IV TƯ BẢN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 1 Thế nào là địa tô tư bản chủ nghĩa? Phân biệt đại tô tư bản chủ nghĩa với địa tô
5. Phân tích những điều kiện tiền đề để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở Việt Nam (quan trọng)
đại hoá ở Việt Nam. (quan trọng)
Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đòi hỏi phải tạo lập được những điều kiện tiền đề, hay nhưng giải pháp có tính cơ bản để giúp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Từ nghị quyết đại hội đảng 3 (1960) cho đến nay đảng ta đều khẳng định và chỉ rõ những điều kiện tiền đề sau đây là hết sức cần thiết cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
- Tạo nguồn vốn cho công nghiệp hoá: muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá bắt buộc phải có một nguồn vốn lớn. Nguồn vốn đó ở nước ta hình thành từ 2 luồng:
+ Nguồn vốn nội lực: đó là nguồn vốn được tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. nguồn vốn này nhiều hay ít phụ thuộc và các nhân tố: trình độ phát triển của nền kinh tế thông qua tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế, tỷ trọng phân chia sản phẩm thặng dư của nền kinh tế cho tích luỹ và cho tiêu dùng, phụ thuộc vào việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế.
+ Nguồn vốn ngoại lực: nguồn vốn này được hình thành thông qua việc phát triển các quan hệ kinh tế dưới các hình thức như viện tợ, đi vay, đầu tư quốc tế…
Với điều kiện tiền đề là vốn đảng ta khẳng định nguồn vốn nội lực trong nước giữ vai trò quyết định cho sự thành công của công nghiệp hoá và hiện đại hoá nước ta, tuy vậy nguồn vốn ngoại lực lại có một vai trò hết sức quan trọng đặc biệt ở giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ quản ký kinh tế có trình độ cao phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phụ thuộc rất lớn vào trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ vì vậy đòi hỏi phải đao tạo được một nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật ngày càng cao trong đó bao gồm cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế và đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.
Để thực hiện được mục tiêu này thì ở nước ta từ đại hội đảng 7 cho đến nay đảng ta
luôn luôn nhấn mạnh chiên lược con người ,
con người là nhân tố trung tâm của toàn bộ sự nghiệp phát triển kinh tế mặt khác xác định giao dục, dào tạo là quốc sách hàng đầu không ngừng đào tạo mới và đào tạo lại lực lượng lao động xã hội cho phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Nhà nước tăng cường đầu tư để cử cán bộ đi đào tạo ở trong nước, nước ngoài nhằm tạo ra những chuyên gia có trình độ quốc tế
+ Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội:
Muốn tiền hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì đòi hỏi phải có một kết cấu hà tầng kinh tế kỹ thuật tương ứng vì vậy đảng ta cho rằng mục tiêu tổng quá cho chương trình phát triển kết cầu hạ tầng là phải đảm bảo sự giao lưu thông suốt trong mọi tình
huống trên tất cả các tuyến giao thông huyết mạch của nền kinh tế, đảm bảo hệ thống điện nước, thông tin liên lạc và kết cấu hạ tầng có liên quan.
+ Làm tốt công tác điều tra thăm dò địa chất để xác định nguồn lực, xây dựng chiến lược công nghiệp hoá. Nước ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá mặc dù xuất phải điểm rất thấp nhưng chúng ta có một thế mạnh là chúng ta có một nguồn lực tương đối phong phú đang dạng về tài nguyên thiên nhiên nằm rải rác ở khắp vùng lãnh thổ đất nước. Vì vậy để xây dụng chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiệu quả và hiện thực thì đòi hỏi phải làm tốt việc điều tra tham dò cơ bản để xác định nguồn lực.
+ Phải đổi mới để nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng và vai trò quản lý của nhà nước. Như đã phân tích sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay là sự nghiệp cao cả nhưng đầy khó khăn gắn liền với trách nhiệm của đảng, nhà nước , nhân dân và tất cả các thành phần kinh tế. Vì vậy để sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đạt được những thắng lợi thì đòi hỏi phải đẩy mạnh nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng trong việc xây dựng các chiến lược, xác định các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thích ứng với từng thời điểm lịch sử của nền kinh tế. Sự nghiệp công nghiệp hoá cũng gắn với vai trò quản lý, điều hành của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế xã hội và các công cụ quản lý vĩ mô.
