Thế nào là chi phí lưu thông dưới chủ nghĩa tư bản? nhân viên thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông có bị bóc lột thặng dư không?

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập môn- kinh tế chính trị - hot (Trang 54 - 55)

- Phân biệt Giá trị thặng dư siêu ngạch trong cạnh tranh và độc quyền:

4.Thế nào là chi phí lưu thông dưới chủ nghĩa tư bản? nhân viên thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông có bị bóc lột thặng dư không?

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông có bị bóc lột thặng dư không?

* Bản chất của chi phí lao động:

Theo học thuyết giá trị lao động của Mác thì tất cả các hoạt động phục vụ cho sản xuất , tiêu thụ sản phẩm đều phải bỏ ra những chi phí nhất định vì vậy hoạt động trong lĩnh vực lưu thông tiêu thụ sản phẩm nhà tư bản thương nghiệp cũng phải bỏ ra những chi phí như tất cả các nhà tư bản khác. Chi phí lưu thông được Mác khái quát thành 2 loại là chi phí lưu thông thuần tuý và chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông.

+ Chi phí lưu thông thuần tuý

Là chi phí để xây dựng cửa hàng, mua sắm quầy hàng, chi phí cho nghiệp vụ bán hàng như sổ sách, chứng từ, hoá đơn và các phương tiện bán hàng khác, chi phí thuê nhân

viên bán hàng, chi phí quản cáo, marketing, giao dịch.

Tất cả các chi phí lưu thông thuần uý là hết sức cần thiết cho quá trình lưu thông nhưng bản thân nó không làm cho giá trị sản phẩm tăng lên trong lưu thông.

+) Chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông (chi phí bổ sung)

Đây là chi phí cho việc gói bọc sản phẩm. Bảo quản sản phẩm, chi phí cho việc vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến thị trường. Chi phí bổ sung làm gia tăng chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu thông tất cả những chi phí này đều được biểu hiện ở ngoài lưu thông hàng hoá bỏ thêm một lượng kd cho các công việc diễn ra trong lưu thông vì vậy Các Mác khẳng định bộ phận chi phí này tham gia vào việc tăng giá trị của sản phẩm ngay trong quá trình lưu thông.

* Hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp là hoạt động để thực hiện giá trị của khối lượng sản phẩm đã sản xuất ra. Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là tư giá trị thặng dư mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp vì tư bản thương nghiệp đứng ra tiêu thụ sản phẩm nhưng trong quá trình hoạt động thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản thì bản thân nhà tư bản thương nghiệp không phải là người trực tiếp đứng ra bán hàng mà họ thuê nhân viên thương nghiệp. Nhân viên thương nghiệp sau quá trình làm việc (bán hàng) cho nhà tư bản nhận khoản thu nhập dưới hình thức tiền công và khoản tiền công ngày thực chất là một phần của giá trị thặng dư nằm trong lợi nhuận của nhà tư bản thương nghiệp và lượng tiền công đó bao giờ cũng nhỏ hơn lợi nhuận thương nghiệp hoặc phần thặng dư tư bản công nghiệp đã nhường. Như vậy bản thân nhân viên hoạt đông trong lĩnh vực thương nghiệp và bị bóc lột vì ngày làm việc của họ trong cửa hàng của nhà tư bản cũng được chia thành 2 phần, 1 phân ngày là thời gian lao động cần thiết. Trong thời gian này họ bán được một lượng hàng, họ nhận được tiền công, tiền công đó tương đương 1 phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, phần thời gian còn lại trong ngày là thời gian lao động thặng dư. Trong thời gian này người nhân viên thương nghiệp lại bán được một lượng hàng và tạo ra được một lượng giá trị tương đương phần còn lại của giá trị thặng dư mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp. Bộ phận giá trị này không thuộc nhân viện thương nghiệp mà thuộc về nhà tư bản thương nghiệp. Chính vì vậy Mác kết luận mặc dù hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hoặc thương nghiệp thì người nhân viên thương nghiệp vẫn là người làm thuê do đó lao động của họ vẫn là lao động bị bóc lột và lao động của họ là nguồn gốc tạo ra thu nhập không lao động cho tư bản thương nghiệp.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập môn- kinh tế chính trị - hot (Trang 54 - 55)