HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1.(2 điểm):

Một phần của tài liệu bộ đề và đáp án chọn học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 cấp huyện (Trang 31 - 35)

3. Kết bài (0,5điểm)

HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1.(2 điểm):

A. Yêu cầu: Học sinh cần thể hiện một số yêu cầu sau:

* Trong đoạn thơ: Tác giả đã sử dụng liên tiếp một loạt từ láy: “nao nao”, “nho

nhỏ”, “dầu dầu”, “sè sè” vừa chính xác, tinh tế , vừa có tác dụng gợi cảm xúc

cho người đọc. * Các từ láy vừa gợi tả được hình ảnh sự vật, vừa thể hiện tâm trạng con người:

- Trong hai câu thơ đầu, hai từ láy “nao nao”, “nho nhỏ” đã gợi tả được cảnh sắc mùa xuân lúc chị em Thúy Kiều du xuân trở về . Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân , rất êm dịu: một nhịp cầu nho nhỏ, xinh xinh, một khe nước nhỏ. Cử động cũng rất nhẹ nhàng: dòng nước uốn quanh. Một bức tranh thật tĩnh lặng nhuốm đầy tâm trạng. Chính việc sử dụng từ láy “nao nao” đã gợi được cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước uốn quanh “nao nao” như báo trước sau ngay lúc này thôi, Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “phong tư tài mạo tót vời” – Kim Trọng.

- Ở hai câu thơ sau, dường như cảnh vật đã thay đổi hẳn nhuốm một màu sắc thê lương , u ám:

Sè sè nắm đất bên đường

Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh

Hai từ láy “sè sè”, “dầu dầu” vừa gợi được hình ảnh một nấm mồ quá thấp , nhỏ bé, lẻ loi, đơn độc , lạc lõng giữa ngày lễ tảo mộ; một nấm mộ chôn cất vội vàng qua quýt , không ai chăm sóc. Thật tội nghiệp và đáng thương cho thân phận người nằm dưới mộ. Bức tranh cảnh vật sao mà thê lương , ảm đạm đến thế. Chính hai từ láy “sè sè”, “dầu dầu” đã nhuốm màu sắc u ám lên cảnh vật, chuẩn bị cho sự xuất hiện những hình ảnh của “âm khí nặng nề” trong những câu thơ tiếp theo.

B. Thang điểm:

- Điểm 2: Bài làm cơ bản đạt được những yêu cầu trên.

- Điểm 1: Bài làm đạt được những yêu cầu về kiến thức, về kỹ năng có thể còn mắc một vài sai sót.

Câu2.(2 điểm):

A. Yêu cầu:

I. Về kỹ năng:

- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.

- Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục. - Viết thành bài văn ngắn.

II. Về kiến thức: Học sinh có thể viết theo suy nghĩ độc lập của mình nhưng trên cơ sở một vài ý cơ bản sau:

- Đây là câu chuyện cảm động về tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ đối với những người bất hạnh, nghèo khổ. Câu chuyện thể hiện tình thương của gia đình nọ với ông lão mù, nghèo khổ và đặc biệt là tình thương của ông lão với những người khác bất hạnh hơn mình. Đối với ông lão những bộ quần áo cũ là món quà mà ai đó đã trao tặng cho mình nhưng món quà ấy còn quý giá hơn khi mà ông trao nó cho người khác- những người thực sự cần nó hơn ông. Trong con người bất hạnh nghèo khổ ấy là một tấm lòng nhân ái, sau đôi mắt mù lòa ấy là một tâm hồn trong sáng, cao đẹp. Đối với ông lão được giúp đỡ người khác như một bất ngờ thú vị của cuộc sống, là niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập tâm hồn.

- Bài học sâu sắc về tình thương:

+ Ngay cả khi phải sống cuộc sống nghèo khổ hay chịu sự bất hạnh thì con người vẫn cần biết quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh hơn mình và tình yêu thương giữa con người với con người là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp…

+ Được yêu thương, giúp đỡ người khác chính là niềm vui, nguồn hạnh phúc, ý nghĩa của sự sống và là cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn.

+ Đừng bao giờ thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác, đừng vì nghèo khổ hay bất hạnh mà trở nên hẹp hòi ích kỷ, sống trái với đạo lý con người: Thương người như thể thương thân.

