Các chỉ tiêu để đánh giá tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục thuế, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 51 - 115)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Các chỉ tiêu để đánh giá tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Số lượng các buổi phát thanh, truyền hình - Số lượng các buổi tập huấn, đối thoại - Số lượng tin, bài, số lượng tờ rơi, pano

- Tổng số đơn vị kê khai, đăng ký thuế các năm - Tổng số đơn vị bị xử phạt hành chính thuế các năm. - Tổng số đơn vị bị xử lý phạt chậm nộp.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ NGƢỜI NỘP THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN TAM ĐẢO 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT tại chi cục thuế huyện Tam Đảo

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tam Đảo

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tam Đảo nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện lỵ tạm thời của huyện Tam Đảo đóng trên địa bàn xã Hợp Châu, cách thị xã Vĩnh Yên 10km về phía Đông Bắc.

- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang. - Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và tỉnh Thái Nguyên - Phía Nam giáp huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên. - Phía Tây giáp huyện Tam Dương và huyện Lập Thạch.

Trục Quốc lộ 2B chạy dọc huyện với chiều dài 20km, nối liền thị xã Vĩnh Yên với khu nghỉ mát Tam Đảo, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các trục tỉnh lộ 310, tỉnh lộ 314 tạo ra mạng lưới giao thông tương đối liên hoàn. Tuy nhiên chất lượng mặt đường chưa tốt, ảnh hưởng đáng kể đến tiến tình phát triển kinh tế-xã hội của huyện trong những năm qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Huyện Tam Đảo được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn thuộc huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch và thị xã Vĩnh Yên. Hiện tại, huyện có 9 đơn vị hành chính cấp xã là: Xã Minh Quang, Xã Hợp Châu, xã Hồ Sơn, Xã Tam Quan xã Đại Đình, Thị trấn Tam Đảo; Xã Đạo Trù, xã Bồ Lý, xã Yên Dương, Ngoài ra còn một số tổ chức đóng trên địa bàn như: Lâm trường Tam Đảo, Vườn Quốc gia Tam Đảo, một số đơn vị quốc phòng và một số doanh nghiệp nhỏ.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình huyện Tam Đảo tương đối đa dạng, phức tạp, có vùng miền núi và núi cao, có vùng đồi gò, có vùng đất bãi ven sông. Mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên đặc thù với những thuận lợi, khó khăn khác nhau trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Vùng miền núi và núi cao với diện tích khoảng 11.000 ha, chủ yếu do Vườn Quốc gia Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi do các xã quản lý và sử dụng.

Với đặc điểm địa hình như trên tạo điều kiện cho Tam Đảo phát triển kinh tế nông,lâm nghiệp hàng hoá phong phú, đa dạng.

3.1.1.3. Khí hậu-thời tiết

Do địa hình tương đối phức tạp nên khí hậu thời tiết ở Tam Đảo được chia thành 2 tiểu vùng: Tiểu vùng khí hậu Tam Đảo núi quanh năm mát mẻ, rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế du lịch và hình thành khu nghỉ mát; Tiểu vùng khí hậu vùng thấp mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến vùng Đông Bắc Bắc bộ.

- Nhiệt độ trung bình 22-230C, vùng núi cao nhiệt độ thấp hơn 3-40C so với vùng thấp (18-18,40C).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Độ ẩm tương đối trung bình 85-86 %. Vùng núi cao quanh năm có sương mù tạo nên cảnh quan rất đẹp.

- Lượng mưa trung bình 2570 mm/năm. Mưa thường tập trung vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 9.

- Hướng gió chủ đạo: Mùa hè là hướng Đông Nam, mùa Đông là hướng Đông Bắc.

Nhìn chung, khí hậu ở Tam Đảo tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt vùng Tam Đảo núi có chế độ khí hậu lý tưởng cho việc phát triển các khu nghỉ mát và phát triển du lịch sinh thái.

3.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản

Huyện Tam Đảo là không có nhiều tài nguyên khoáng sản. Tại xã Minh Quang có nguồn tài nguyên quặng sắt và 2 mỏ đá nhưng trữ lượng không lớn, chỉ có thể phát triển công nghiệp khai thác qui mô vừa và nhỏ.

3.1.1.5. Cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên nhân văn

Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần như:

- Vùng Tam Đảo núi quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên nên thơ, tuyệt diệu.

