Trình bày quy luật hình thành độc quyền và các tổ chức độc quyền, phân tích bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập môn- kinh tế chính trị - hot (Trang 67 - 69)

IV TƯ BẢN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 1 Thế nào là địa tô tư bản chủ nghĩa? Phân biệt đại tô tư bản chủ nghĩa với địa tô

1.Trình bày quy luật hình thành độc quyền và các tổ chức độc quyền, phân tích bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

(các căn cứ chuyển chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh -> chủ nghĩa tư bản độc quyền)

* Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền và quá trình chuyển chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lê Nin thò phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua 2 giai đoạn cao thấp khác nhau, giai đoạn đầu là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn giai đoạn sau (giai đoạn cao) đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thì cơ chế cạnh tranh tự do chi phối toàn bộ nền kinh tế tư bản vì vậy tất cả các nhà tư bản dù có quy mô lớn hay bé muốn tồn tại được trong môi trường cạnh tranh tư do muốn chiến thắng được đối thủ trong cạnh tranh tự do thì bắt buộc phải tiến hành quá trình tích tụ và tập trung tư bản.

Khi nguồn tư bản đã đạt đến một trình độ nhất định thì tất yếu sẽ dẫn đến quá trình tích tụ hay tập trung trong sản xuất, đó là việc mở rộng quy mô sản xuất củ các nhà tư bản theo hình thức là mở rộng tư bản cá biệt hoặc tập trung nhiều tư bản cá biệt.

Khi quy mô sản xuất đạt đến một trình độ đủ lớn thì nó sẽ dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền cũng với quy mô từ nhỏ đến lớn như Cacten, Xanhdica, Tở rớt, Côngxoocxion, cônglômêgrat.

Sự hình thành các tổ chức độc quyền như đã phân tích được Lê Nin khẳng định đó là một quy luật kinh tế mang tính khách quan, tồn tại trong lịch sử phát triển của tư bản chủ nghĩa.

Sự ra đời các tổ chức độc quyền cũng khẳng định quá trình chuyển tư Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền là một tất yếu.

Lê Nin chỉ rõ việc xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền sẽ hình thành trong nền kinh tế tư bản một cơ chế độc quyền, và Lê Nin cũng chỉ rõ độc quyền xuất hiện và bắt nguồn tư tự do cạnh tranh nhưng nó không thể thủ tiêu được hoàn toàn tự do cạnh tranh mà luôn luôn tồn tại song hành bên cạnh nhưng ở bên trên tự do cạnh tranh.

* Bản chất kinh tế của Chủ nghĩa tư bản

Lê Nin trong quá trình nghiên cứu sự hành thành độc quyền và các tổ chức độc quyền đã chỉ rõ bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền được thể hiện trong 5 đặc điểm kinh tế tư bản độc quyền, đó là

+ Quá trình tích tụ và tập trung trong sản xuất (do phát triển quy mô sản xuất) đã dẫn đến hình thành các các tổ chức độc quyền (Quy luật hình thành độc quyền)

+ Cạnh tranh giữa các tổ chức tư bản độc quyền công nghiệp và tư bản độc quyền ngân hàng dẫn đến hình thành tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.

Trong quá trình hình thành ra các tổ chức độc quyền trên cơ sở tích tụ và tập trung sản xuất nhưng không thể thủ tiêu được môi trường cạnh tranh trong chủ nghĩa tư bản, vì vậy Lê Nin cho rằng khi quy mô sản xuất của các tổ chức độc quyền càng lớn thì tính chất cạnh tranh càng quyết liệt và sự phá hoạt xét về mặt kinh tế của cạnh tranh càng lớn do đó khi đã hình thành ra các tổ chức độc quyền trong công nghiệp và các tổ chức độc quyền trong ngân hàng thỉ để đạt được lợi nhuận ngày càng cao thì các tổ chức kinh tế này cạnh tranh với nhau hết sức gay gắt thông qua chế độ tham dự bằng việc tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng mua cổ phiếu của nhau, tìm cách đưa người của mình vào hội đồng quản trị của đối phương nhằm tìm ra các biện pháp khống chế lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

Với các hình thức cạnh tranh như đã phân tích sẽ dẫn đến sự xâm nhập lẫn nhau giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng tạo ra những khó khăn bất lợi trong kinh doanh. Từ thực tiễn đó tất yếu sẽ dẫn đến các tổ chức độc quyền trong công nghiệp và ngân hàng phải đi đến một thoả hiệp là cùng nhau hình thành ra một loại tư bản mới và Lê Nin gọi đó là tư bản tài chính.

Tư bản tài chính có thể được hình thành theo chiều dọc thông qua các ngành kinh tế hoặc theo chiều ngang trên địa bàn vùng lãnh thổ. Sự ra đời của tư bản tài chính sẽ tạo ra một quyền lực hết sức to lớn đối với tất cả các tổ chức độc quyền của các ngành hoặc các vùng lãnh thổ. Khi các tổ chức độc quyền đã phát triển đến một trình độ cao thì tính chất cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong lĩnh vực tài chính cũng xuất hiện. Từ đó tất yếu lại dẫn đến sự thoả hiệp giữa nhiều tư bản tài chính dẫn đến sự tập trung tư bản tài chính hình thành bọn đầu cơ tài chính.

Bọn đầu sỏ tài chính có thể hình thành ở các quốc gia các khu vực và cao hơn là toàn thế giới.

Khi xuất hiện bọn đầu sỏ tài chính hay tư bản tài phiệt thì các tổ chức tài chính này có một thế lực hết sức to lớn, nó không chỉ chi phối các hoạt động của nền kinh tế mà còn chi phối cả chính trị, quân sự, quyết định chiến tranh hay hoà bình giữa các quốc gia.

- Xuất khẩu tư bản:

Xuất khẩu tư bản là việc đem tư bản từ nước này sang một nước khác sử dụng nhằm mục đích thu lợi nhuận nhiều hơn.

Xuất khẩu tư bản được tiến hành thông qua 2 con đường là xuất khẩu tư bản hàng hoá và xuất khẩu tư bản tiền tệ.

Xuất khẩu tư bản hàng hoá là đem hàng hoá được sản xuất ở một nước sang tiêu thụ hay thực hiện giá trị ở một nước khác nhằm mục đích thu hồi chi phí sản xuất và giá trị tặng dư đã bóc lột được của công nhân ở nước xuất khẩu.

Xuất khẩu tư bản hàng hoá được thực hiện dưới hình thức viện trợ cho vay hoặc thương mại quốc tế.

Còng xuất khẩu tư bản tiền tệ là việc đem tư bản tiền tệ từ một nước này sang một nước khác đầu tư phát triển sản xuất nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và vơ vét tài nguyên ở các nước nhập khẩu.

Xuất khẩu tư bản tiền tệ cũng được thực hiện thông qua các hình thức như viện trợ, cho vay hay đầu tư quốc tế.

Tóm lại việc xuất khẩu tư bản dù dưới hình thức là hàng hoá hay tiền tệ thì đầu đem lại một kết quả 2 mặt xuất khẩu và nhập khẩu.

Các cường quốc đế quốc gây chính tranh để phân chia lãnh thổ thế giới hình thành một hệ thống thuộc địa và nửa thuộc địa.

Các cường quốc đế quốc sau khi phân chia lãnh thổ thế giới thì tiếp tục phân chia nhau ảnh hưởng kinh tế.

Có thiếu không?

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập môn- kinh tế chính trị - hot (Trang 67 - 69)