4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.1. Thời gian sinh trưởng
Bao thai là giống lúa có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm dài ngày và có tính cảm quang chặt với điều kiện ngày ngắn đêm dài nên chỉ được gieo cấy ở vụ mùa.
Kết quả theo dõi về thời gian sinh trưởng của các công thức tham gia thí nghiệm đối với giống Bao thai trong vụ mùa 2010 được trình bày qua Bảng 3.9.
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của SRI đến TGST của giống lúa Bao thai - vụ mùa 2010
Đơn vị: ngày
Tên công thức Gieo - cấy Cấy - bắt đầu đẻ nhánh Cấy - trỗ 50% Cấy - chín Gieo - chín (TGST) Đối chứng 40 15 85 115 155 A1B1 10 7 88 118 130 A1B2 10 7 89 119 131 A1B3 10 7 90 120 132 A2B1 10 7 89 119 132 A2B2 10 7 90 120 133 A2B3 10 7 91 121 134
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua Bảng 3.9 ta thấy, mặc dù thời gian từ cấy - chín của các công thức cấy theo SRI dài hơn so với đối chứng từ 3-6 ngày (thời gian kéo dài chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh) nhưng thời gian từ gieo mạ đến cấy của các công thức SRI lại ngắn hơn đối chứng 30 ngày nên tổng thời gian sinh trưởng của các công thức SRI ngắn hơn đối chứng.
Thời gian sinh trưởng của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 130 - 155 ngày. Trong đó công thức đối chứng (tuổi mạ 40 ngày, mật độ cấy 39 khóm/m2, cấy 6 dảnh/khóm) có TGST dài nhất. Các công thức SRI đều có TGST ngắn hơn công thức đối chứng từ 21 - 25 ngày. Trong đó công thức 2 (tuổi mạ 10 ngày, mật độ cấy 25 khóm/m2, cấy 1 dảnh/khóm) có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 130 ngày.
3.3.2. Khả năng đẻ nhánh của giống Bao thai
Kết quả nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh của giống lúa Bao thai trong vụ mùa 2010 được trình bày qua Bảng 3.10.
Qua Bảng 3.10 cho thấy tập quán nông dân cấy 6 dảnh/khóm, cấy mạ 6 lá (40 ngày tuổi) còn các công thức SRI chỉ cấy 1 dảnh/khóm, cấy mạ non (10 ngày tuổi) nhưng do lúa đẻ nhánh sớm và đẻ khoẻ nên các công thức áp dụng SRI có số dảnh/khóm, số dảnh hữu hiệu/khóm cao hơn so với đối chứng nên tỷ lệ dảnh hữu hiệu của các công thức SRI cũng cao hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95% .
Mật độ cấy thưa trong kỹ thuật SRI làm tăng dảnh hữu hiệu của lúa Bao thai cao hơn 1,5 đến 2 lần so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Dảnh hữu hiệu/khóm đạt cao nhất ở tuổi mạ 2,5 lá, khoảng cách cấy 25 x 25cm, làm cỏ 3 lần đạt 14,7 dảnh, tỷ lệ hữu hiệu là 72,8% so với đối chứng là 6,7 dảnh và tỷ lệ hữu hiệu chỉ đạt 39,9%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của SRI đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Bao thai - vụ mùa 2010
Công thức Dảnh cơ bản (dảnh/ khóm) Dảnh tối đa (dảnh/ khóm) Dảnh hữu hiệu (dảnh/ khóm) Tỷ lệ hữu hiệu (%) Sức đẻ nhánh hữu hiệu Đối chứng 6 16,8 6,7 39,9 1,1 A1B1 1 16,6ns 9,8* 59,2* 9,8 A1B2 1 17,3ns 10,6* 61,3* 10,6 A1B3 1 16,9ns 11,5* 68,1* 11,5 A2B1 1 17,8* 12,7* 71,6* 12,7 A2B2 1 19,4* 13,4* 69,3* 13,4 A2B3 1 20,2* 14,7* 72,8* 14,7 CV(% 12,3 6,3 5,9 LSD.05 CT 0,62 0,72 3,80
So sánh tƣơng tác của các công thức SRI
TB A1 16,9 10,6 62,9 TB A2 19,1* 13,6* 71,3* TB B1 17,2 11,3 65,4 TB B2 18,3* 12,0* 65,4ns TB B3 18,6* 13,1* 70,4* A*B * * ns LSD.05 MĐ 0,35 0,42 3,18 LSD.05 CO 0,42 0,52 3,90
*: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% ns: Sai khác không có ý nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dảnh hữu hiệu/khóm của các công thức SRI đạt cao là do cấy mạ non, mật độ thưa cộng với sạch cỏ dại đã tạo điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng mạnh ngay sau cấy. Còn đối chứng do cấy mạ già, cấy nhiều dảnh nên cây lúa đẻ nhánh kém, tỷ lệ dảnh hữu hiệu thấp và chỉ dảnh mẹ mới cho bông Kết quả này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của S.Yoshida (1985) [34].