- Một số thác nước và mặt nước các công trình thuỷ lợi đẹp như thác Thác Bạc, Thậm Thình, hồ Xạ Hương.

- Cột phát sóng truyền hình Tam Đảo ở độ cao trên 1200m là một công trình kiến trúc ở độ cao độc nhất vô nhị tại Việt Nam có thể phát triển thành khu tham quan du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tam Đảo rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Điểm đặc biệt trong dịch vụ du lịch ở huyện Tam Đảo đó là Khu di tích Tây Thiên đã được xếp hạng, hàng năm thu hút hàng chục vạn người đến tham quan. Nếu được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để hình thành Tour du lịch khép kín: Tây Thiên-Tam Đảo 2-Tam Đảo 1 sẽ là nguồn thu chính, là động lực mạnh mẽ nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng nâng cao tỷ trọng du lịch, dịch vụ, thương mại và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung toàn huyện.

3.1.2. Nhân khẩu và lao động của huyện Tam Đảo

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động huyện Tam Đảo 2011 - 2013

Các chỉ tiêu ĐVT N. 2011 N. 2012 N. 2013 So sánh % N.12/11 N.13/12 BQ 2011- 2013 1. Tổng số hộ hộ 13,943 16,632 17,300 119.28 104.0 111.65 2. Dân số người 71,528 74,511 75,256 104.17 101.00 102.59 3. Tổng số LĐ lđ 26,352 31,767 33,389 120.55 105.11 112.83 BQ LĐ/hộ lđ/hộ 1.89 1.91 1.93 101.06 101.05 101.05 BQ người/hộ người/hộ 5.13 4.48 4.35 87.33 97.10 92.21

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình dân số huyện Tam Đảo năm 2011 là 71.528 người. Năm 2012 dân số là 74.511 người tăng lên 2.983 người so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,17%. Năm 2013 toàn huyện Tam Đảo có 75.526 người tăng lên 1015 người so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,37%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

địa bàn huyện tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2011 số lao động là 26.352 người thì tới năm 2012 số lao động đã tăng lên 5.415 người so với năm 2011 và tới năm 2013 số lao động đã tăng lên so với năm 2013 là 745 người mức tăng này có giảm đi so với năm 2012 nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt cho thấy số lao động đang dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dân số. Điều này, sẽ thúc đẩy nền kinh tế trên địa bàn huyện phát triển tốt hơn nhờ vào tiềm năng là nguồn lao động sẵn có.

3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tam Đảo huyện Tam Đảo

3.1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế

Nền kinh tế huyện Tam Đảo đang từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, các tiềm năng lợi thế của ngành du lịch, nông nghiệp, vật liệu xây dựng được trú trọng khai thác và phát huy. Trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến đáng kể. Năm 2012, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt 714,702 triệu đồng, tăng 112,4% so với năm 2011 là do cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và thương nghiệp - dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông lâm thuỷ sản (ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 51,33%, công nghiệp-xây dựng chiếm 20,5%, thương mại-dịch vụ chiếm 28,17. Năm 2013 tổng giá trị sản xuất ước đạt 993.449 triệu đồng, tăng 28,1% so với năm 2012 là do Nhóm ngành công nghiệp tăng 107.809 triệu đồng, nhóm ngành thương mại - dịch vụ tăng 141.408 triệu đồng, nhóm nông lâm, thủy sản tăng 29.530 triệu đồng so với năm 2012. Nhưng so với mức tăng của năm 2012 so với năm 2011 thì mức tăng của năm 2013 lại đang có phần giảm điều này một mặt là do tình hình kinh tế khủng hoảng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

huyện Tam Đảo năm 2011-2013

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nhóm ngành CN-XD 61,241 18.2 146,514 20.5 254,323 25.6 85,273 139.2 107,809 42.4 Nhóm ngành TM-DV 89,843 26.7 201,332 28.2 342,740 34.5 111,489 124.1 141,408 41.3 Nhóm nông, lâm, thủy sản 185,405 55.1 366,857 51.3 396,386 39.9 181,451 97.9 29,530 7.4 Tổng 336,489 100 714,702 100 993,449 100 378,213 112.4 278,747 28.1

(Nguồn phòng tài chính huyện Tam Đảo ) 3.1.3.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp

Bảng 3.3. Số liệu phản ánh số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn huyện các năm 2011-2013

