4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Cũng như tất cả các cây trồng khác, trong sản xuất lúa năng suất là mục tiêu cuối cùng và là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của một giống lúa. Mặt khác, năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của một giống. Khả năng cho năng suất của các giống lúa được thể hiện qua các yếu tố cấu thành năng suất như: số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng 1.000 hạt, các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Số bông/m2 phụ thuộc vào quá trình đẻ nhánh hữu hiệu và số cây trên đơn vị diện tích. Dựa vào điều kiện đất đai, chế độ dinh dưỡng, khí hậu ở địa phương và đặc điểm của từng giống để quyết định mật độ cấy, tỷ lệ đẻ nhánh từ đó sẽ quyết định số bông, số hạt, tỷ lệ hạt chắc và năng suất cuối cùng.
Kết quả nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thực thu được trình bày qua Bảng 3.7a và Bảng 3.7b.
3.2.6.1. Số bông/khóm
Số bông/khóm có sự khác biệt rất rõ giữa các tuổi mạ cấy, mật độ cấy và số lần làm cỏ. Ở cả 2 vụ, các công thức SRI có số bông/khóm cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Cấy càng thưa thì số bông/khóm càng cao. Ở mật độ cấy 16 khóm/m2 số bông trung bình đạt 10,3 bông/khóm (vụ mùa) và 10,9 bông/khóm (vụ xuân) cao gấp 1,5 lần so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Kết quả phân tích thống kê cho thấy mật độ cấy và số lần làm cỏ có sự tương tác làm tăng số bông/khóm ở mức độ tin cậy 95%.
Nguyên nhân là do cấy mạ non, mật độ cấy thưa và sạch cỏ dại, cây ít phải cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng nên đẻ nhánh sớm và đẻ nhánh nhiều hơn, tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn đã làm tăng số bông/khóm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.7a. Ảnh hƣởng của SRI đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa KD18 - vụ mùa 2010
Công thức Bông/ khóm Bông /m2 Tổng số hạt/ bông Hạt chắc/ bông Tỷ lệ chắc (%) P1,000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) % so với đối chứng Đối chứng 6,1 256,2 147,1 116,7 79,3 20,1 60,10 44,43 100,00 A1B1 8,3* 207,5ns 175,6* 147,6* 84,0* 20,3ns 62,17ns 46,74ns 105,20 A1B2 8,7* 217,5ns 183,6* 156,5* 85,2* 20,8* 70,80* 57,12* 128,56 A1B3 8,5* 212,5ns 198,8* 169,2* 85,1* 20,4ns 73,35* 58,24* 131,08 A2B1 9,8* 156,8ns 209,6* 174,6* 83,3* 20,6* 56,39ns 42,16ns 94,89 A2B2 10,4* 166,4ns 205,2* 173,0* 84,3* 20,5ns 59,02ns 43,74ns 98,45 A2B3 10,6* 169,6ns 210,0* 179,3* 85,4* 20,6* 62,63ns 46,23ns 104,05 CV(%) 7,5 8,5 9,4 5,5 2,8 1,3 6,1 8,0 LSD .05 CT 0,3 7,5 14,2 13,0 3,1 0,4 5,8 5,8
So sánh tƣơng tác của các công thức SRI
TB A1 8,5 212,5* 186,0 157,8 84,75 20,5 68,78* 54,04* TBA2 10,3* 164,5ns 208,3* 175,6* 84,36ns 20,6ns 59,44ns 44,14* TB B1 9,1 182,2 192,6 161,1 83,61 20,5 59,31 44,51 TB B2 9,6* 192,0* 194,4ns 164,8ns 84,81ns 20,7ns 64,89* 50,39* TB B3 9,6* 191,5* 204,4ns 174,2* 85,24ns 20,5ns 68,13* 52,38* A*B * * ns ns ns ns ns ns LSD.05 MĐ 0,14 2,67 9,07 8,23 1,77 0,24 3,62 3,62 LSD.05 CO 0,17 3,27 11,11 10,08 2,17 0,29 4,44 4,44
