Khảo sát thực tế sử dụng vốn vay theo các phương thức của hộ

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ nghiên cứu các phương thức cho vay phù hợp với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 98)

dân vay vốn tại NHNo&PTNT Lương Tài.

4.1.6.1 Tình hình vay theo các phương thức của 50 hộ điều tra

Qua điều tra thực tế về 50 hộ sản xuất và kinh doanh trên địa bàn, kết quả điều tra trên bảng 4.9 là số đã khảo sát được chọn lựa ngẫu nhiên trong số rất nhiều hợp đồng vay vốn tại ngân hàng.

Nhìn chung, với sự kết hợp các phương thức cho vay với các mục đích, đối tượng sử dụng vốn vay, chứng tỏ hầu hết các hộ vay vốn đều có khả năng tự điều hoà luồng tiền cùng với các nguồn thu nhập khác.

Thực tế cũng cho thấy, hộ thuần nông chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số hộ sản xuất, trong giai đoạn nông nhàn, các hộ sản xuất thường làm thêm các nghề phụ như làm thợ, kinh doanh nhỏ, làm nghề TTNC như đúc đồng… hoặc có thể điều hoà dòng tiền từ chính các khoản tiền tích luỹ, tiết kiệm.

Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả điều tra hộ nông dân về tình hình áp dụng phương thức đi vay

TT Tiêu chí Đơn vị Các phương thức cho vay Tổng Vay từng lần Theo HMTD Theo dự án đầu 1 Số hộ vay vốn hộ 25 22 3 50 2 Số vốn sử dụng Trđ 3.268 4.125 2.500 9.893 3 Theo tính chất KD hộ 25 22 3 50 - SXNN hộ 10 8 2 20 - TTCN hộ 5 7 0 12 - KD- DV hộ 10 7 1 18 4 Theo mức độ kinh tế hộ 25 22 3 50 - Giàu hộ 3 2 0 5 - Khá hộ 10 9 2 21 - TB hộ 12 11 1 24

(Nguồn Tổng hợp từ điều tra hộ)

Nhìn bảng trên cho thấy số hộ vay theo phương thức từng lần là nhiều nhất, vay theo dự án đầu tư thì mới bắt đầu. Đồng thời giá trị vay theo phương thức hạn mức TD đang là cao nhất năm 2013.

Bảng 4.10. Kết quả điều tra hộ nông dân về sử dụng vốn theo các phương thức đi vay

TT Tiêu chí Đơn vị Các phương thức cho vay Tổng Vay Theo Theo dự

từng lần HMTD án đầu tư I Số hộ vay vốn hộ 25 22 3 50 II Số vốn sử dụng Trđ 3.268 4.125 2.500 9.893 III Theo tính chất KD hộ 25 22 3 50 1. Vay SXNN hộ 10 8 2 20 -Đã trả xong nợ 9 8 1 18 -Còn nợ quá hạn 1 0 1 2 2. Vay TTCN hộ 5 7 0 12 -Đã trả xong nợ 4 6 0 10 -Còn nợ quá hạn 1 1 0 2 3 KD- DV hộ 10 7 1 18

(Nguồn Tổng hợp từ điều tra hộ)

Qua bảng trên cho thấy số hộ vay theo từng lần cho SXNN hay TTCN hoặc kinh doanh dịch vụ đều còn gặp khó khăn trong trả nợ vì khi trả nợ thường không đúng với thời điểm thu hoạch nên khó khăn khi trả nợ đến hạn. Còn vay theo hạn mức tín dụng thường đúng thời điểm có sản phẩm nên ít có tình trạng nợ quá hạn, nếu có thường chỉ tập trung vào hộ kinh doanh dịch vụ do gặp thời ký kinh doanh khó khăn hơn.