So sánh trong cùng nhân tố thí nghiệm tuổi mạ 2,5 lá, chúng tôi thấy khoảng cách cấy thưa cho số dảnh/khóm nhiều hơn các công thức khác ở mức chắc chắn 95%. Cùng tuổi mạ, cùng mật độ, số lần làm cỏ khác nhau đã ảnh hưởng tích cực đến số dảnh hữu hiệu/khóm. Nguyên nhân là khoảng cách cấy thưa, sạch cỏ dại đã giảm sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng do đó làm tăng số dảnh hữu hiệu/khóm.
Cũng như giống KD18, các yếu tố thí nghiệm như tuổi mạ, mật độ cấy và số lần làm cỏ có tương tác với nhau ảnh hưởng có ý nghĩa (P< 0,005) đến khả năng đẻ nhánh của giống Bao thai. Nhưng sự tương tác này không ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu của lúa, do đó sẽ ảnh hưởng đến số bông/m2
.
3.3.3. Một số chỉ tiêu về bộ rễ
3.3.3.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến sinh trưởng của bộ rễ
* Chiều dài rễ/khóm.
Chiều dài rễ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa, chiều dài rễ càng dài thì khả năng hút các chất dinh dưỡng và nước càng thuận lợi, khi đó lượng dinh dưỡng nuôi thân càng nhiều, các bó mạch phát triển thân càng to dẫn đến bông to sẽ làm cho năng suất tăng. Ngoài ra rễ còn giúp cho cây chống đỡ trước những tác động của điều kiện ngoại cảnh bất lợi như gió, bão…
Kết quả nghiên cứu về chiều dài rễ của giống Bao thai vụ mùa 2010 được thể hiện qua Bảng 3.11.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của SRI đến sinh trƣởng của bộ rễ giống lúa Bao thai - vụ mùa 2010
Công thức Đƣờng kính rễ (mm) Chiều dài rễ (m/khóm) Chiều dài rễ/m
2 (m/ m2) Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đối chứng 0,76 0,94 0,78 41,1 75,6 51,3 1602,3 2949,7 2002,3 A1B1 0,77ns 0,96ns 0,81ns 78,0* 121,2* 86,4* 1949,8* 3030,2* 2160,2* A1B2 0,83* 0,98ns 0,86* 95,6* 176,7* 104,0* 2390,2* 4417,5* 2599,4* A1B3 0,85* 0,96* 0,90* 76,7* 157,4* 93,1* 1917,3* 3934,2* 2328,3* A2B1 0,94* 1,03* 0,96* 71,0* 134,4* 82,7* 1064,9ns 2015,8ns 1240,5ns A2B2 0,89* 1,07* 0,91* 105,0* 196,8* 119,0* 1575,6ns 2952,5ns 1784,3ns A2B3 0,98* 1,06* 0,96* 94,6* 174,7* 107,4* 1418,3ns 2619,8ns 1610,8ns CV(%) 3,4 3,7 4,2 7,0 6,4 5,7 5,0 5,4 7,7 LSD .05 CT 0,043 0,055 0,054 1,178 0,816 0,906 25,960 17,032 20,412
So sánh tƣơng tác của các công thức SRI
TB A1 0,82 0,96 0,86 83,4 151,8 94,6 2085,8 3794,0 2362,6 TB A2 0,94* 1,05* 0,94* 90,2* 168,6* 103,0* 1443,1ns 2698,0ns 1648,2ns TB B1 0,85 0,99 0,88 74,5 127,8 84,6 1542,8 2590,2 1741,7 TB B2 0,86ns 1,02ns 0,88ns 100,3* 186,8* 111,6* 2035,4* 3783,4* 2251,3* TB B3 0,91* 1,01ns 0,93* 85,6* 166,0* 100,3* 1715,1ns 3364,3* 2023,2* A*B ns ns ns * * * * * * LSD.05 MĐ 0,03 0,03 0,03 0,75 0,50 0,56 15,82 9,72 12,46 LSD.05 CO 0,03 0,04 0,04 0,95 0,20 0,69 19,38 11,90 15,26
*: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% ns: Sai khác không có ý nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua Bảng 3.11 ta thấy tổng chiều dài của bộ rễ/khóm các công thức cấy theo SRI đều tăng so với đối chứng ở cả 3 thời kỳ. Đặc biệt là thời kỳ trỗ, chiều dài rễ tăng gấp 2-2,5 lần so với đối chứng, sau đó tỷ lệ này giảm dần cho tới khi lúa chín.
