Những nghiên cứu về tác dụng của làm cỏ bằng biện pháp thủ công,

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến sri (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại tỉnh bắc kạn (Trang 26 - 30)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.5. Những nghiên cứu về tác dụng của làm cỏ bằng biện pháp thủ công,

cơ giới

Quản lý cỏ dại là một vấn đề được tranh luận bởi hầu hết các nước. Trong điều kiện đất không ngập nuớc và cấy với khoảng cách rộng hơn, hai thành phần của nguyên tắc SRI, khuyến khích cỏ dại phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu tăng trưởng của cây trồng. Theo Ông Ngin Chhay, Giám đốc MAFF, Campuchia: “Campuchia đang xúc tiến sản xuất lúa theo SRI là thực hành mà không có đầu vào hóa chất bằng cách sử dụng lao động giá rẻ để sản xuất phân hữu cơ tại chỗ và làm cỏ bằng tay (sử dụng công cụ làm cỏ). Kết quả, các ruộng áp dụng biện pháp này năng suất tăng 10-20%. Tuy nhiên, không có dữ liệu có sẵn để so sánh kết quả này với làm cỏ bằng thuốc hóa học [45].

Trước năm 1950, hoạt động phòng trừ cỏ dại trên lúa chủ yếu là sử dụng các công cụ thô sơ và đơn giản như nạo, liềm, móng…Biện pháp này có ưu điểm là phòng trừ cỏ dại triệt để, không gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, thông qua một số hoạt động cào, nhổ cỏ có thể kết hợp sục bùn giúp cho rễ lúa hô hấp tốt hơn, tạo điều kiện để tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên biện pháp này có nhược điểm là tốn nhiều công lao động, khó áp dụng khi mở rộng diện tích gieo trồng và đặc biệt là trên lúa gieo thẳng.

Khi nền khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và nền đại công nghiệp ở các nước phương tây phát triển đòi hỏi cấp bách phải có giải pháp thay thế nhân công lao động phục vụ cho công tác phòng trừ cỏ dại. Trong bối cảnh đó ngành công nghiệp hóa chất trừ cỏ dại đã ra đời và được đánh dấu bằng sự xuất hiện đầu tiên của các hoạt chất Phenoxy acetic acids với sản phẩm thương mại là 2,4D vào năm 1951, sau đó là hàng loạt nhóm thuốc khác như Triazines, Ure thay thế, Thiocarbamates, Diquat và Paraquat…[26].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kể từ khi ra đời, thuốc trừ cỏ đã được coi như là một cứu cánh và là một giải pháp không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, đặc biệt là ở các nước phát triển. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu đều khẳng định không có một biện pháp phòng trừ cỏ dại đơn lẻ nào mang lại hiệu quả cao và lâu dài trong mọi trường hợp vì tập tính cũng như chu kỳ sống của các loại cỏ dại rất khác nhau [26].

Nếu tăng cường sử dụng thuốc trừ cỏ thì vô hình chúng ta đang chuyển biện pháp phòng trừ cỏ dại từ đa dạng về một biện pháp đơn lẻ. Mặt khác cho đến nay có rất nhiều loại cỏ, nhất là cỏ lồng vực là một khó khăn cho hầu hết các vùng sản xuất lúa mà thuốc trừ cỏ không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả phòng trừ cao. Thêm vào đó, nông dân còn thiếu kiến thức về thuốc trừ cỏ như thời gian sử dụng, lượng dùng, bảo hộ lao động…Họ cũng thiếu máy móc, thiết bị hợp lý để phun. Những khó khăn này đã làm giảm năng suất lúa, gây ô nhiễm nguồn nước, đất và các sinh vật sống xung quanh [26].