Loại hình DN Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Công ty cổ phần 17 19 22

Công ty TNHH 43 50 60

Doanh nghiệp tư nhân 15 16 18

Hợp tác xã 16 16 16

Hộ kinh doanh cá thể 50 57 70

Đơn vị hành chính sự nghiệp 64 66 66

Tổng 205 224 252

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số lượng các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tăng qua các năm cụ thể: Năm 2011 số lượng doanh nghiệp trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

địa bàn huyện là 205 đơn vị thì tới năm 2012 số lượng này là 224 đơn vị tăng 19 đơn vị là do số lượng công ty cổ phần năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2 đơn vị, số lượng công ty TNHH năm 2012 tăng so với năm 2011 là 7 đơn vị, số lượng hộ kinh doanh cá thể tăng so với năm 2011 là 7 đơn vị, số lượng đơn vị hành chính sự nghiệp tăng so với năm 2011 là 2 đơn vị, số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng không đáng kể có 1 đơn vị. Năm 2013 số lượng đơn vị trên địa bàn huyện là 252 đơn vị tăng 28 đơn vị so với năm 2012 tăng hơn nhiều so với số lượng tăng của năm 2012 so với năm 2011. Sở dĩ có sự tăng lớn như này là do số hộ kinh doanh cá thể tăng nhiều nhất tăng tới 13 đơn vị so với năm 2012, số lượng công ty TNHH tăng lên 10 đơn vị so với năm 2012, số lượng công ty cổ phần tăng lên 3 đơn vị so với năm 2012 và số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng lên 2 đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhìn chung là khá tốt và có xu hướng tăng mạnh về loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH và hộ kinh doanh cá thể. Điều này cũng phản ánh đúng xu hướng của tình trạng kinh tế toàn cầu nói chung khi tình hình kinh tế khó khăn do khủng hoảng thì người dân và các nhà đầu tư có xu hướng mở và đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa hơn nữa địa bàn huyện Tam Đảo lại phù hợp với nhóm nghành phát triển du lịch thương mại nên cũng có phần tác động tới số lượng về hai loại hình doanh nghiệp này.

3.1.4. Tình hình cơ bản của Chi cục thuế huyện Tam Đảo

3.1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục thuế huyện Tam Đảo

Chi cục thuế huyện Tam Đảo được thành lập theo Quyết định của Bộ Tài chính về việc thành lập Chi cục Thuế Nhà nước. Nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước, Chi cục Thuế huyện Tam Đảo, chịu sự lãnh đạo song trùng của Cục Thuế Vĩnh Phúc và UBND Tam Đảo, có chức năng trực tiếp tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện Tam Đảo.

Lập kế hoạch thu thuế hàng năm, hàng quý, hàng tháng trên địa bàn huyện Tam Đảo. Thực hiện các nghiệp vụ thu thuế và thu khác đối với các đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế theo đúng quy định của Nhà nước: tính thuế, lập sổ thuế, thông báo số thuế phải nộp, phát hành các lệnh thu về thuế và thu khác, đôn đốc thực hiện nộp đầy đủ, kịp thời mọi khoản thu vào Kho bạc Nhà nước, xem xét và đề nghị miễn giảm thuế thuộc thẩm quyền và thực hiện quyết toán thuế.

Kiểm tra và xử lý các vi phạm chính sách, chế độ thuế, vi phạm kỷ luật trong nội bộ ngành, giải quyết đơn thư khiếu nại theo thẩm quyền. Thống kê, kế toán, thông tin và báo cáo tình hình kết quả thu nộp thuế.

Hiện nay toàn Chi cục có 33 cán bộ công chức (31 trong biên chế, 02 hợp đồng).Cán bộ công chức nam là 20 người, Cán bộ công chức nữ là 13 người.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: đại học 26 người; trung cấp 5 người. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 01 người; trung cấp 15 người.

3.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế của Chi cục thuế huyện Tam Đảo

* Vị trí, chức năng của Chi cục thuế huyện Tam Đảo

Chi cục Thuế huyện Tam Đảo là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế huyện Tam Đảo có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. (Theo quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục Trưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng cục thuế).

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thuế huyện Tam Đảo

Chi cục Thuế huyện Tam Đảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: ( Được ban hành kèm theo quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục thuế).

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật;

- Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế;

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục thuế, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 51 - 115)