Điều kiện tự nhiên của huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục thuế, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 52 - 55)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Điều kiện tự nhiên của huyện Tam Đảo

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tam Đảo nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện lỵ tạm thời của huyện Tam Đảo đóng trên địa bàn xã Hợp Châu, cách thị xã Vĩnh Yên 10km về phía Đông Bắc.

- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang. - Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và tỉnh Thái Nguyên - Phía Nam giáp huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên. - Phía Tây giáp huyện Tam Dương và huyện Lập Thạch.

Trục Quốc lộ 2B chạy dọc huyện với chiều dài 20km, nối liền thị xã Vĩnh Yên với khu nghỉ mát Tam Đảo, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các trục tỉnh lộ 310, tỉnh lộ 314 tạo ra mạng lưới giao thông tương đối liên hoàn. Tuy nhiên chất lượng mặt đường chưa tốt, ảnh hưởng đáng kể đến tiến tình phát triển kinh tế-xã hội của huyện trong những năm qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Huyện Tam Đảo được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn thuộc huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch và thị xã Vĩnh Yên. Hiện tại, huyện có 9 đơn vị hành chính cấp xã là: Xã Minh Quang, Xã Hợp Châu, xã Hồ Sơn, Xã Tam Quan xã Đại Đình, Thị trấn Tam Đảo; Xã Đạo Trù, xã Bồ Lý, xã Yên Dương, Ngoài ra còn một số tổ chức đóng trên địa bàn như: Lâm trường Tam Đảo, Vườn Quốc gia Tam Đảo, một số đơn vị quốc phòng và một số doanh nghiệp nhỏ.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình huyện Tam Đảo tương đối đa dạng, phức tạp, có vùng miền núi và núi cao, có vùng đồi gò, có vùng đất bãi ven sông. Mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên đặc thù với những thuận lợi, khó khăn khác nhau trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Vùng miền núi và núi cao với diện tích khoảng 11.000 ha, chủ yếu do Vườn Quốc gia Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi do các xã quản lý và sử dụng.

Với đặc điểm địa hình như trên tạo điều kiện cho Tam Đảo phát triển kinh tế nông,lâm nghiệp hàng hoá phong phú, đa dạng.

3.1.1.3. Khí hậu-thời tiết

Do địa hình tương đối phức tạp nên khí hậu thời tiết ở Tam Đảo được chia thành 2 tiểu vùng: Tiểu vùng khí hậu Tam Đảo núi quanh năm mát mẻ, rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế du lịch và hình thành khu nghỉ mát; Tiểu vùng khí hậu vùng thấp mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến vùng Đông Bắc Bắc bộ.

- Nhiệt độ trung bình 22-230C, vùng núi cao nhiệt độ thấp hơn 3-40C so với vùng thấp (18-18,40C).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Độ ẩm tương đối trung bình 85-86 %. Vùng núi cao quanh năm có sương mù tạo nên cảnh quan rất đẹp.

- Lượng mưa trung bình 2570 mm/năm. Mưa thường tập trung vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 9.

- Hướng gió chủ đạo: Mùa hè là hướng Đông Nam, mùa Đông là hướng Đông Bắc.

Nhìn chung, khí hậu ở Tam Đảo tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt vùng Tam Đảo núi có chế độ khí hậu lý tưởng cho việc phát triển các khu nghỉ mát và phát triển du lịch sinh thái.

3.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản

Huyện Tam Đảo là không có nhiều tài nguyên khoáng sản. Tại xã Minh Quang có nguồn tài nguyên quặng sắt và 2 mỏ đá nhưng trữ lượng không lớn, chỉ có thể phát triển công nghiệp khai thác qui mô vừa và nhỏ.

3.1.1.5. Cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên nhân văn

Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần như:

- Vùng Tam Đảo núi quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên nên thơ, tuyệt diệu.

- Một số thác nước và mặt nước các công trình thuỷ lợi đẹp như thác Thác Bạc, Thậm Thình, hồ Xạ Hương.

- Cột phát sóng truyền hình Tam Đảo ở độ cao trên 1200m là một công trình kiến trúc ở độ cao độc nhất vô nhị tại Việt Nam có thể phát triển thành khu tham quan du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tam Đảo rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Điểm đặc biệt trong dịch vụ du lịch ở huyện Tam Đảo đó là Khu di tích Tây Thiên đã được xếp hạng, hàng năm thu hút hàng chục vạn người đến tham quan. Nếu được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để hình thành Tour du lịch khép kín: Tây Thiên-Tam Đảo 2-Tam Đảo 1 sẽ là nguồn thu chính, là động lực mạnh mẽ nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng nâng cao tỷ trọng du lịch, dịch vụ, thương mại và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung toàn huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục thuế, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 52 - 55)