Chiều dài rễ/khóm ở tuổi mạ 2,5 lá ở cả 3 thời kỳ: làm đòng, trỗ và chín cao hơn ở tuổi mạ 6 lá ở mức độ tin cậy 95%.
Ở cùng tuổi mạ, mật độ cấy khác nhau, số lần làm cỏ khác nhau thì chiều dài rễ/khóm cũng có sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.
Kết quả thống kê cho thấy có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ làm tăng chiều dài rễ/khóm ở cả 3 thời kỳ ở mức độ tin cậy 95%.
Sở dĩ chiều dài rễ của các công thức theo SRI đạt cao là do tuổi mạ non, cây phát triển nhanh; đồng thời khoảng cách cấy thưa và sạch cỏ dại, cây có khoảng không và đủ dinh dưỡng giúp bộ rễ sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
* Chiều dài rễ/m2
Có sự khác biệt rất lớn về chiều dài rễ/m2
giữa công thức SRI và công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95% ở cả 3 thời kỳ.
Ở các mật độ cấy khác nhau thì chiều dài rễ/m2
cũng có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%. Công thức SRI cấy ở mật độ cấy 25 khóm/m2
có chiều dài rễ/m2 lớn hơn hẳn so với đối chứng. Công thức cấy ở mật độ 16 khóm/m2 có chiều dài rễ/m2
thấp nhất. Nguyên nhân là do mật độ cấy thưa dẫn đến làm giảm số khóm/m2
làm cho chiều dài rễ/m2 cũng giảm theo.
Kết quả thí nghiệm cho thấy tăng số lần làm cỏ bằng tay đã làm tăng chiều dài rễ/m2
hơn là tăng mật độ. Ở cùng tuổi mạ, cùng mật độ cấy, chiều dài rễ/m2 tăng tỷ lệ thuận với số lần làm cỏ.
Có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ làm tăng chiều dài rễ/m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Đường kính rễ
Kỹ thuật SRI cũng làm tăng đường kính rễ ở cả 3 thời kỳ với mức độ tin cậy 95%.
Các công thức SRI có đường kính lớn hơn đối chứng là do sử dụng mạ non tuổi để cấy, cấy với mật độ thưa, sạch cỏ dại hơn đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kích thước bề ngang của rễ, làm cho các bó mạch rễ phát triển lớn hơn nên khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều, tạo tiền đề cho năng suất và sản lượng cao sau này.
Cùng tuổi mạ, mật độ cấy càng thưa thì đường kính rễ càng lớn ở cả 3 thời kỳ: ôm đòng, trỗ, chín. Giai đoạn trỗ, đường kính rễ trung bình đạt 0,88mm ở mật độ cấy 25 khóm/m2 và 0,94mm với mật độ 16 khóm/m2 cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Ở cùng tuổi mạ, cùng mật độ cấy, đường kính rễ tăng cùng với số lần làm cỏ với độ tin cậy 95%.
Không có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ đến đường kính rễ của các công thức thí nghiệm ở mức độ tin cậy 95%.
Tóm lại: Những đặc điểm vượt trội về số lượng rễ, chiều dài rễ, đường kinh rễ là những ưu thế của SRI đã làm tăng sự tiếp xúc của rễ với đất, tăng khả năng hút dinh dưỡng của lúa là tiền đề tăng năng suất.
3.3.3.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến trọng lượng khô của bộ rễ lúa.
