Bản chất của tư bản thương nghiệp:

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập môn- kinh tế chính trị - hot (Trang 41 - 42)

- Phân biệt Giá trị thặng dư siêu ngạch trong cạnh tranh và độc quyền:

a) Bản chất của tư bản thương nghiệp:

- Tư bản thương nghiệp đã xuất hiện trước chủ nghĩa tư bản gọi là tư bản thương nghiệp tiền tư bản chủ nghĩa, đặc điểm của nó là mua rẻ bán đắt, lợi nhuận thương nghiệp là kết quả trao đổi không ngang giá.

- Đến chủ nghĩa tư bản, trong quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp qua 3 giai đoạn, ta xét giai đoạn H’-T’, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hoá thực hiện chức năng thực hiện giá trị hàng hóa.

Khi tái sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển quy mô lớn thì chức năng trên được chuyên môn hoá tách ra thành ngành kinh doanh độc lập gọi là tư bản thương nghiệp.

Nhà tư bản ứng tư bản ra thực hiện chức năng trên gọi là tư bản thương nghiệp. Vậy tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp, được tách rời ra phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hoá

Tư bản thương nghiệp vừa độc lập, tách rời, vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp.

* Tư bản thương nghiệp vừa độc lập, tách rời, bởi vì:

- Khi tái sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển thì chức năng quản lý trở nên phức tạp, do đó tất yếu chức năng quản lý trong lĩnh vực lưu thông phải được tách ra. - Tư bản thương nghiệp chuyên môn hoá trong lĩnh vực lưu thông, nắm bắt nhu

cầu thị trường, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá.

- Tư bản thương nghiệp tách rời ra hoạt động trong lĩnh vực lưu thông để tư bản công nghiệp tập trung vào lĩnh vực sản xuất, nâng cao năng suất, nâng cao trình độ bóc lột.

* Tư bản thương nghiệp lại phụ thuộc vào tư bản công nghiệp vì:

- Tư bản thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, mà lưu thông là giai của quá trình tái sản xuất do sản xuất quyết định, có sản xuất mới có lưu thông, chính lưu thông là sự hình thành quá trình sản xuất.

- Tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng của tư bản hàng hoá, đó là sự vận động tiếp tục của tư bản công nghiệp trong lĩnh vực lưu thông.

Phân biệt tư bản kinh doanh hàng hoá (tư bản thương nghiệp) với tư bản hàng hoá:

- Khác nhau:

+ Tư bản thương nghiệp là tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, công thức vận động của tư bản thương nghiệp T-H-T’, trong đó hàng hoá 2 lần chuyển chỗ

Lần 1: Từ nhà tư bản công nghiệp sang nhà tư bản thương nghiệp theo giá

bán buôn công nghiệp ( K + Lợi nhuận công nghiệp là lợi nhuận bình quân)

Lần 2: Từ nhà tư bản thương nghiệp đến người tiêu dùng theo giá bán thực

tế (bằng giá bán buôn công nghiệp + Chi phí lưu thông + Lợi nhuận thương nghiệp _ lợi nhuận bình quân ) = giá trị hàng hoá.

Còn tư bản hàng hoá là hình thức tồn tại của tư bản, công thức vận động của tư bản hàng hoá là H’-T’-H…SX…H’, trong đó tiền tệ hai lần chuyển chỗ:

Lần 1: Nhà tư bản thương nghiệp bán được hàng, có tiền

Lần 2: Nhà tư bản công nghiệp dùng tiền mua các yếu tố sản xuất. b) Chi phí lưu thông và lao động của nhân viên thương nghiệp.

Tư bản thương nghiệp ứng ra làm chi phí lưu thông.

Chi phí lưu thông là chi phí bỏ ra trong quá trình lưu thông hàng hoá để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ và thực hiện giá trị hàng hoá.

Như vậy, căn cứ vào nội dung, tính chất chi phí lưu thông chia làm hai loại:

+ Chi phí lưu thông bổ sung là các chi phí bỏ ra để vận chuyển, duy trì giá trị sử dụng đến nơi tiêu thụ gồm: chi phí vận chuyển, bao bì, đóng gói, phân loại,… tất cả các chi phí này nhập vào giá trị hàng hoá, người mua phải trả qua giá bán để bù đắp lại.

+ Chi phí lưu thông thuần tuý là các chi phí thuần tuý liên quan đến việc thực hiện giá trị hàng hoá gồm: quảng cáo, lương nhân viên thương nghiệp, sổ sách kế toán,… tất cả các chi phí này không nhập vào giá trị hàng hoá nhưng nó được bù đắp lại bằng một phần giá trị thặng dư mà xã hội tạo ra.

b2) Lao động của nhân viên thương nghiệp:

Lao động của nhân viên thương nghiệp không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư như là công nhân sản xuất mà lao động nhân viên thương nghiệp thực hiện giá trị hàng hoá, đó cũng là lao động tất yếu của xã hội.

Nhân viên thương nghiệp cũng bị bóc lột, ngày lao động chia thành hai phần:

- Thời gian lao động cần thiết: Trong thời gian này nhân viên thương nghiệp không tạo giá trị mà thực hiện phần giá trị trong đó có tiền lương của nhân viên thương nghiệp

- Thời gian lao động thặng dư: Trong thời gian này nhân viên thương nghiệp không tạo giá trị thặng dư mà thực hiện phần giá trị, trong đó là lợi nhuận thương nghiệp.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập môn- kinh tế chính trị - hot (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)