- Hoán dụ: + miền Nam (chỉ nhân dân miền Nam)
3. Vẻ đẹp riêng của từng nhân vật trong mỗi giai đoạn lịch sử: (2đ)
+ Lão Hạc sống trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám. Cuộc đời lão từ khi vợ chết, chịu nhiều cơ cực, đau khổ. Là người nông dân nghèo, một mình nuôi con. Cái nghèo đói làm cuộc đời lão càng thêm tăm tối, bất hạnh. Lão ân hận khổ sở vì không có tiền cho con lấy vợ. Lão lo tiền cho con, lo tiền làm ma cho mình lúc chết hơn là lo cho cuộc sống hàng ngày của mình. Lão chọn đến cái chết, một cái chết đau đớn, vật vã về thể xác (ăn bả chó tự tử) để giữ lương tâm và phẩm giá trong sạch của mình.
+ Ông Hai nghèo khổ trong kháng chiến chống Pháp. Cách mạng đã đem đến cho ông sự suy nghĩ và hành động mới. Được sống trong tự do, được làm chủ, thoát khỏi sự áp bức nặng nề của chế độ thực dân phong kiến. Ông hể hả, vui mừng tự tin và hiểu rõ trách nhiệm của mình trước làng xóm, trước cách mạng. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, một người nông dân thuần khiết như bao người nông dân Việt Nam khác mang trong mình tình yêu làng quê thật giản dị mà sâu sắc. Ông thường hay nói về nó, kể về nó với một tâm trạng háo hức say mê ... Và khi phải đi tản cư rồi, ông vẫn bồi hồi không yên, luôn lắng nghe tin tức ở cái làng thân yêu của mình trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Ông đã xấu hổ, đau xót, căm giận khi nghe tin làng mình theo Tây “cổ ông nghẹn đắng, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được” ... Và ông cũng thật hả hê, vui mừng, đi khoe khi được tin cải chính làng ông không theo Tây, làng ông bị tàn phá, nhà ông bị đốt. Nhưng đó là sự hi sinh mất mát đầy tự hào, mãn nguyện vì đó là làng kháng chiến, làng yêu nước. Ông vui mừng hả hê khi hiểu rõ sự tình... Hình ảnh một người nông dân gắn bó với quê hương, yêu làng, yêu cuộc sống, yêu nước, yêu Cụ Hồ và hăng hái kháng chiến...
=> Khái quát, mở rộng:(0,5đ) Người nông dân Việt Nam ở hai thời kỳ
đều mang những nét đẹp đặc trưng tiêu biểu cho truyền thống nông dân Việt Nam. Đó là phẩm chất cần cù chịu khó, chăm chỉ lương thiện và giàu lòng nhân ái. Yêu nước, yêu quê hương. Cả hai nhân vật ông Hai và lão Hạc đều là những nông dân nghèo, chưa có nhận thức đầy đủ về giai cấp trước Cách mạng. Sau Cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp, người nông dân dưới ánh sáng Cách mạng đã tin và đi theo Đảng, theo Cách mạng, tham gia kháng chiến . Vẻ đẹp ấy càng đẹp hơn bao giờ hết là tình yêu làng, yêu nước gắn với cách mạng và kháng chiến, không thoả hiệp với kẻ thù, không đội trời chung với kẻ thù là Việt gian và bọn Tây xâm lược.
c. KB: (0,5đ)
- Dù viết về người nông dân ở giai đoạn nào thì cả hai nhà văn đều làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của người nông dân: Cần cù, chăm chỉ, hiền lành, chất phác. Họ cũng là những con người giàu tình yêu thương, có lòng nhân ái đáng kính trọng...
- Vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của lão Hạc, ông Hai là vẻ đẹp tiêu biểu của những người nông dân xưa và nay. Cuộc đời người nông dân hôm nay đã thay đổi, đất nước phát triển, đời sống người nông dân vì thế cũng có nhiều đổi thay, tiến bộ... chúng ta thêm yêu quí và tự hào về những con người bình dị nhưng đã góp phần làm nên đất nước hôm nay.
Phßng GD & §T L¬ng Tµi Tr
êng THCS ThÞ TrÊn Thøa §Ò 2
§Ò THI HäC SINH GIáI CÊP HUYÖN n¨m häc 2014 -2015 Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) ---
Câu 1: (1đ): Viết đoạn văn trình bày ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn “Lặng lẽ
Sa Pa” của Nguyễn Thành Long?
Câu 2 (2 đ): Nhận xét về chi tiết kết thúc truyện “Chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ có ý kiến cho rằng: Vũ Nương đã trở về trong ánh sáng lung linh kì ảo của thế giới thần tiên, nhưng chính trong cái lung linh kì ảo đó vẫn tiềm ẩn những bi kịch. Ý kiến của em?
