Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác định giá quyền sử dụng đất tại công ty thhh mtv quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng cổ phần công thương việt nam- chi nhánh hà nội (Trang 75 - 77)

Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản đối với hoạt động định giá. Bộ Tài chính quản lý một cách trực tiếp hoạt động của các tổ chức định giá, quy định cách thức hoạt động của các tở chức này. Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác quản lý vẫn còn bộc lộ một số yếu kém nhất định vì vậy cần có những điều chỉnh kịp thời. Cụ thể là:

- Bộ Tài chính cần phải ban hành những thông tư hướng dẫn kịp thời, cụ thể cho các đơn vị thực hiện. Thực tế hiện nay, tốc độ ban hành các thông tư là rất chậm, không theo kịp các động thái kinh tế cũng như những biến chuyển của tình hình kinh tế. Định giá QSD đất là một công tác liên quan đến nhiều lĩnh vực nên tốc độ ban hành các văn bản này càng chậm trễ càng gây trở ngại lớn đến việc áp dụng các phương pháp định giá của TĐV. Cần đẩy nhanh tốc độ các thông tư hướng dẫn; nội dung các thông tư phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với tình hình thực tế; các thông tư phải được thông báo rộng rãi đến tất cả các cơ quan; hướng dẫn, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các thông tư này.

- Hoàn thiện công tác kiểm tra chất lượng định giá. Bộ nên xây dựng một chuẩn mực rõ ràng để kiểm tra chất lượng định giá; thành lập một ban chuyên trách về kiểm tra chất lượng định giá ở các đơn vị; thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng định giá và có biện pháp xử lý sai phạm kịp thời.

- Tổ chức hiệu quả công tác đào tạo và thi cấp thẻ TĐV cho các cá nhân để nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ thẩm định. Tổ chức nhiều khóa học có sự tham giá của chuyên gia nước ngoài để học tập kinh nghiệm. Bên

cạnh đó, Bộ cần quản lý chặt chẽ hoạt động của thẩm định viên đã được cấp thẻ và có biệ pháp xử lý kịp thời đối với trường hợp vi phạm.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm định giá trực thuộc Bộ để đáp ứng tốt hơn vai trò tư vấn định giá cho Nhà nước cũng như nhu cầu của toàn xã hội.

Với tư cách là chủ thể quản lý vĩ mô trong nền kinh tế, Nhà nước tham gia quản lý mọi mặt của nền kinh tế vĩ mô và định giá cũng không nằm ngoài hệ thống đó. Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của hoạt động định giá song còn nhiều tồn tại đáng được xem xét. Để hoàn thiện công tác định giá QSD đất trong thời gian tới, Nhà nước cần phải có những phương pháp tích cực hơn, cụ thể:

- Nhà nước cần hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có

liên quan đến định giá bất động sản nói chung và định giá quyền sử dụng đất nói riêng. Các văn bản đó là các chính sách đất đai, các quy phạm pháp luật trong việc sử dụng đất, hệ thống các nguyên tắc, phương pháp, khuân khổ pháp lý cho ngành định giá, các tiêu chuẩn thẩm định giá phù hợp với pháp Luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

- Cần thành lập trung tâm chuyên về định giá bất động sản bởi bất động sản là một trong những tài sản có giá trị rất lớn với nhu cầu giao dịch ngày càng tăng làm tăng nhu cầu về xác định giá trị của nó. Trung tâm chuyên nghiệp này có thể đáp ững tốt hơn cho hoạt động quản lý của Nhà nước cũng như các hoạt động đầu tư kinh doanh của các chủ thể trong xã hội.

- Nhà nước cần đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả cho thị trường BĐS để nó phát triển lành mạnh đồng thời quản lý hoạt động của các tổ chức định giá. Một trong những khó khăn lớn của hoạt động định giá QSD đất là thị trường BĐS hoạt động thiếu lành mạnh. Quản lý của nhà nước với thị trường này còn chưa hiệu quả, kém minh bạch. Nhà nước cần phải thiết lập hệ thống đăng kí giao dịch BĐS minh bạch, đáng tin cậy, có hiệu lực. Bên cạnh

đó cần xây dựng một thư viện điện tử về các giao dịch BĐS trên thị trường. - Thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán vì đây là nơi cung cấp thông tin khá đầy đủ và tương đối chính xác. Nhà nước nên tạo điều kiện cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực về định giá. Nguồn nhân lực là một vấn đề nan giải, một bài toán khó với tất cả các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Nguồn nhân lực định giá Việt Nam đang trong tình trạng khan hiếm đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, cả nước chỉ có một số ít trường đào tạo chuyên ngành định giá và phần lớn chỉ đào tạo ngắn hạn, theo tín chỉ. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần quan tâm mở thêm nhiều trường đào tạo chuyên ngành định giá để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đời sống kinh tế. Có thể mở thêm các trường đại học chuyên về định giá hoặc các khoa định giá tại các trường kinh tế. Bên cạnh với việc mở rộng công tác đào tạo nhằm nâng cao số lượng cần phải chú ý đến chất lượng đào tạo ngành định giá hiện thời. Ở nước ta, đội ngũ thẩm định viên, định giá viên vẫn còn thiếu trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp. Phần lớn họ đều chuyển từ các lĩnh vực có liên quan sang và chưa được dào tạo bài bản về chuyên ngành định giá. Ngoài việc đào tạo trong nước, cũng cần liên kết đào tạo với những tổ chức chuyên môn ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm của những nước phát triển, có ngành định giá hoàn thiện hơn.

Để hoàn thiện công tác định giá nói chung và công tác định giá QSD đất nói riêng, vai trò của Nhà nước là không thể thiếu và vô cùng cấp bách. Tuy nhiên, sự can thiệp này chỉ manh tính vĩ mô, muốn đạt được hiệu quả phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, địa phương có liên quan.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác định giá quyền sử dụng đất tại công ty thhh mtv quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng cổ phần công thương việt nam- chi nhánh hà nội (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w