Khi sử dụng các công cụ thô sơ như cuốc, xẻng hẹp, dao nạo, liềm… thông thường nông dân phải áp dụng 2 lần trong một vụ lúa: lần thứ 1 vào khoảng 15-20 ngày và lần thứ 2 vào khoảng 40-45 ngày sau cấy. Chi phí cho mỗi lần làm cỏ tới 115 giờ/ha, còn sử dụng các động cơ nhỏ cũng phải mất 50-60giờ/ha/lần. Mặt khác, khi sử dụng công cụ nạo cỏ chỉ nhổ được cỏ dưới 2 hàng lúa, còn giữa các khóm lúa hoặc các cây cỏ gần gốc lúa thì không thể trừ được [26].

Là một nước nông nghiệp, nước ta có nguồn nhân lực lao động khá dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi để áp dụng các biện pháp thủ công, cơ giới. Chính vì vậy, biện pháp này đã được duy trì từ xa xưa cho đến đầu thập kỷ 70, khi có sự xâm nhập của các thuốc trừ cỏ đầu tiên vào nước ta để sử dụng trên lúa.

Để tiến hành các biện pháp phòng trừ thủ công, nông dân phải chi phí một lượng nhân công lao động khá lớn. Trong vụ xuân, nông dân các tỉnh miền Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải tiến hành làm cỏ từ 2-3 lần/vụ, trung bình là 2,3 lần. Trong vụ mùa nông dân có thể làm từ 1-2 lần, bình quân là 1,6 lần. Chi phí cho một lần làm cỏ trong vụ xuân khoảng 46,3 công/ha/lần, còn trong vụ mùa là 37,6 công/ha [26].

So với các nước khác thì chi phi lao động cho làm cỏ bằng tay ở nước ta là cao hơn. Các thí nghiệm ở IRRI cho thấy chi phí lao động cho hai lần làm cỏ bằng tay là 150 giờ/ha trên cây lúa cấy và 450 giờ/ha trên lúa gieo thẳng (De Datta, 1988). Tuy chi phí công lao động thực tế có sự biến động giữa các vùng trồng lúa nhưng ở các nước châu Á, nông dân thường hay phải sử dụng 200-500 giờ lao động cho 2 lần làm cỏ/1ha, còn ở các nước cận Đông như Iran là 15 công/ha/lần tương đương với 120 giờ, ở Ai Cập là 20-25 công nhân/ha/lần trên cây lúa [26]. Tuy biện pháp thủ công, cơ giới đòi hỏi một lượng lớn nhân công lao động nhưng hiện vẫn đang được 80,2% nông dân miền Bắc ứng dụng. Nguyên nhân chính là do:

- Diện tích canh tác bị chia nhỏ thành nhiều mảnh không tiện cho sử dụng thuốc. Đôi khi chỉ có một mảnh ruộng nhỏ, nông dân vẫn phải chi phí một công phun thuốc và chuẩn bi dụng cụ, trong một vụ họ phải mất rất nhiều lần chuẩn bị như vậy trong khi thực tế họ chỉ cần 1-1,5 công phun là xong cả diện tích.

- Nhiều nông dân cho rằng làm cỏ bằng tay là triệt để và ổn định hơn nhất là ở những ruộng cao nhiều cỏ, vì trên những ruộng này nông dân thường phải làm cỏ bổ sung 1-2 lần sau khi đã dùng thuốc trừ cỏ.

- Đa số nông dân cho rằng, việc áp dụng các biện pháp thủ công, cơ giới có thể kết hợp để sục bùn, tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát triển tốt hơn nhất là trong điều kiện vụ xuân khi có những đợt rét kéo dài.

- Thu nhập từ sản xuất lúa còn quá thấp, do vậy nhiều nông dân vẫn muốn tận dụng nhân công lao động nhàn rỗi để tiết kiệm tiền mua thuốc nhất là nông dân ở các vùng xa đô thị, không có các ngành nghề phụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đã quyết định rất lớn tới phương thức trừ cỏ ở từng địa phương cũng như từng hộ nông dân, thậm chí đôi khi nông dân vẫn còn dựa vào những thói quen mà chưa có những đánh giá kỹ lưỡng về hiệu quả kinh tế cũng như sinh thái của từng biện pháp mà họ chọn lựa. Nếu không quan tâm tới năng suất thì quả là chi phí về nhân công lao động còn quá cao so với sử dụng thuốc trừ cỏ [32].