Câu 3: (2đ) Phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào’’
( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Câu 4: (5 điểm)
Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
--- Hết ---
( Đề bài có một trang)
Phßng GD & §T L¬ng Tµi Tr
êng THCS ThÞ TrÊn Thøa
NĂM HỌC: 2014-2015Môn: Ngữ văn 9 Môn: Ngữ văn 9 Câu 1 (1đ):
- HS phải trình bày bằng một đoạn văn theo đúng yêu cầu (tùy chọn cách viết đoạn)
- Các ý chính cần đạt:
Cụm từ “Lặng lẽ” được đảo đưa lên đâu câu: nhấn mạnh vẻ đẹp yên bình, thơ mộng, thanh tĩnh của vùng đất Sa Pa ...
Tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp của những con người lao động lặng thầm đang ngày đêm miệt mài cống hiến trí tuệ và cả tuổi thanh xuân cho quê hương, đất nước. Họ chính là những chiến sĩ vô danh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ...
Câu 2: (2đ):
HS phải trình bày được các ý cơ bản sau
- Vũ Nương trở về trên một chiếc kiệu hoa rực rỡ theo sau còn có 50 chiếc khác, cả một khúc sông sáng bừng lên trong cái lung linh kỳ ảo nhưng nàng chỉ thấp thoáng ở giữa dòng sông lúc ẩn lúc hiện với lời vĩnh biệt “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” rồi “trong chốc nát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến mất”.
- Tất cả chỉ là ảo ảnh, thế giới mà nàng sống chỉ là một thế giới siêu thực, đó chỉ là chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phúc thực sự đâu còn có thể làm lại được nữa.
- Với nàng chia ly là vĩnh viễn, chốn dương gian không bao giờ là nơi nàng lại có thể tìm được cái ấm áp của hạnh phúc gia đình … cũng không phải là nơi nương thân cho những tâm hồn đẹp đẽ cao thượng như Vũ Nương.
- HS đánh giá về XHPK, về tấm lòng của nhà văn …
Câu 3: ( 2đ) (HS trình bày bằng một đoạn văn):
- Đoạn thơ sử dụng hai biện pháp tu từ (1đ) + So sánh: “ Biển ” được so sánh với “ lòng mẹ”
+ Nhân hóa: Biển là một hiện tượng thiên nhiên vô tri vô giác được nhân hóa có hành động của con người “ nuôi lớn” bao cuộc đời của con người từ những ngày xa xưa.
- Tác dụng; ( 1đ)
Hai câu thơ là sự cảm nhận về sự gắn bó của biển với con người.
+ Phép so sánh diễn tả tấm lòng rộng lớn của biển khơi đối với con người; biển luôn mang đến cho con người những gì biển có vô tận.
+ Phép nhân hóa diễn tả vai trò của biển đối với con người.
Câu 4: ( 5 điểm) a.Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học.
- Lập luận thuyết phục, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
* Hoàn cảnh xã hội:
- XHPK với những cổ tục lạc hậu, quan niệm trọng nam khinh nữ đã khiến bao cuộc đời người phụ nữ đắm chìm trong bể khổ, đắng cay ...
- Từ thế kỉ 16-19 XHPK suy tàn, mục nát, chiến tranh phong kiến triền miên, giai cấp thống trị tranh giành quyền lực ... Người phụ nữ trở thành nạn nân của xã hội đó ...
- Bằng trái tim yêu thương và lòng nhân đạo lớn, các tác giả văn học trung đại đã hướng ngòi bút của mình vào việc phản ánh cuộc đời cùng thân phận người phụ nữ với bao trân trọng và cảm mến ...
Nội dung:
* Vẻ đẹp của người phụ nữ:
- Đẹp về nhan sắc (Thúy Vân, Thúy Kiều trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du) -Đẹp về tài năng ( Thúy Kiều trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
- Đẹp về tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung son sắt, nhân hậu vị tha khao khát hạnh phúc... (Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ; Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” – Nguyễn Du;
=> Trong sáng tác của văn học trung đại, người phụ nữ là hiện thân của vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng. Giữa xã hội phong kiến đây bất công, vể đẹp ấy vẫn được gìn giữ như đóa sen thơm ngát vươn lên từ lớp bùn nhơ ...
* Số phận của người phụ nữ:
- Đau khổ, oan khuất ( Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”– Nguyễn Dữ).
- Long đong, chìm nổi; Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều trong
Truyện Kiều – Nguyễn Du...).
(Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong các tác phẩm để làm rõ những nội dung trên).
* Nhận định, đánh giá:
- Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là những con người tài hoa nhưng bạc mệnh, bị xã hội phong kiến vùi dập.
- Các tác giả trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận của họ; lên án xã hội phong kiến bất công. . .
- Liên hệ mở rộng về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay: Cách mạng đã đem lại quyền bình đẳng cho người phụ nữ, họ đã có vai trò rộng lớn trong xã hội: giỏi việc nước, đảm việc nhà, họ đang phát huy tài năng, phẩm chất trong lao động, trong học tập ... Chúng ta trân trọng xã hội mà chúng ta đang sống, nguyện ra sức học tập, rèn luyện ...