* Trọng lượng khô của bộ rễ qua các tầng đất 0-5cm, 5-10cm, 10-20cm. Kết quả nghiên cứu trọng lượng khô của bộ rễ qua các tầng đất 0-5cm, 5-10cm, 10-20cm của giống Bao thai được thể hiện qua Bảng 3.12.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của SRI đến trọng lƣợng khô của rễ giống lúa Bao thai qua các tầng đất 0- 20cm - vụ mùa 2010
Đơn vị: gam/khóm Công thức Tầng đất 0-5cm Tầng đất 5-10cm Tầng đất 10-20cm Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đối chứng 1,68 1,80 1,52 0,78 0,88 0,72 0,67 0,73 0,62 A1B1 1,77* 1,83* 1,55* 0,85* 0,97* 0,85* 0,79* 0,85* 0,75* A1B2 1,82* 1,98* 1,60* 0,97* 1,25* 0,89* 0,82* 1,06* 0,77* A1B3 1,89* 2,06* 1,67* 1,13* 1,36* 0,93* 0,90* 1,15* 0,84* A2B1 1,87* 2,14* 1,61* 1,19* 1,34* 0,92* 0,87* 1,12* 0,82* A2B2 1,94* 2,24* 1,74* 1,24* 1,47* 0,96* 0,87* 1,15* 0,85* A2B3 2,08* 2,30* 1,83* 1,28* 1,5* 1,05* 0,93* 1,17 0,87* CV(%) 8,7 7,4 6,5 6,4 8,0 10,1 8,8 5,7 5,1 LSD .05 CT 0,02 0,01 0,01 0,02 0,02 0,01 0,01 0,01 0,01
So sánh tƣơng tác của các công thức SRI
TB A1 1,76 1,87 1,56 0,98 1,19 0,89 0,84 1,02 0,79 TB A2 1,90* 2,15* 1,71* 1,24* 1,45* 0,98* 0,89* 1,15* 0,85* TB B1 1,79 1,93 1,60 1,02 1,15 0,88 0,83 0,98 0,78 TB B2 1,82* 1,99* 1,63* 1,11* 1,36* 0,92* 0,85* 1,15* 0,81* TB B3 1,88* 2,11* 1,67* 1,21* 1,45* 0,99* 0,91* 1,16* 0,86* A*B * * * * * * * * * LSD.05 MĐ 0,010 0,007 0,008 0,014 0,012 0,009 0,006 0,008 0,007 LSD.05 CO 0,013 0,009 0,009 0,017 0,014 0,011 0,007 0,010 0,008
*: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% ns: Sai khác không có ý nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả thí nghiệm cho thấy các công thức SRI đều có khối lượng rễ lớn hơn nhiều so với đối chứng (P<0,05). Từ kết quả vượt trội của đẻ nhánh và sinh trưởng mạnh của bộ rễ lúa ở các công thức có mật độ thưa và số lần làm cỏ nhiều hơn đã tạo cơ sở cho khả năng tích luỹ chất khô cao hơn ở các công thức này. Do cấy mạ non, cấy thưa nên bộ rễ có khoảng không để phát triển, các công thức SRI có bộ rễ lan rộng và ăn sâu (ngay cả trong điều kiện khô hạn) nên khả năng tích luỹ chất khô của bộ rễ/khóm ở các tầng đất 0-5cm, 5-10cm, 10-20cm của các công thức SRI đều cao hơn hẳn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Sự tương tác giữa mật độ cấy với số lần làm cỏ đã ảnh hưởng có ý nghĩa đến khả năng tích luỹ chất khô của bộ rễ ở mức độ tin cậy 95% ở cả 3 thời kỳ.
Trọng lượng khô của rễ tăng dần theo thời gian sinh trưởng từ cấy, đẻ nhánh, làm đòng và đạt cao nhất lúc trỗ bông, sau đó giảm dần đến khi lúa chín.
Kết quả nghiên cứu khả năng tích lũy chất khô của bộ rễ qua các tầng đất từ 0-20cm giai đoạn trỗ bông giống Bao thai được thể hiện qua Biểu đồ 3.8.
0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 0-5 5-10 10-20 20-30 Tầng đất (cm) gam CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7
Biểu đồ 3.8. Khả năng tích luỹ chất khô bộ rễ giống lúa Bao thai giai đoạn trỗ bông vụ mùa 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0-5 cm, 5-10cm, 10-20cm thời kỳ trỗ tăng lên đáng kể so với thời kỳ làm đòng. Các công thức theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức có bộ rễ đạt trọng lượng khô cao nhất là công thức cấy với mật độ 25 khóm/m2.
Ở thời kỳ trỗ vẫn có sự tương tác giữa mật độ cấy với số lần làm cỏ ở mức độ tin cậy 95%.
Cùng tuổi mạ, khả năng tích luỹ chất khô của bộ rễ tỷ lệ thuận với mật độ cấy và số lần làm cỏ. Điều này cho thấy cấy thưa, quản lý tốt cỏ dại, 2 thành phần cơ bản của SRI, đã tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển tốt.
* Trọng lượng khô của bộ rễ/khóm.
Các công thức SRI có lượng tích luỹ chất khô cao hơn hẳn so với đối chứng, ở cả 3 giai đoạn với mức độ tin cậy 95%.
Kết quả nghiên cứu về trọng lượng khô của bộ rễ/khóm qua 3 thời kỳ được trình bày qua Biểu đồ 3.9.
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 Đòng Trỗ Chín GĐ sinh trƣởng gam CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ở thời kỳ làm đòng, trọng lượng khô của bộ rễ ở dao động từ 3,14 - 4,28 gam/khóm. Các công thức SRI đều có trọng lượng khô bộ rễ cao
hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức đạt cao nhất là công thức 7 đạt 4,28 gam/khóm.
Ở giai đoạn trỗ bông, các nhân tố SRI đã tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