Những nghiên cứu và ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SR

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến sri (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 32)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.6. Những nghiên cứu và ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SR

trên thế giới

Hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI do nhà khoa học người Pháp Fr. Laulaniere giới thiệu tại Madagasca vào những năm 1980, sau đó được tiến sỹ Norman Uphoff thuộc viện quốc tế về lương thực, nông nghiệp và phát triển của trường đại học Cornell (Hoa Kỳ) phổ biến rộng rãi.

Kỹ thuật SRI là một hệ thống các biện pháp canh tác bao gồm: cấy mạ non, cấy 1 dảnh, cấy thưa theo hình ô vuông, sử dụng phân chuồng, làm cỏ bằng tay, tưới nước theo nhu cầu... nhằm khai thác tiềm năng của cây lúa về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

sự đẻ nhánh nhiều và sự hoạt động mạnh của bộ rễ, làm cho cây lúa sinh trưởng, phát triển mạnh, đạt năng suất cao.

- Cấy mạ non : 8-15 ngày tuổi chỉ có 2 lá nhỏ thay vì mạ già tuổi hơn, việc này sẽ tận dụng được tiềm năng của cây lúa về sự đẻ nhánh sớm và nhiều nhánh hơn.

- Cấy thưa một cách cẩn thận: cấy 1 dảnh/khóm với các khoảng cách cấy thưa khác nhau tùy vào đất. Khoảng cách rộng sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ có nhiều khoảng không để phát triển. Đây là một nhân tố quyết định thành công của SRI.

- Tưới nước theo nhu cầu trong suốt thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Cách làm này giúp đất thông khí, không úng nước.

- Làm cỏ bằng tay: Khi những ruộng lúa không được giữ ngập nước, việc kiểm soát cỏ dại trở lên thật cần thiết. Sử dụng dụng cụ cào cỏ làm thông thoáng khí tầng đất mặt giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn đồng thời diệt được cỏ. Việc làm cỏ nên bắt đầu 10 ngày sau khi cấy và nên được lặp lại 2-3 lần cách nhau 10-15 ngày. Mặc dù đây là phần việc cần nhiều lao động nhất của SRI nhưng làm tăng năng suất đáng kể.

- Sử dụng phân hữu cơ là một chiến lược của SRI giúp tăng năng suất. SRI khuyến khích bón phân hữu cơ, có thể kết hợp với phân hóa học giúp đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho đất.

Theo Noman Uphoff (2009), hệ thống thâm canh lúa cải tiến làm giảm chế độ nước tưới cho cây lúa, ảnh hưởng tích cực đến đất và chất dinh dưỡng trong đất, có thể làm tăng năng suất 50 - 100% và có thể nhiều hơn. SRI làm giảm lượng giống, phân bón, hóa chất nông nghiệp và thậm chí là lao động [55].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc đánh giá và áp dụng các biện pháp SRI đã và đang được mở rộng nhanh chóng, hiện nay SRI đang được thực hiện ở 40 nước trên thế giới bao gồm cả ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Mỹ la tinh...[41] bởi nó thỏa mãn được cả 2 mục tiêu là đạt được hiệu quả kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững. Cơ sở kỹ thuật của SRI là thay đổi một số hoạt động canh tác chủ yếu và thông qua tác dụng tương hỗ của chúng tạo điều kiện cho tiềm năng di truyền của lúa được phát huy và qua đó thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa để tạo năng suất cao [47], [29].

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến sri (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)