*: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% ns: Sai khác không có ý nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.7b. Ảnh hƣởng của SRI đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa KD18 - vụ xuân 2011
Công thức Bông/ khóm Bông /m2 Tổng số hạt/ bông Hạt chắc/ bông Tỷ lệ chắc (%) P1,000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) % so với đối chứng Đối chứng 6,4 266,7 152,2 121,8 80,0 20,3 65,96 48,14 100,00 A1B1 8,5* 211,3ns 192,7* 162,7* 84,4ns 20,4ns 70,10* 52,46* 118,07 A1B2 9,1* 226,3ns 201,1* 172,0* 85,5* 20,5ns 79,79* 61,82* 139,14 A1B3 8,7* 216,3ns 209,1* 177,2* 84,7* 20,4ns 78,17* 60,58* 136,35 A2B1 10,8* 172,8ns 216,9* 182,9* 84,3ns 20,6ns 65,09ns 48,12ns 108,31 A2B2 10,8* 172,8ns 223,7* 190,6* 85,2* 20,5ns 67,51ns 49,84ns 112,18 A2B3 11,1* 177,6ns 212,7* 182,5* 85,8* 20,6ns 66,76ns 49,22ns 110,78 CV(%) 3,3 7,4 8,7 4,3 3,7 3,0 5,0 6,6 LSD ..05 CT 0,46 10,54 10,92 10,83 4,58 0,31 5,18 4,18
So sánh tƣơng tác của các công thức SRI
TB A1 8,7 217,9 201,0 170,6 84,9 20,4 76,03 58,29 TB A2 10,9* 174,4ns 217,8* 185,3* 85,2ns 20,6* 66,47ns 49,07ns TB B1 9,6 192,0 204,8 172,8 84,4 20,5ns 67,60 50,30 TB B2 9,9 * 199,5* 212,4ns 181,3* 85,4ns 20,5ns 73,66* 55,81* TB B3 9,9 * 196,9ns 210,9ns 179,8ns 85,3ns 20,5ns 72,48* 54,93* A*B * * ns ns ns ns ns ns LSD.05 MĐ 0,29 6,00 6,87 6,77 2,81 0,13 3,18 3,18 LSD.05 CO 0,30 7,35 8,41 8,29 3,45 0,16 3,89 3,89
*: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% ns: Sai khác không có ý nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.6.2. Số bông/m2
Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất lúa thì số bông/m2
là yếu tố có tính chất quyết định và sớm nhất. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất trong khi đó số hạt và trọng lượng hạt đóng góp 26%.
Số bông/m2
của các công thức thí nghiệm có sự sai khác giữa công thức đối chứng và các công thức SRI ở mức độ tin cậy 95%.
Số bông/m2 của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 156,8 - 256,2 bông (vụ mùa) và ở vụ xuân là 172,8 - 266,7 bông. Trong đó các công thức cấy với mật độ 16 khóm/m2
đạt thấp: vụ mùa trung bình là 164,5 bông và vụ xuân là 174,4 bông; mật độ cấy 25 khóm/m2
trung bình đạt 212,5 bông ở vụ mùa và 217,9 bông ở vụ xuân; thấp hơn so với đối chứng ở độ tin cậy 95%.
Cùng tuổi mạ, cùng mật độ cấy, số lần làm cỏ đã tác động có ý nghĩa (P<0,05) làm tăng số bông/m2.
Cùng tuổi mạ, cùng số lần làm cỏ, mật độ cấy cũng có ảnh hưởng đến số bông/m2 của các công thức tham gia thí nghiệm ở độ tin cậy 95%.
Không có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ đến số bông/m2 ở mức độ tin cậy 95%.
Số bông/m2
chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố từ tuổi mạ, phân bón, quá trình điều tiết nước, thời gian đẻ nhánh... Trong thí nghiệm, số bông/m2 là yếu tố có độ biến động lớn và chịu ảnh hưởng rất rõ bởi mật độ cấy. Các công thức cấy theo SRI mặc dù có số bông/khóm tăng, nhưng số khóm/m2
lại giảm, dẫn đến làm giảm số bông/m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.6.3. Số hạt/bông
Tổng số hạt/bông là một chỉ tiêu thể hiện tiềm năng cho năng suất của giống. Qua Bảng 3.7a, Bảng 3.7b cho thấy tổng số hạt/bông có sự khác nhau giữa các tuổi mạ, mật độ cấy và số lần làm cỏ ở mức độ tin cậy 95%.
