Phân tích đặc điểm kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Lưu ý câu hỏi này khác câu hỏi phân tích đặc điểm kinh tế hàng hoá

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập môn- kinh tế chính trị - hot (Trang 74 - 75)

IV TƯ BẢN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 1 Thế nào là địa tô tư bản chủ nghĩa? Phân biệt đại tô tư bản chủ nghĩa với địa tô

2)Phân tích đặc điểm kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Lưu ý câu hỏi này khác câu hỏi phân tích đặc điểm kinh tế hàng hoá

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam) (nghị quyết đại hội 7có ý nghĩa quan trọng trong tổng kết đưa ra chiến lược cho nền kinh tế)

Nghị quyết ĐH đảng lần & nhấn mạnh:

Đặc điểm bao trùm và xuyên suốt nhất trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam là tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần.

Sở dĩ nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là bắt nguồn từ các tất yếu sau đây:

* Sau cách mạng dân tộc dan chủ ở nước ta đảng và nhà nước ta đứng trước 2 hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đó là ở hữu tư nhân của của những người sản xuất nhỏ và sở hữu tư nhân của giai cấp tư sản dân tộc Việt nam. Sự khác nhau này đòi hỏi

đảng và nhà nước cần phải có quan điểm và cách đối xử khác nhau trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa:

+ Đối với sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ như nông dân cá thể, thợ thủ công cá thể, tiểu thương buôn bán nhỏ thì nhà nước cải tạo thông qua việc vận động, giáo dục, thuyết phục để đưa họ vào làm ăn tập thể từ đó hình thành ra thành phần kinh tế hợp tác như hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã thủ công nghiệp, hợp tác xã thương nghiệp- dịch vụ.

+ Còn đối với sở hữu tư nhân của giai cấp tư sản dân tộc thì nhà nược lại phân ra làm 2 loại:

. Những nhà tư sản có công với cách mạng và kháng chiến thì nhà nước cải tạo hoà bình bằng cách trưng mua hoặc chuộc lại tài sản của họ rồi vận động họ cùng với nhà nước liên kết sản xuất kinh doanh hình thành ra các xí nghiệp công tư hợp doanh, mâm mống đầu tiên của thành phần kinh tế tư bản nhà nước.

. Những nhà tư sản làm tay sai cho đế quốc phong kiến thì nhà nước cải tạo bằng con đường quốc hữu hoá hoặc tịch thu toàn bộ tài sản và chuyển nó thành sở hữu nhà nước từ đó xây dựng nên các xí nghiệp quốc doanh.

* Trong quá trình tiến hàn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam thì một số thành phần kinh tế do lịch sử để lại vẫn tồn tại như thành phần kinh tế cá thể, thành phần kinh tế tiểu chủ, thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế tự nhiên của đồng bảo dẻo cao phía bắc và Tây Nguyên.

Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc trước day và trong phạm vi cả nước sau 1975 thì đảng và nhà nước ta đã xây dựng mới được một hệ thống các doanh nghiệp nhà nước tạo ra nền tảng cho nền kinh tế quốc dân và đó là thành phần kinh tế nhà nước hiện nay.

* Từ khi nước ta tiến hàn đổi mới, đặc biệt sau khi ba hành luật đầu tư nước ngoài ở Việt nam (12-1987) nền kinh tế Vn phát triển theo hướng mở cửa với brrn ngoài từ đó dòng vốn đầu tư quốc tế và khu vực vào việt nam ngày càng tăng và không ngừng mở rộng.

Từ những tất yếu như đã phân tích có thể đi đến kết luận trong nền kinh tế quá độ ở nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế là bắt nguồn từ những đặc điểm, những điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam mà trong đó một đặc điểm quan trọng là nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức khác nhau về tư liệu sản xuất.

Nghị quyết đại hội lần 9 của Đảng công sản Việt nam xác định nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay bao gồm 6 thành phần kinh tế cơ bản sau đây.

+ Kinh tế nhà nước + Kinh tế tập thể

+ Kinh tế cá thể, tiểu chủ + Kinh tế tư bản tư nhân + Kinh tế tư bản nhà nước

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập môn- kinh tế chính trị - hot (Trang 74 - 75)