Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất: a) Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập môn- kinh tế chính trị - hot (Trang 36 - 38)

- Phân biệt Giá trị thặng dư siêu ngạch trong cạnh tranh và độc quyền:

1) Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất: a) Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

a) Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận a1) Chi phí thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Chi phí thực tế: Để sản xuất hàng hoá thì phải có hao phí về lao động (Lao động vật hoá: C, lao động sống: V+m) đó gọi là chi phí thực tế.

Chi phí thực tế hình thành nên giá trị hàng hoá: G = C+V+m

Đối với từng nhà tư bản thì không quan tâm đến chi phí thực tế mà chỉ quan tâm đến chi phí tư bản mà nhà tư bản bỏ ra, bởi vì nó là giới hạn thấp của giá cả.

- Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản (tư bản bất biến: C và tư bản khả biến: V) mà nhà tư bản thường xuyên bỏ ra để sản xuất hàng hoá.

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là K = C+V

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa không liên quan đến hình thành giá trị hàng hoá - Phân biệt Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và Chi phí thực tế:

+ Khác nhau về lượng: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (C+V) luôn nhỏ hơn chi phí thực tế (C+V+m)

+ Khác nhau về chất: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa không hình thành giá trị hàng hoá nhưng C+V chuyển hoá thành K thì G=K+m và m được quan niệm là phần ngoài K do K tạo ra, điều này đã xuyên tạc nguồn gốc m.

a2) Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và tư bản ứng trước:

- Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản, nhà tư bản thường xuyên bỏ ra (K=C+V)

- Tư bản ứng trước là tư bản ứng ra một lần (lần đầu) để sản xuất kinh doanh (C+V)

Giữa Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và Tư bản ứng trước có sự khác nhau về lượng: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước, trong trường hợp mà tư bản cố định chu chuyển hết trong năm thì bằng nhau.

a3) Lợi nhuận và giá trị thặng dư:

Giá trị thặng dư là một phần của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do lao động công nhân tạo ra mà nhà tư bản chiếm không. Giá trị thặng dư là phạm trù trừu tượng, phản ánh quan hệ bóc lột.

Lợi nhuận: Nhà tư bản sau khi bán hàng thì có doanh thu, giữa doanh thu và chi phí có một khoản chênh lệch, khoản chênh lệch này mang so với tư bản ứng trước mang hình thái chuyển hoá thành lợi nhuận.

Lợi nhuận là hình thái chuyển hoá của Giá trị thặng dư khi mang so với tư bản ứng trước, được quan niệm là kết quả của tư bản ứng trước, ký hiệu: P

* Phân biệt giữa Lợi nhuận và Giá trị thặng dư:

- Giống nhau: Đều có cùng chung nguồn gốc do lao động làm thuê của công nhân tạo ra

- Khác nhau:

+ Khác nhau về chất:

Giá trị thặng dư mang so sánh với tư bản khả biến (V) thấy được nguồn gốc và bản chất của Giá trị thặng dư là do V sinh ra, còn P mang so với tư bản ứng trước (C+V) đã xoá nhoà ranh giới và xuyên tạc nguồn gốc, bản chất của nó (quan niệm có vốn là có lãi, không bóc lột)

+ Khác nhau về lượng: trong thực tiễn diễn ra 3 trường hợp . Nếu trên thị trường mà hàng hoá bán đúng giá trị thì p=m . Nếu trên thị trường mà hàng hoá bán cao hơn giá trị thì p>m . Nếu trên thị trường mà hàng hoá bán thấp hơn giá trị thì p<m. Ví dụ: Giá trị hàng hoá C+V+m = 10 đơn vị

Trong đó C = 5 đơn vị V = 3 đơn vị m = 2 đơn vị.

. Nếu bán đúng giá trị (bán được 10) thì p = m= 2 . Nếu bán cao hơn giá trị (giả sử bán được 12) thì p = 4 . Nếu bán thấp hơn giá trị (giả sử bán được 9) thì p = 1

a4) Tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận:

- Tỷ suất giá trị thặng dư: Là tỷ lệ % giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến m

m’=--- x100% V

m’ phản ánh trình độ bóc lột của tư bản

- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ tính theo % giữa giá trị thặng dư và tư bản ứng trước: m

p’=--- x100% C+V

p’ : Tỷ suất lợi nhuận m: giá trị thặng dư C+V: Tư bản ứng trước.

p’ phản ánh mức sinh lời hiệu quả sử dụng của tư bản.

* Phân biệt tỷ suất lợi nhuận (p’) và tỷ suất giá trị thặng dư (m’).

- Khác nhau về chất: m’ phản ánh trình độ bóc lột, p’phản ánh mức sinh lời và chỉ ra đầu tư vào ngành nào có lợi, p’ đã xuyên tạc bản chất.

- Khác nhau về lượng: Tỷ suất giá trị thặng dư bao giờ cũng lớn hơn tỷ suất lợi nhuận

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận động của p’:

- Nâng cao trình độ bóc lột (m’) làm tăng khối lượng M (M=m’xV) làm tăng tỷ suất lợi nhuận (p’)

- Tăng tốc độ chu chuyển tư bản (n), khi n tăng làm tăng khối lượng M (M= n x m)

- Cấu tạo hữu cơ C/V, khi C/V tăng nhưng m’ không tăng kịp với mức tăng của C/V làm cho p’ giảm. (Giảm đến đâu?)

- Tiết kiệm tư bản bất biến, đó là những tư bản đầu tư cho việc bảo hộ lao động, sữa chữa,...

→ Sự vận động của p’ chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó p’ có xu

hướng giảm.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập môn- kinh tế chính trị - hot (Trang 36 - 38)