Những nghiên cứu SRI ở Myanmar và Lào

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến sri (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại tỉnh bắc kạn (Trang 35 - 36)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.6.3.Những nghiên cứu SRI ở Myanmar và Lào

Thử nghiệm SRI đã bắt đầu thực hiện ở Myanmar thông qua Quỹ phát triển Metta (Metta Development Foundation). Trong năm 2000, Metta bắt đầu những thử nghiệm SRI tại những cánh đồng thực nghiệm của họ, những thử nghiệm này được dùng cho khoá đào tạo dài hạn để thiết lập một chương trình trường học trên đồng ruộng của nông dân (Farmer Field School - FFS), một chương trình đang được ủng hộ trong nước. Thật không may, việc gieo cấy đã làm muộn hơn 1 tháng so với điều kiện tối ưu của vụ đó và gây ra năng suất rất thấp 1,97-2,73 tấn/ha. Tuy nhiên, sự đẻ nhánh thì rất tốt, mặc dù thời vụ cấy muộn, có nghĩa là chỉ 1/2 tiềm năng đẻ nhánh đã được thể hiện trong những thử nghiệm này. “Mặc dù nghiên cứu này đã cho năng suất rất thấp, nhưng nó đã thu hút được sự chú ý lớn từ hàng ngàn nông dân vùng cao tham quan. Vì nước là một hạn chế lớn ở vùng cao, hệ thống canh tác lúa với lượng nước rất giới hạn đã thu hút cao độ những nông dân này. Tuy nhiên, những hiệu quả khác thì không xác định được bởi vì vấn đề trồng muộn” [51].

Năm 2002, một số thử nghiệm đã được trồng một cách hệ thống hơn vào thời vụ thích hợp theo những nghiên cứu mới gần đây của Trung tâm nghiên cứu và chứng minh thực nghiệm của Metta (Center for Action Research and Demonstratio - CARD) tại Alam, Myitkyina kết quả là “Cánh đồng SRI (ở thời kỳ bén rễ, hồi xanh) đã trở lên tốt hơn so với những cánh đồng cánh tác theo biện pháp truyền thống. Thêm nhiều nông dân đã quan tâm tới SRI”. Cùng lúc, nhiều thành viên của 30 lớp FFS và Metta, những người đang ủng hộ, xác nhận về hiệu quả của SRI ở các vùng khác nhau của bang Kachin, đã thiết lập những thử nghiệm SRI của riêng họ trong năm 2002 và được phổ triển sau đó [40].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Còn ở Lào, thử nghiệm đầu tiên về SRI đã được bắt đầu trong mùa khô 2006-2007 trên 0,7 ha với 13 hộ gia đình dưới sự hợp tác của NCMI và Trung tâm Khuyến nông Tha Ngone thuộc văn phòng Nông nghiệp và Lâm nghiệp tại Viêng Chăn (Tha Ngone Irrigated Agriculture Extension Center under Agriculture and Forestry Office in Vientiane), một tổ chức phi lợi nhuận của Nhật Bản.

Năng suất của mô hình trình diễn SRI tại tỉnh Sayaboury đạt 6,50 tấn/ha với tổng sản lượng là 1.129 kg trên 1.736 m2, cao hơn 44% so với

năng suất trung bình mùa khô ở Lào là 4,5 tấn/ha.

Sự tiến bộ của SRI đã được mở rộng và phổ biến trên toàn quốc kể từ khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp thông báo về "Tăng cường năng suất lúa gạo thông qua xúc tiến SRI tại các khu vực tưới tiêu", ngày 24 tháng 9 năm 2008. Đến mùa khô 2008-2009, diện tích áp dụng SRI trong khu vực ước tính là hơn 1.277 ha/ 4.168 ha tổng số [59].

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến sri (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại tỉnh bắc kạn (Trang 35 - 36)