Cùng tuổi mạ, các công thức cấy với mật độ 16 khóm/m2, có tổng số hạt/bông trung bình là 208,3 hạt ở vụ mùa và 217,8 hạt ở vụ xuân cao hơn các công thức cấy 25 khóm/m2 ở mức độ tin cậy 95%.
Cùng tuổi mạ, cùng mật độ cấy, số lần làm cỏ không làm tăng số hạt/bông ở độ tin cậy 95%.
Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự tương tác giữa nhân tố mật độ với số lần làm cỏ đến tổng số hạt/bông ở mức độ tin cậy 95%.
Tóm lại, tất cả các công thức thí nghiệm theo SRI đều có tổng số hạt/ bông cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó công thức có tổng số hạt/bông cao nhất là công thức 6 và 7 (tuổi mạ 2,5 lá, mật độ 16 khóm/m2 và làm cỏ 2-3 lần). Điều này cho thấy tiềm năng di truyền của cây lúa đã được phát huy tối đa và nhân tố làm tăng tổng số hạt/bông là nhân tố tuổi mạ và mật độ.
3.2.6.4. Hạt chắc/bông
Số hạt chắc/bông là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lý thuyết cũng như năng suất thực thu của lúa. Đây là yếu tố không những phụ thuộc vào tuổi mạ, mật độ cấy hay số lần làm cỏ mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác như thời gian kết thúc đẻ nhánh, khả năng điều tiết nước và các yếu tố thời tiết khí hậu.
Ở cả 2 vụ, các công thức SRI đều có tổng số hạt chắc/bông cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức thí nghiệm có số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
hạt chắc/bông dao động từ 116,7 - 179,3 hạt (vụ mùa) và 121,8 - 182,5 hạt (vụ xuân), trong đó công thức 7 ở vụ mùa và công thức 6 ở vụ xuân có tổng số hạt chắc/bông cao nhất.
Giữa tuổi mạ, mật độ cấy và số lần làm cỏ khác nhau thì tổng số hạt chắc/bông có sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.
Cùng tuổi mạ, cùng mật độ cấy, số lần làm cỏ không làm tăng số hạt chắc/bông ở độ tin cậy 95%.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ đến số hạt chắc/bông ở mức độ tin cậy 95%.
3.2.6.5. Trọng lượng 1.000 hạt
Các công thức tham gia thí nghiệm có khối lượng 1.000 hạt không có sự sai khác so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, ở vụ mùa dao động trong khoảng từ 20,1 - 20,8 gam và vụ xuân là 20,3 - 20,6 gam.
Không có sự khác biệt về khối lượng 1.000 hạt giữa các tuổi mạ cấy, mật độ cấy và số lần làm cỏ. Nguyên nhân là do khối lượng 1.000 hạt của giống là do yếu tố di truyền quyết định, các biện pháp kỹ thuật tác động có làm thay đổi nhưng không đáng kể.
3.2.6.6. Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết là yếu tố thể hiện tiềm năng cho năng suất của giống, đây là yếu tố tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất.
Qua tính toán cho thấy năng suất lý thuyết có sự sai khác giữa công thức đối chứng và các công thức SRI ở mức độ tin cậy 95%.
Năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm ở vụ mùa 2010 dao động trong khoảng 59,02 - 73,35 tạ/ha còn vụ xuân 2011 là 65,09 - 79,79 tạ/ha (Biểu đồ 3.7a và Biểu đồ 3.7b).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 70.10 79.79 78.17 65.96 66.76 67.51 65.09 49.22 49.84 48.12 60.58 61.82 52.46 48.14 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 1 2 3 4 5 6 7 Công thức Tạ NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha)
Biểu đồ 3.7b. Ảnh hưởng của SRI đến năng suất KD18 vụ xuân 2011
Qua Biểu đồ 3.7a, Biểu đồ 3.7b ta thấy ở cả 2 vụ, công thức có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95% là công thức 3 và 4 (tuổi mạ 2,5 lá, mật độ cấy 25 khóm/m2, cấy 1 dảnh/khóm, làm cỏ 2-3 lần). Ở vụ mùa năng suất đạt 70,80 - 73,35 tạ/ha và ở vụ xuân là 78,17 - 79,79 tạ/ha. Các công thức còn lại năng suất tương đương đối chứng với độ tin cậy 95%.
