trữ tình .

- Với câu hỏi tu từ, câu thơ cuối như một tiếng thở dài ngao ngán. Nỗi buồn tủi, bất hạnh; nỗi sầu thảm đã dồn nén kết thành khối. Đó là nỗi buồn thương, bất

hạnh của tuổi xuân không được hưởng hạnh phúc, nỗi xót xa cho hanh phúc dang dở...

-Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cổ điển đặc sắc, bốn câu thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tâm trạng sầu thương, buồn nhớ và oán hận chiến tranh của người vợ trẻ có chồng đi chinh chiến . Đồng thời đó cũng là tiếng nói cất lên từ trái tim tan vỡ vì đau khổ; bày tỏ khát vọng được sống trong hoà bình, tình yêu và hạnh phúc...

B. Thang điểm:

- Điểm 2: Bài làm cơ bản đạt được những yêu cầu trên.

- Điểm 1: Bài làm đạt được những yêu cầu về kiến thức, về kỹ năng có thể còn mắc một vài sai sót.

Câu2.(2điểm):

A. Yêu cầu:

I. Về kỹ năng:

- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.

- Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục. - Viết thành bài văn ngắn.

II. Về kiến thức: Đề bài yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tình yêu thương. Các em cũng cần trình bày được một số ý cơ bản sau: - Tình yêu thương: tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Theo nghĩa hẹp (là tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn…); theo nghĩa rộng (là tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước...).

- Những biểu hiện của tình yêu thương: sự quan tâm, chở che, đùm bọc, sự dạy dỗ, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương, đất nước.

- Ý nghĩa to lớn của tình yêu thương (ý chính): con người không thể sống mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương tạo nên sự thân ái, đoàn kết trong cộng đồng...

- Nêu phương hướng, trách nhiệm của bản thân.

Trong bài viết, học sinh có thể so sánh, liên hệ với thực tế (đặc biệt là liên hệ ý nghĩa của tình yêu thương với truyền thống nhân đạo của dân tộc) để bài viết thêm sâu sắc và thuyết phục.

B. Thang điểm:

- Điểm 2: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.

- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, còn mắc lỗi về diễn đạt, về hình thức.

- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

Câu3.(6điểm):

A. Yêu cầu:

I. Về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài , biết cách làm bài văn nghị luận văn học, có bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, không mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp.

II. Về nội dung: HS có thể sắp xếp và trình bày theo nhiều cách khác nhau, đôi chỗ có những cảm nhận riêng nhưng cần bám sát tác phẩm, tránh suy diễn tuỳ tiện và có sức thuyết phục người đọc. Làm nổi bật những ý sau làm nổi bật những ý sau:

1. Giải thích: Tinh thần yêu nước là lý tưởng cao đẹp, là tinh thần kháng chiến sôi nổi , tin tưởng vào sự thăng lợi của cả dân tộc ; là tình yêu làng quê sâu sắc; là tinh thần lạc quan hăng say lao động, khao khát được sáng tạo, được cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

2. Chứng minh:

* Khẳng định: tinh thần yêu nước là một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. Tinh thần đó được kế thừa và phát huy sâu sẳc trong từng hoàn cảnh cụ thể và được thể hiện sinh động cao đẹp trong từng tác phẩm thơ văn, đặc biệt là trong các văn bản Đồng chí của Chính Hữu;

Làng của Kim Lân ; Bài thơ về tiểu đội xe không kính –Phạm Tiến Duật; Đoàn thuyền đánh cá -Huy Cận và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

* Tinh thần yêu nước của dân tộc ta luôn sôi nổi, mạnh mẽ khi có giặc ngoại xâm. Trước tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, biết bao thanh niên sẵn sàng tạm biệt những gì thân thuộc để ra đi chiến đấu (Đồng chí). Tuy cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng họ vẫn sát cánh bên nhau, chiến đấu lạc quan tin tưởng (Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

* Tinh thần yêu nước thể hiện ở tình yêu quê hương mãnh liệt (Làng) * Tinh thần lao động hăng say, phấn khởi, lạc quan của người dân khi làm chủ cuộc đời (Đoàn thuyền đánh cá)

* Yêu nước, mỗi con người Việt Nam đều khao khát được cống hiến nhiều hơn cho đất nước (các nhân vật trong Lặng lẽ Sa Pa)

* Khẳng định: Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp. Tinh thần ấy là sức mạnh thần kì để dân tộc ta chiến thắng bao kẻ thù xâm lược. Và ngày nay trong hoà bình, tinh thần đó tạo thành động lực để cả dân tộc hăng say xây dựng đất nước giàu mạnh hơn.

B. Thang điểm:

- Cho 6 điểm: Đáp ứng những yêu cầu trên

- Cho 4, 5 điểm: Cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú, có thể mắc một số lỗi nhỏ.

- Cho 3 điểm: Đáp ứng một nửa yêu cầu, dẫn chứng chưa thật đầy đủ

- Cho 2 điểm: Chưa nắm được nội dung yêu cầu, hoặc hiểu không đúng nội dung, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế, bố cục lộn xộn, mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Cho 0, 1 điểm: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp * Giám khảo tuỳ theo bài viết của học sinh để cho điểm hợp lý.

Phßng GD & §T L¬ng Tµi Tr

êng THCS ThÞ TrÊn Thøa §Ò 1

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) ---

Câu 1 (2đ): Giải nghĩa và phân tích giá trị biểu cảm của từ đi trong các câu

thơ sau:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi (1) hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

(Con cò – Chế Lan Viên) Ta đi (2) trọn kiếp con người

Vẫn không đi (3) hết mấy lời mẹ ru.

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)

Câu 2 (2đ): Xác định và phân tích giá trị thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có

trong đoạn thơ:

Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - SGK Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 3 (6đ): Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về người nông dân trước

Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao và “Làng” của Kim Lân.

--- Hết ---

( Đề bài có một trang)

Phßng GD & §T L¬ng Tµi Tr

êng THCS ThÞ TrÊn Thøa

Một phần của tài liệu bộ đề và đáp án chọn học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 cấp huyện (Trang 35 - 38)