Tỷ suất giá trị thặng dư:

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập môn- kinh tế chính trị - hot (Trang 26 - 27)

Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ tính theo % giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến m’'=(m/V).100%

+ m’ - Tỷ suất giá trị thặng dư + m - Giá trị thặng dư

+ V - Tư bản khả biến

m’ phản ánh trình độ bóc lột của tư bản tức là trong một ngày lao động của người công nhân thì mấy phần ngày lao động cho mình, mấy phần ngày lao động cho nhà tư bản

Ví dụ: m’= (3/3)*100% phản ánh một nửa ngày lao động cho mình, một nửa ngày lao động cho nhà tư bản.

+ Khối lượng giá trị thặng dư:

Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến ứng trước

M = m’.V + m’ - Tỷ suất giá trị thặng dư

+ M - Khối lượng giá trị thặng dư + V - Tư bản khả biến

M phản ánh qui mô bóc lột của nhà tư bản.

4. Trình bày các phương pháp bóc lột m dưới CNTB: Hai phương pháp

Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng là quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và nâng cao trình độ bóc lột của tư bản. Cùng với lịch sử Mác đã khái quát thành 2 phương pháp nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư

+ Sản xuất m tuyệt đối + Sản xuất m tương đối

a) Sản xuất m tuyệt đối:

Bóc lột m tuyệt đối là phương pháp bóc lột được tiến hành bằng cách kéo dài tuyệt đối thời gian lao động trong ngày của người công nhân trong điều kiện thời gian lao động cần thiết là không đổi.

Ví dụ ngày lao động 8 giờ chia thành: + Thời gian lao động cần thiết: 4 giờ + Thời gian lao động thặng dư: 4 giờ

m’ = (4/4)*100% = 100%

Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối bằng cách kéo dài ngày lao động thành 10 giờ, trong đó thời gian lao động cần thiết không đổi

+ Thời gian lao động cần thiết: 4 giờ + Thời gian lao động thặng dư: 6 giờ

m’ = (6/4)*100% = 150%

Nhưng bằng phương pháp này thì vấp phải giới hạn:

+ Sức lực thể chất của người lao động, cần phải có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động.

ngày lao động <24 giờ)

+ Vấp phải đấu tranh của người lao động

Phương pháp này được áp dụng trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản khi sản xuất còn dựa trên lao động thủ công. Bằng cách tăng cường độ lao động cũng là biện pháp sản xuất m tuyệt đối, bởi vì tăng cường độ lao động cũng như kéo dài thời gian lao động.

b) Sản xuất m tương đối

Sản xuất m tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động cần thiết kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài của ngày lao động là không đổi.

Ví dụ ngày lao động 8 giờ chia thành: + Thời gian lao động cần thiết: 4 giờ + Thời gian lao động thặng dư: 4 giờ

m’ = (4/4)*100% = 100%

Sản xuất m tương đối bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết còn 2 giờ trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi thì thời gián lao động thặng dư tăng lên 6 giờ.

m’ = (6/2)*100% = 300% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vậy bằng cách nào rút ngắn thời gian lao động cần thiết?

Ta biết rằng thời gian lao động cần thiết tạo ra giá trị bằng giá trị sức lao động, giá trị sức lao động bằng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết, vì vậy muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì phải hạ thấp giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết. Dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt. Phương pháp này được áp dụng khi chủ nghĩa tư bản đã có một nền sản xuất công nghiệp , năng suất lao động đã cao.

Lưu ý: Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên: - Ý nghĩa lý luận: Vạch rõ thực chất bóc lột

- Ý nghĩa thực tiễn: Trong điều kiện nước ta tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng vốn tích luỹ bằng cả các biện pháp tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động, trong đó tăng năng suất lao động là biện pháp cơ bản, lâu dài.

c) Giá trị thặng dư siêu ngạch:

- Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được ngoài mức bình thường dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt để hạ thấp giá trị cá biệt so với giá trị xã hội.

- Giá trị thặng dư siêu ngạch là mục đích của các nhà tư bản cạnh tranh trong nội bộ ngành.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập môn- kinh tế chính trị - hot (Trang 26 - 27)