60.10 62.17 70.80 73.35 59.02 62.63 56.39 58.24 42.16 43.74 46.53 57.12 46.74 44.43 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 1 2 3 4 5 6 7 Công thức Tạ NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Công thức đạt thấp nhất là công thức 5 (tuổi mạ 2,5 lá, mật độ cấy 16 khóm2 , cấy 1 dảnh/khóm, làm cỏ 1 lần) ở vụ mùa 2010.
Không có sự tương tác giữa mật độ cấy với số lần làm cỏ đến năng suất lý thuyết ở mức độ tin cậy 95%.
Các công thức theo SRI cấy với mật độ thưa nên làm giảm số bông/m2 dẫn đến làm giảm năng suất lý thuyết.
3.2.6.7. Năng suất thực thu
Năng suất thực thu là mục tiêu quan trọng nhất của người trồng lúa, nó phản ánh kết quả thu được đối với cả quần thể trong điều kiện trồng trọt nhất định. Năng suất thực thu là chỉ tiêu đánh giá sự thành công hay thất bại của một giống lúa. Trong thí nghiệm, nó thể hiện khả năng và tiềm năng cho năng suất của các công thức.
Qua Bảng 3.10, Bảng 3.11 cho thấy năng suất thực thu của các công thức tham gia thí nghiệm ở vụ mùa dao động từ 42,16 - 58,24 tạ/ha, và vụ xuân là 48,12 - 61,82 tạ/ha.
Trong đó, ở vụ mùa công thức 2, 7 có năng suất thực thu tương đương với công thức đối chứng; công thức 5, 6 có năng suất thực thu thấp hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có năng suất cao hơn đối chứng ở mức độ 95%. Ở vụ xuân 2011, công thức 5, 6, 7 có năng suất thực thu tương đương với công thức đối chứng và các công thức 2, 3, 4 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. (Biểu đồ 3.7a và Biểu đồ 3.7b)
Cùng tuổi mạ, năng suất thực thu ở mật độ cấy 25 khóm/m2 đạt 54,04 tạ/ha (vụ mùa) và 58,29 tạ/ha (vụ xuân), cao hơn so với các công thức ở mật độ cấy 16 khóm/m2
ở mức độ tin cậy 95%.
Cùng tuổi mạ, cùng mật độ cấy, năng suất thực thu khi làm cỏ 2-3 lần đạt 50,39 - 52,83 tạ/ha (vụ mùa) và 54,93 - 55,81 tạ/ha (vụ xuân), cao hơn so với làm cỏ 1 lần ở mức độ tin cậy 95%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua phân tích thống kê cho thấy sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ không có ý nghĩa (P>0,05) đến năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm.
Như vậy, ở cả 2 vụ, các công thức SRI cấy ở mật độ 25 khóm/m2 , làm cỏ 2-3 lần đạt năng suất cao nhất: 57-58 tạ/ha ở vụ mùa và 60,58 - 61,82 tạ/ha ở vụ xuân; cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Có được kết quả này, là do cấy mạ non cây đẻ khoẻ, mật độ thưa làm giảm cạnh tranh, tạo thông thoáng, giảm hô hấp trong quần thể lúa và giảm tỉ lệ bị bệnh khô vằn từ 56% (đ/c) xuống còn 15-20%, kết quả là đã làm tăng tỉ lệ đẻ nhánh hữu hiệu, và tổng số hạt chắc/bông.
Tóm lại: Kỹ thuật SRI tỏ rõ ưu thế ở các yếu tố cấu thành năng suất. Mật độ cấy trong các công thức thí nghiệm (16 và 25 khóm/m2) chỉ bằng 38-59% so với mật độ cấy của nông dân (42 khóm/m2), do đó số bông/m2 của các công thức SRI đều thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Nhưng cấy mạ non, tăng số lần làm cỏ đã làm tăng tổng số hạt/bông và số hạt chắc/bông, điều này đã quyết định năng suất của lúa khi áp dụng SRI.