Qua các thí nghiệm cho thấy, trong vụ xuân nếu tiến hành làm cỏ 2 lần bằng tay thì năng suất có thể đạt tương đương với áp dụng 3 lần trừ cỏ mà hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Nếu chỉ hoàn toàn áp dụng biện pháp thủ công (làm cỏ 2 lần bằng tay) thì năng suất có tăng hơn phun thuốc trừ cỏ (47,8 tạ/ha so với 43,5 tạ/ha) song mức thu nhập từ việc tăng năng suất không cao hơn so với chi phí công lao động, do vậy hiệu quả kinh tế thấp hơn. Nếu tiến hành phun thuốc trừ cỏ sớm sau đó bổ sung thêm 1 lần làm cỏ bằng tay sẽ vừa cho năng suất cao, vừa tăng hiệu quả kinh tế.

Trong vụ mùa, do mật độ cỏ thường thấp hơn nên chỉ cần phun thuốc trừ cỏ hay làm cỏ 1 lần bằng tay vào 20-25 ngày sau cấy là có thể mang lại hiệu quả trừ cỏ cao và giảm chi phí năng suất [32].

Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp thủ công, cơ giới trên lúa gieo thẳng gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công lao động, do vậy hiện nay có xấp xỉ 90% nông dân đã sử dụng thuốc trừ cỏ trên diện tích này. Theo Nguyễn Hữu Hoài, nếu áp dụng nhổ cỏ bằng tay trên lúa gieo thẳng thì phải tiến hành 2 lần/vụ với số công bình quân 50 công/lần nhưng hiệu quả vẫn thấp. Nhiều loài cỏ rất khó phòng trừ triệt để như cỏ chát, cỏ vảy ốc, nhiều loại khác dễ bị đứt và sót lại khi nhổ, nhiều loại như lồng vực hay đuôi phượng rất khó phân biệt khi cây mới mọc. Như vậy hiệu quả kỹ thuật chỉ đạt dưới 60%, đôi khi còn làm tổn thương đến cây lúa, do vậy năng suất ở các công thức làm cỏ bằng tay cũng thấp hơn các ô phun thuốc trừ cỏ [13].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tóm lại, mặc dù có nhiều ưu điểm là đơn giản, dễ làm, có thể tận dụng nguồn nhân công lao động nhàn rỗi và phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ, biện pháp thủ công cũng chỉ nên tiến hành trên cây lúa cấy. Ở miền Bắc nước ta, trong vụ xuân có thể tiến hành nhổ cỏ 2 lần vào 15-20 và 35-45 ngày sau cấy, để tiết kiệm nhân công lao động, tốt nhất là nên kết hợp sử dụng thuốc trừ cỏ với nhổ cỏ bổ sung 1 lần sau khi cấy 20-25 ngày. Trong vụ mùa chỉ nên làm 1 lần vào 15-25 ngày sau cấy [26].

Cho đến nay vẫn chưa có một giải pháp nào cho nông dân để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững mà vẫn đáp ứng về lợi ích kinh tế đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tuy vậy, không phải phát triển một nền nông nghiệp bền vững có nghĩa là chúng ta quay lại với quá khứ mà chúng ta phải biết vận dụng những điểm tốt trong quá khứ với cái tốt của kỹ thuật canh tác hiện đại và điều đó chỉ có thể có được khi chúng ta giảm bớt thuốc trừ cỏ, đồng thời kết hợp đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác khác để làm tăng hiệu quả sử dụng của chúng [26]. Hay nói cách khác việc điều khiển tổng hợp cỏ dại là một yêu cầu cấp bách nhằm cải thiện hiệu quả phòng trừ, đảm bảo an toàn cho con người và môi trường sống.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến sri (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại tỉnh bắc kạn (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)