- Xác định thái độ của bản thân: Đồng tình với thái độ sống có tình thương và trách nhiệm với mọi người, khích lệ những người biết mở rộng tâm hồn để yêu thương, giúp đỡ người khác. Phê phán thái độ sống cá nhân vị kỷ, tầm thường. B. Thang điểm:

- Điểm 2: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.

- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, còn mắc lỗi về diễn đạt, về hình thức.

- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

Câu3.(6điểm):

A. Yêu cầu:

I. Về kỹ năng:

- Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh văn học, bố cục ba phần rõ rệt, kết cấu hợp lí, cách sắp xếp luận điểm khoa học chặt chẽ.

- Lời văn diễn đạt rõ ràng, trong sáng, có cảm xúc. - Không mắc lỗi về chính tả, đặt câu, diễn đạt.

II. Về nội dung: Bài viết cần làm sáng tỏ những nội dung sau:

- Nêu khái quát hoàn cảnh xã hội giai đoạn nửa cuối thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 19: xã hội phong kiến suy tàn, cuộc sống của nhân dân khổ cực

1. Văn học thời kỳ này đã phơi trần thực chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị phong kiến

a. Tố cáo giai cấp thống trị pk sống xa hoa, lãng phí trên mồ hôi nước mắt của nhân dân

(dẫn chứng phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ)

b. Tố cáo giai cấp thống trị phong kiến bạc nhược, hèn nhát, thuần phục ngoại bang một các nhục nhã, phản bội Tổ quốc, hại nước, hại dân.

- Vua quan Lê Chiêu Thống trong hồi 14 Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái.

+ Cầu cứu quân Thanh, rước voi về giày mả tổ, là vua một nước mà phải chịu sự xỉ nhục của Tôn Sĩ Nghị.

+ Khi Quang Trung đánh tan quân Thanh thì Lê Chiêu Thống chạy trốn theo đuôi Tôn Sĩ Nghị lại bị hắn bỏ rơi phải chịu đói khát trong rừng.

c. Tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo tước đoạt quyền sống của con người, đặc biệt tước đoạt quyền sống của người phụ nữ. Đó là xã hội vô nhân đạo, xã hội của đồng tiền đã hủy diệt phẩm giá của người phụ nữ.

(phân tích dẫn chứng : nỗi khổ của gia đình Kiều, nỗi khổ của Kiều) 2. Đề cao quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ:

a. Đề cao hạnh phúc tình yêu nam nữ: tình yêu giữa Thúy Kiều- Kim Trọng tự do, trong sáng, xuất phát từ sự rung động của con tim vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến hẹp hòi, hà khắc.

b. Đề cao khát vọng công lý, công bằng trong xã hội (Truyện Kiều)

c. Đề cao vẻ đẹp người phụ nữ có vẻ đẹp hình thức, tài năng, có tâm hồn trong trắng, thủy chung, giàu hiếu thảo, đúc hi sinh:

Thúy Kiều, Thúy Vân trong Truyện Kiều. B. Thang điểm:

Giáo viên cần linh hoạt, tùy vào từng bài viết của học sinh để cho điểm hợp lý:

- Điểm 6: đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc, phong phú, diễn đạt trong sáng ( có thể còn có vài sai sót nhỏ). - Điểm 4,5: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt, còn mắc vài sai sót nhỏ.

- Điểm 3: đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật đầy đủ, phong phú nhưng vẫn làm rõ được các ý; Diễn đạt còn hạn chế, còn mắc các lỗi dùng từ, ngữ pháp.

- Điểm 1-2: Tỏ ra không hiểu đề, chỉ bàn luận chung chung không đúng tinh thần của đề bài.

* Giám khảo tuỳ theo bài viết của học sinh để cho điểm hợp lý.

UBND HUYỆN ...

PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1Năm học 2014-2015 Năm học 2014-2015

Môn thi: Ngữ văn- lớp 9

Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu1.(2điểm): Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:

" Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?..."

( Trích " Chinh phụ ngâm khúc" - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm )

Câu2.(2điểm): Viết một bài văn không quá 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em

Câu3.(6điểm): Nhận định về văn học Việt Nam 1945-1975 có ý kiến cho rằng:

Nội dung yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là đặc điểm nổi bật của văn học trong giai đoạn này.

Qua các tác phẩm Đồng chí (Chính Hữu), Làng (Kim Lân), Đoàn

thuyền đánh cá (Huy Cận), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

---

Một phần của tài liệu bộ đề và đáp án chọn học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 cấp huyện (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w