Để thực hiện chức năng quản lý của nhà nước thì đòi hỏi tất cả các chính sách, công cụ quản lý của nhà nước đều nhằm thực hiện các mục tiêu quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó là:
+ Định hướng xã hội chủ nghĩa cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cụ thể là phải định hướng xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
+ Cần phải lựa chọn các ưu tiên tạo nguồn hàng xuất khẩu và thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào, phải ưu tiên xây dựng các cơ sở hạ tầng vật chất xã hội phục vụ cho việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu, phải ưu tiên cho những công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm đáp ứng như cầu xuất khẩu trong nước
+ Các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước phải đảm bảo cho quá trình công nghiệp hoá, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của đất nước và chỉ có trên cơ sở đó mới có thể rút ngắn được quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tránh được nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế so với khu vực và thế giới.
+ Các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước phải đảm bảo cho cơ chế thị trường có điều kiện tác động một cách lành mạnh, đúng hướng vào nền kinh tế.
Muốn vậy đòi hỏi nhà nước ta phải có các chính sách về tài chính, tiền tệ, về giá cả thương mại… một cách thích hợp tạo ra cơ chế và môi trường để cho tất cả các chủ thể tham gia vào nền kinh tế, tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát huy được sức mạnh của mình từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
quan trọng:Đặc điểm phát triển kinh tế thời kỳ quá độ ở việt nam Kinh tế hàng hoá
Cơ chế kinh tế thị trường. Phân phối thu nhập
16-03-2003 Chương XIV: Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam
Câu 1: Vì sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta cần phát triển kinh tế hàng hoá. Ưu thế của kinh tế hàng hoá so với kinh tế tự nhiên và kinh tế kế hoạch hoá tập trung là gì?
* Sự tất yếu khách quan cần phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt nam trong thời kỳ quá độ:
Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội mà tất cả những vật phẩm do nó sản xuất ra là nhằm mục đích trao đổi mua bán trên thị trường.
Kinh tế hàng hoá hoàn toàn đối lập với nền kinh tế tự nhiên và nền kinh tế chỉ huy kế hoạch hoá tập trung trước đây. Cho đến nay tất cả mọi quốc gia đều thừa nhận kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế tiến bộ, nó hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. ở nước ta trong một thời gian rất dài nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung vì vậy đã đối lập hoàn toàn với nền kinh tế hàng hoá và đi tới xoá bổ kinh tế hàng hoá.
Từ nghị quyết đại hội lần 7 Đảng cho đến nay đảng ta đã khẳng định rằng kinh tế hàng hoá hoàn toàn không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà nó là một hình kinh tế tiến bộ phù hợp với điều kiện và khả năng phát triển của việt nam do đó đảng ta đã đưa ra quan điểm gắn quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ một nền kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
Phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt nam là một tất yếu không những phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử mà nó càn là một tất yếu để đưa nước ta vượt ra khỏi tình trạng suy thoái khủng hoảng kinh tế.
Nước ta trong thời kỳ quá độ đã hội nhập đủ 2 điều kiện tiền đề cho nền kinh tế hàng hóa ra đời và phát triển đó là:
+ ở nước ta trình độ phân công lao động xã hội ngày càng phát triển vì vậy đã tạo ra rất nhiều ngành sản xuất, nhiều kĩnh vực kinh doanh khác nhau vì thế tạo ra sự chuyên môn hóa ngày càng sâu trong phân công lao động xã hội
+ Đồng thời ở nước ta trong thời kỳ quá độ hiện nay đang tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự đa dạng hóa về quan hệ sở hữu do đó tất yếu sẽ dẫn đến sự tách biệt về kinh tế giữa các thành phần kinh tế, giữa các chủ thể kinh tế.
Sự tất yếu đó còn bắt nguồn từ những khả năng về nguồn lực cho phép việt nam phát triển ngày càng mạnh về kinh tế hàng hóa, đó là: chúng ta có một lực lượng lao động đông đảo dễ đào tạo, nước ta có một nguồn tài nguyên và những điều kiện tự nhiên phong phú cho phép phát triển kinh tế hàng hóa. Nước ta lại có vị trí địa lý hoàn toàn thuận lợi cho phép nước ta phát triển kinh tế hàng hóa và mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
Từ tất cả những tất yếu như đã phân tích có thể khẳng định rằng việc phát triển kinh tế hàng hóa ở nước ta là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nền kinh tế việt nam đồng thời nó cũng là một giải pháp tối ưu nhất để giúp nước ta
vượt ra khỏi tình trạng của một nước nghèo và kém phát triển.
