IV TƯ BẢN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 1 Thế nào là địa tô tư bản chủ nghĩa? Phân biệt đại tô tư bản chủ nghĩa với địa tô
2. Phân tích quan điểm và các mục tiêu công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội.
Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội.
* Các quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Trước đây ở nước ta và thế giới tồn tại phổ biến một quan điểm công nghiệp hoá là một quá trình tạo lập ra cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nền kinh tế gắn kết với việc chuyển lao động từ thủ công sang nửa co khí và cơ khí.
- Nhưng từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ thì trên thế giới lại xuất hiện những quan điểm mới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Theo quan điểm của liên hiệp quốc thì công nghiệp hoá đó là một quá trình phát triển kinh tế mà trong đó một bộ phận nguồn lực của quốc gia ngày càng lớn được huy động vào việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và hiện đại nhằm sản xuất ra những tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân phát triển với một nhịp độ tăng trưởng ngày càng cao và tạo ra được sự công bằng tiến bộ trong nền kinh tế xã hội.
- Nước ta từ khi bước vào thời kỳ đổi mới cho đến nay (1986) kết hợp cả những quan điểm, quan niệm truyền thống trước đây của Việt Nam và thế giới cũng với việc vận
dụng những quan điểm hiện đại của thế giới vào điều kiện cụ thể của Việt Nam thi ngay từ đại hội đảng 7 đảng ta đã đưa ra một quan điểm:
+ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam đó là một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ việc sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một chách phổ biến lao động cùng với những công nghệ, phương tiện và phương pháp tiến tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng xuất lao động xã hội ngày càng cao.
+ Quan điểm mới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam có những nét khác với quan điểm trước đây về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó là
. Trước đây công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tiến hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp. Còn ngày nay công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thực hiện theo cơ chế mới đó là cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
. Trước đây công nghiệp hoá được hiểu là nhiệm vụ chủ yếu của nhà nước và được thực hiện thông qua 2 khu vực quốc doanh và tập thể là chủ yếu nhưng ngày nay công nghiệp hoá được xác định là nhiệm vụ của toàn đảng toàn dân và tất cả các thành phần kinh tế.
. Chiến lược công nghiệp hoá trước đây là hướng nội hay nói cách khác công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Nhưng ngày nay chiến lược công nghiệp hoá ở nước ta chủ yếu là hướng ngoại hay nói cách khác tiến hành công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Trong điều kiện nền kinh tế Việt nam mở cửa với khu vực và thế giới nhằm phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam, khai thác các nguồn ngoại lực từ bên ngoài để thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
* Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong thời kỳ quá độ hiện nay.
Có thể quan niệm mục tiêu quan trọng nhất và trọng tâm nhất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam là từng bước tạo lập ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ở Việt nam.
Nhưng mục tiêu cụ thể và những định hước trước mắt của công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà nghị quyết đại hội đảng 9 đã đưa ra đó là:
+ Từng bước phấn đấu thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
+ Thực hiện việc phân công lại lực lượng lao động xã hội tạo điều kiện để hình thành những ngành sản xuất công nghiệp mới, những lĩnh vực kinh tế, dịch vụ mới theo hướng chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ và thực hiện phân công lao động tại chỗ bằng cách gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nông nghiệp – nông thôn.
+ Nghị quyết đại hội đảng 9 đưa ra mục tiêu có gắng phấn đấu để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.