4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.6.4. Những nghiên cứu SRI ở Thái Lan, Indonesia và Philippines
Thí nghiệm SRI đầu tiên tại MCC (Multiple Cropping Center) tại đại học Chiangmai bằng việc thử nghiệm hai giống lúa nếp và ba giống lúa tẻ, với đặc điểm sinh trưởng mẫn cảm với ánh sáng, đã được trồng theo phương pháp canh tác truyền thống và theo chế độ quản lý của SRI, như cấy mạ non 17 ngày tuổi so với phương pháp canh tác truyền thống là cấy mạ già 34 ngày tuổi. Cấy theo khoảng cách rộng 25 x 25 cm và cấy 1 dảnh/khóm. Một cuộc hội thảo đầu bờ đã diễn ra ngày 10/5/2001, những người nông dân đã nhìn thấy hiệu quả của việc mạ non và cấy 1 dảnh với năng suất đạt được là 5,11 tấn/ha so với phương pháp truyền thống chỉ đạt 4,3 tấn/ha [44].
Đội ngũ cán bộ nông nghiệp của MCC đã chia sẻ những báo cáo kinh nghiệm có được về SRI từ Madagasca và Srilanka với các thành viên khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
của mạng lưới nông nghiệp bền vững miền bắc Thái Lan (Northern Thai Sustainable Agriculture Network). Đội ngũ này cũng bắt đầu dự thảo một cuốn sách giáo khoa nhỏ bằng tiếng Thái để phổ biến về SRI được dễ dàng. Khi kỹ thuật SRI đã trở nên phổ biến thì những người nông dân địa phương đã quan tâm rất nhiều về các vấn đề như: nguồn cung cấp dinh dưỡng hữu cơ, sâu bệnh hại, kiểm soát ốc bươu vàng…, đặc biệt người dân quan tâm đến chế độ quản lý nước và diệt trừ cỏ dại [54], [59].
Ở Indonesia, những thử nghiệm đầu tiên về phương pháp SRI đã được tiến hành tại Agency for Agriculture Research and Development (AARD) ở Sukanamdi và Cianjur từ mùa khô năm 1999 sau chuyến thăm của Giáo sư Uphoff. Năng suất với SRI đạt 6,3 - 6,8 tấn/ha trong khi năng suất trên những cánh đồng nông dân kế cận chỉ đạt 4,1 - 5,4 tấn/ha. Trong vụ mùa 2000, năng suất của SRI là 7,0 - 7,8 tấn/ha so với 5,9 - 6,9 tấn/ha ở trên đồng ruộng của nông dân. Kết quả này đã thuyết phục hoàn toàn các nhà nghiên cứu của AARD để họ bắt đầu kết hợp phương pháp SRI với việc cải tiến kỹ thuật trồng lúa thông qua biện pháp ”Quản lý tổng hợp cây trồng” (Integrated Crop Management - ICM), và họ đã rất thành công khi được kết hợp với ”Quản lý dịch hại tổng hợp” (Integrated Pest Management - IPM [59].
Tại Philippines, Hội hợp tác vì sự phát triển miền nam Mindanao (The Consortium for the Development of Southern Mindanao Cooperatives - CDSMC) đã thực hiện SRI trong mùa khô năm 1999. Năng suất trung bình là 4,96 tấn/ha, cao hơn 2 lần năng suất mà nông dân trước đây thường đạt được. Họ đã chỉ ra sự khác nhau tích cực giữa SRI và phương pháp truyền thống là sự vượt trội về số nhánh đẻ, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và khối lượng 1.000 hạt. Họ cũng kết luận SRI là một biện pháp canh tác thích hợp, có lợi đối với môi trường và là một trong những hệ thống canh tác thích hợp nhất đối với nông dân nghèo [59].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn