IV TƯ BẢN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 1 Thế nào là địa tô tư bản chủ nghĩa? Phân biệt đại tô tư bản chủ nghĩa với địa tô
3. Phân tích những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ hiện nay:
Nam trong thời kỳ quá độ hiện nay:
- Căn cứ vào những mục tiêu và các quan điểm định hướng cho nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong thời kỳ quá độ hiện nay thì kể các trước kia, hiện
nay Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh có 2 nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó là:
+ Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
+ Đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá để trang bị kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế quốc dân
a) Xây dưng cơ cấu kinh tế hợp lý:
Để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý trong nền kinh tế bao giờ cũng gắn liền với quá trình thực hiện phân công lại lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá lao động và những ngành sản xuất và trong nội bộ từng ngành sản xuất gắn liền với các vùng lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân.
Phân công lao động xã hội có tác dụng rất to lớn bởi vì nó tạo ra nhũng đòn bẩy đối với sự phát triển khoa học công nghệ. Nhưng để thực hiện được việc phân công lao động xã hội có hiệu quả cần quan tâm những vấn đề sau đây.
+ Tỷ trọng lao động cả về mặt tuyệt đối và tương đối trong lĩnh vực nông nghiệp phải giảm xuống còn tỷ trọng lao động trong những ngành công nghiệp và dịch vụ phải tăng lên cả tương đối lẫn tuyệt đối.
+ Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày càng phải chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lực lượng lao động xã hội.
+ Tốc độ tăng lao động trong các ngành phi sản xuất vật chất hoặc dịch vụ phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng lao động trong những ngành sản xuất.
Từ những quan điểm như đã phân tích thì đi đôi với quá trình phân công lạo lao động xã hội ở nước ta một cơ cấu kinh tế mới được xem là hợp lý ở nước ta phải là:
Đó là một cơ cấu bao gồm tổng thể các quan hệ kinh tế hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân, gắn với vị trí, trình độ công nghệ, quy mô tỷ trọng tương ứng với từng bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận với nhau, gắn với điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định.
Cơ cấu kinh tế ở nước ta được cấu trúc thành 4 nhóm
- Cơ cấu ngành kinh tế: đây là một cơ cấu phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các ngành kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế được xem xét trên phạm vi vĩ mô đó là nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia và ở Việt nam hiện nay được xác định đó là cơ cấu công – nông nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế này cũng được xem là cơ cấu của các trung tâm đầu mối của nền kinh tế nước ta nhờ như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh.
Còn cơ cấu ngành kinh tế ở các vùng lãnh thổ lại dựa trên sức mạnh của các ngành kinh tế mũi nhọn ở mỗi địa phương
- Cơ cấu thành phần kinh tế:
Đây là mối quan hệ cơ cấu giữa các thành phần kinh tế tồn tại trong nền kinh tế quốc dân và giữa các vùng lãnh thổ.
- Cơ cấu vùng lãnh thổ:
Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều bao gồm những vũng lãnh thổ với những thế mạnh hay lợi thế không giống nhau vì vậy xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý là cần phải căn cứ vào đặc điểm của từng vùng lãnh thổ.
liên kết cả về mặt kinh tế – chính trị - xã hội của nền kinh tế quốc dân gắn với từng địa bàn hoặc từng vùng lãnh thổ cụ thể.
Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trong, nó tạo ra những động lực thức đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời nó tạp ra những môi trường, điều kiện để khai thác sử dụng một cách hợp lý nhất tối ưu nhất tất cả các nguồn lực vốn là khan hiếm của nền kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
b) Tiến hành cách mạng khoa học công nghệ để trang bị kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế quốc dân.
Cho đến nay thế giới đã lần lượt trải qua 2 lần cách mạng về kỹ thuật – công nghệ: lần thứ nhất gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật diễn ra vào thế kỷ 18 với dội dung thay thế lao động thủ công vằng lao động cơ khí, nửa cơ khí. Còn cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 thì nổ ra vào thế kỷ 20 chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu cuối thế kỷ 19 chủ yếu đầu thế kỷ 20 với tên gọi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hoặc cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 với nội dung chuyển lao động cơ khí sang lao động nửa tự động hoá và tiến tới tự động hoá. Còn giai đoạn 2 nổ ra và cuối thập niên 70 của thế kỷ 20 cho đến nay với nội dung là tự động hoá và tri thức hoá vền kinh tế, biến tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của các quốc gia.
Hiện nay cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang diễn ra một cách toàn diện trên các phạm vi các lĩnh vực làm thay đổi hết sức cơ bản các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất của nền kinh tế như cuộc cách mạng về năng lượng, cách mạng về vật liệu mới, cách mạng về sinh học, cách mạng về điện tử viễn thông và các cuộc cách mạng về địa chấn học, hải dương học, vũ trụ học.
9-03-2003