MÔN: NGỮ VĂN

Một phần của tài liệu bộ đề và đáp án chọn học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 cấp huyện (Trang 65 - 70)

- Các ý chính cần đạt:

MÔN: NGỮ VĂN

B. CÁCH CHO ĐIỂM:

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (2 điểm )

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

(Viếng lăng Bác-Viễn Phương)

Hãy cho biết từ "Mặt trời" trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không?Vì sao?

“ – Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” (SGK Ngữ văn 9, tập I, trang 48) Ý nghĩa của lời thoại trên trong “Chuyện người con gái Nam Xương”-

Nguyễn Dữ? Câu 3 (6.0 điểm):

“Lặng lẽ Sa Pa” ( Nguyễn Thành Long) và “ Đoàn thuyền đánh cá” ( Huy Cận) là bài ca ca ngợi những con người lao động mới: có lẽ sống cao đẹp, đang cống hiến hết mình cho Tổ quốc.

Em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ nhận định trên. ______________________________Hết____________________________

(Đề thi gồm có một trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN Môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 150 phút A. YÊU CẦU CHUNG

- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề.

* Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số B. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 ( 2,0 điểm):

- Từ "Mặt trời" trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng ẩn dụ.(1điểm)

- Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa .( 0,5điểm)

- Vì sự chuyển nghĩa của từ “ mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.(0,5điểm)

Câu 2: ( 2,0 điểm)

Học sinh có thể làm theo những cách khác nhau nhưng phải nêu được các ý sau: - Đây là lời thoại của nhân vật Vũ Nương nói với Trương Sinh trong cảnh trở về ở phần kết “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ (0,25điểm)

- Ý nghĩa của lời thoại:

+ Khẳng định và hoàn thiện vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: trọng ơn nghĩa, bao dung độ lượng và khao khát được phục hồi danh dự. (1,0 điểm)

+ Góp phần tạo nên một kết thúc vừa có hậu vừa mang tính bi kịch: mặc dù Vũ Nương được giải oan nhưng sự mất mát của nàng thì không thể bù đắp được. (0,5 điểm)

+ Góp phần tố cáo xã hội phong kiến bất công, không cho con người có quyền được sống hạnh phúc nơi trần thế. (0,25 điểm)

* Cách cho điểm: Thí sinh trình bày được các ý như trên, lí giải rõ ràng, chính xác; diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi về dùng từ, viết câu cho 2 điểm. Giám khảo căn cứ vào mức độ đạt yêu cầu của thí sinh để cho các điểm dưới 2. Câu 3. (6.0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm sáng tỏ một nhận định.

- Bố cục phải rõ ràng ,chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn. 2. Yêu cầu về kiến thức:

- Dẫn dắt vấn đề một cách trôi chảy, ấn tượng, khái quát được vẻ đẹp chung của những con người lao động . Trích y kiến

- Làm sáng tỏ vẻ đẹp của con người lao động có lẽ sống cao đẹp: sống có lí tưởng, hi sinh thầm lặng vì Tổ quốc; lao động hăng say, miệt mài, khẩn trương … +Anh thanh niên: Nhận thức được trách nhiệm của mình với đất nước, anh hăng hái hưởng ứng phong trào “ Thanh niên ba sẵn sàng” xung phong lên miền núi công tác. Anh sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, nơi ấy chỉ có mây mù và cây cỏ. Anh hiểu rõ tầm quan trọng công việc của mình góp vào dự báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Vì vậy, anh làm việc đầy tinh thần trách nhiệm, kỉ luật. Anh chưa một lần bỏ “ ốp”, dù đêm khuya giá ret. Anh yêu và say mê công việc. Chính vì thế, có lần anh phát hiện ra đám mây khô giúp không quân ta hạ được bao nhiêu máy bay địch trên cầu Hàm Rồng. ( Dẫn chứng và phân tích)

+ Ông kĩ sư vườn rau ngồi hàng giờ rình xem cách ong thụ phấn để rồi tự tay mình thụ phấn để cho rau su hào được nhiều hơn ,ngon hơn …Ông góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế đất nước. (Dẫn chứng và phân tích) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Người cán bộ nghiên cứu bản đồ sét cũng sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư của đời mình , 11 năm mà không dám xa cơ quan một ngày, mải mê trên hành trình vẽ bản đồ sét cho đất nước…(Dẫn chứng và phân tích)

+ Cô kĩ sư trẻ vừa ra trường, cũng nhận thức được trách nhiệm của mình từ bỏ mối tình nhạt nhẽo xung phong lên miền núi công tác. (Dẫn chứng và phân tích) + Những người ngư dân vùng biển Quảng Ninh: Làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ, lao động hăng say, khẩn trương góp phần nâng cao năng suất lao động: Sau một ngày làm việc vất vả, khi màn đêm buông xuống, họ lại ra khơi đánh cá. Suốt một đêm lao động hăng say, miệt mài trên biển họ đã mang về đầy khoang thuyền hải sản. Rồi họ lại tiếp tục một ngày lao động mới khi bình minh vừa lên. Có thể nói “ một người làm việc bằng hai” để góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước, giải phóng miền Nam. (Dẫn chứng và phân tích)

- Những con người lao động trên khắp mọi miền Tổ quốc: từ miền núi cao đến vùng biển cả; họ ở mọi lứa tuổi khác nhau; công việc khác nhau. Song họ có chung một mục đích, một lí tưởng sống cao đẹp là cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Họ là những con người luôn tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc, hi sinh quyền lợi của cái riêng ,mà vì cái chung, vì độc lập tự do vì hạnh phúc của nhân dân. Họ góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc đem lại thành công cho con đường xây dựng CNXH.

- Khái quát vấn đề và liên hệ bản thân 3. Biểu điểm:

- Điểm 5-6: Bài làm đạt được những yêu cầu trên , có tính sáng tạo, văn viết mạch lạc,cảm xúc ,trong sáng

- Điểm 3-4: Bài viết phân tích được những đặc điểm riêng nhất của các nhân vật; biết nhận xét, đánh giá nhân vật; làm nổi rõ vấn đề; Bài viết có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, , giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt.

- Điểm 1-2: Bài viết giới thiệu một cách chung chung về nhân vật; phân tích không sâu; không biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều.

- Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp.

Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.

PHÒNG GD & ĐT ... ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

TRƯỜNG THCS LÂM THAO NĂM HỌC 2014-2015 MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2.5 điểm)

“ Mỗi ngày ta chọn một niềm vui Chọn những bông hoa và những nụ cười”.

(Mỗi ngày một niềm vui - Trịnh Công Sơn) Từ nội dung trên, viết một bài luận với chủ đề: Niềm vui trong cuộc sống.

Câu 2: (2,5 điểm)

Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương trong truyện “Người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ)

Câu 3: (5 điểm)

Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật của thi hào Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều em đã học và đọc thêm.

---Hết--- (Đề có 01 trang)

Hướng dẫn châm môn Ngữ Văn lớp 9 – HSG Câu 1: (2,5đ)

Một phần của tài liệu bộ đề và đáp án chọn học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 cấp huyện (Trang 65 - 70)