* Ưu thế của kinh tế hàng hóa so với kinh tế tự nhiên và kinh tế chỉ huy
Nếu so với kinh tế tự nhiên là một nền kinh tế còn in đậm dấu vết trong lịch sử phát triển kinh tế của Việt nam từ trước đến nay cũng như nền kinh tế chỉ huy kế hoạch hóa tập trung mà trong thời kỳ lịch sử khá dài tồn tại ở nước ta thì kinh tế hàng hóa có những ưu thế sau đây:
+ Kinh tế hàng hóa sẽ thúc đẩy quá trình xã hội hóa nền sản xuất một cách nhanh chóng từ đó làm cho phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa ngày càng sâu xác từ đó hình thành nên những mối quan hệ kinh tế vừa phụ thuộc vào nhau nhưng lại tác động qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, giữa các thành thần kinh tế, giữa các chủ thể trong tất cả nền kinh tế quốc dân.
+ Phát triển kinh tế hàng hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất từ đó tạo ra năng suất lao động xã hội ngày càng cao, giá thành sản phẩm ngày càng hạ, chất lượng sản phẩm ngày càng tốt và dẫn đến lợi ích người lao động ngày càng được cải thiện
+ Phát triển kinh tế hàng hóa sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất, từ đó cho phép mở rộng giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế -> cho phép việt nam tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
+ Phát triển kinh tế hàng hóa cho phép giải phóng các mối quan hệ kinh tế ra khỏi sự trói buộc của nền sản xuất nhỏ, khép kín.
Bên cạnh những mặt ưu thế của kinh tế hàng hóa như đã phân tích cũng cần phải nhận thức được rằng kinh tế hàng hóa trong quá trình phát triển nó cũng bộc lộ rõ rất nhiều mặt hạn chế, khuyết tật, đó là:
- Kinh tế hàng hóa bao giờ cũng chạy theo mục tiêu doanh lợi (lợi nhuận) vì vậy có thể dẫn đến sử dụng lãng phí những nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn là khan hiếm của đất nước, rất dễ dẫn đến vi phạm pháp luật của nhà nước và tham gia vào việc làm phá hủy môi trường sinh thái, gây ô nhiễm cho bầu khí quyển. Kinh tế hàng hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hình thành các tệ nạn của thị trường như hàng giả trốn lậu thuế, buôn gian bán lận và tạo tra môi trường bất chính như tham ô, tham những.
Câu 2: Phân tích đặc điểm kinh tế hàng hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam (chú ý không nhầm lẫn với đặc điểm kinh tế)
Nước ta đang từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua phát triển tư bản chủ nghĩa vì vậy phát triển kinh tế hàng hóa ở nước ta vận hành theo xu hướng gắn với những đặc điểm cơ bản sau đây:
Nghị quyết đại hội lần 7 của đảng cộng sản việt nam chỉ rõ nền kinh tế hàng hóa ở nước ta có 4 đặc điểm sau đây:
- Nền kinh tế hàng hóa ở nước ta đang trong quá trình vận động từ một nền kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc sang mọt nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
Với đặc điểm này chỉ rõ nền kinh tế hàng hóa ở nước ta trong thời kỳ quá độ hiện nay là một nền kinh tế hàng hóa kém phát triển nó bắt đầu từ một xuất phát điểm hết sức thấp đó là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kỹ thuật thủ công mang nặng tính bảo thủ trì trệ, phân công lao động xã hội chưa phát triển, thu nhập của dân cư quá thấp do đó sức
mua của thị trường không cao dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh trì trệ.
Cũng từ những đặc điểm này chỉ rõ cơ chế quản lý nền kinh tế của nước ta dựa trên cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp trong một thời gian dài đã làm sơ cứng các mối liên hệ kinh tế. Các quy luật kinh tế khách quan của kinh tế hàng hóa hoặc do ý chí chủ quan của nhà nước hoặc do sự kém hiểu biết nên đã bị thu hẹp phạm vi hoạt động. Thị trường là yếu tố gắn liền với kinh tế hàng hóa thì bị chia cắt, một số loại hàng hóa có tính đặc biệt như tư liệu sản xuất, vật tư tiền vốn thì thông qua con đường cung ứng trực tiếp nen đã làm mất tính chất và ý nghĩa của việc sản xuất hàng hóa từ đó dẫn đến cơ chế bao cấp tràn lan làm cho nguyên tắc hạch toán mang tính hình thức không có hiệu quả.
- Nền kinh tế hàng hóa ở nước ta là một nền kinh tế nhiều thành phần
Với đặc điểm này nó chỉ rõ có cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển nền kinh tế hàng hóa ở nước ta là dựa trên sự đa dạng hóa về các hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất của các chủ thể.
Một nền kinh tế hàng hóa tồn tại nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường thì tất yếu sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp hết sức to lớn giúp nước ta vượt ra khỏi tình trạng thấp kém, đẩy nền kinh tế hàng hóa nước ta phát triển với trình độ ngày càng cao trong xu thế hội nhập.
Những một nền kinh tế hàng hóa do nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia cùng