4.1.6.2 Khảo sát sử dụng vốn vay của các hộ ND theo từng phương thức tại NH NN& PTNT huyện Lương Tài.

Từ thực tế sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nông thôn nói chung và điều kiện từng loại hộ nói riêng, dòng chu chuyển tiền của từng hộ và yêu cầu tín dụng phải gắn với nhau theo thời gian. Chúng tôi lựa chọn 3 hộ điển hình thuộc nhóm trung bình và khá có sử dụng tín dụng để đánh giá sự kết hợp chu chuyển dòng tiền, trên cơ sở đó đề xuất sử dụng phương thức tín dụng hợp lý cho từng loại hộ. Điều đó nhằm thể hiện khả năng kết hợp chu chuyển dòng tiền với mức tín dụng hỗ trợ cần thiết cho chu chuyển theo điều kiện sản xuất và kinh tế của từng loại hộ.

a) Hộ trung bình

+ Tên hộ vay vốn: Hộ Bùi Thị Lý thuộc nhóm hộ chuyên SXNN ở xã Đạo Sử. Hộ thuộc nhóm kinh tế Trung bình.

+Phương thức vay vốn: Vay từng lần + Số tiền vay: 20 triệu đồng

+ Thời gian vay: 12 tháng + Lãi suất vay: 11% năm

+ Thời điểm vay: Ngày 5 tháng 1 năm 2012 + Lý do vay: Vay chăn nuôi Lợn và gà

Hộ Bùi Thị Lý thuộc nhóm hộ trung bình, các đặc điểm sản xuất là hộ thuần nông có ít ruộng đất, công cụ sản xuất sơ sài, vốn thiếu, đời sống còn khó khăn, mức độ đầu tư cho SX không cao.

Hộ Bùi Thị Lý ở Đạo Sử, Lương Tài chỉ sản xuất 6 sào lúa 2 vụ và nuôi lợn, gà để tận dụng các phụ phẩm từ nông nghiệp. Bảng 4.11 và Bảng 4.12 phản ánh tình hình hộ loại trung bình sử dụng vốn vay kết hợp với vốn tự có để sản xuất qua dòng thu - chi của hộ. Mức thu chi cả năm và hàng tháng ở tình trạng rất thấp và đơn giản vì ngành nghề sản xuất chỉ sản xuất mỗi năm có 6 sào ruộng 2 vụ lúa và vay tín dụng để nuôi 3 lứa lợn/năm. Các chi tiêu cho đời sống cũng đơn giản và thấp do chưa có khả năng chi trả trong điều kiện sống trung bình. Ngoài ra, tính thời vụ cũng cho thấy những khó khăn xuất hiện trong những thời điểm “giáp hạt” trong năm.

Các khoản chỉ phí thể hiện mức độ chi rất thấp trong sản xuất. Nghiên cứu dòng thu - chi tổng quát và dòng thu chi hàng tháng cho thấy sự có mặt của tín dụng đã giúp hộ cân đối được tình thế cho sản xuất, nhưng quan trọng hơn là vốn vay đó còn “cứu trợ” được tình thế cho đời sống. Vì vậy, vấn đề cần quan tâm là món nợ đó có thể giúp hộ trung bình giải quyết tốt các yêu cầu từ sản xuất không và xem xét cách cho vay đó nhìn từ thực tế sản xuất có làm cho hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả kinh tế không.

Bảng 4.11. Dòng tiền thu chi của hộ theo các tháng năm 2013

(Trường hợp nghiên cứu tại hộ Bùi Thị Lý, xã Đạo Sử, huyện Lương Tài)

ĐVT: 1000 đồng Khoản mục 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Dòng thu 21.548 1.200 2.068 12.219 3.278 4.763 4.398 10.207 3.393 4.126 6.192 15.720 1.1 Thu từ SXKD 1.548 1.200 2.068 12.219 3.278 4.763 4.398 10.207 3.393 4.126 6.192 15.720 1.2 Thu từ vay NH 20.000 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2. Dòng chi 12786 2154 2901 7013 4377 3794 5331 6376 4437 5644 4639 7436 2.1Chi từ SXKD 10.286 2.098 1.658 5.547 3.092 2.271 3.974 5.158 2.653 3.208 2.122 2.524

2.2Trả lãi tiền vay 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2.200

2.3 Chi tiêu gia đình 2.500 2.056 1.243 1.566 1.285 1.523 1.357 1.218 1.784 2.436 2.517 2.712

3 Cân đối thu - chi 8.762 (954) (833) 5.206 (1.099) 969 (933) 3.381 (1.044) (1.518) 1.557 8.284 4. Chu chuyển tiền mặt của hộ

4.1 Số tiền đầu kỳ 1500

4.2 Cân đối thu chi hàng tháng 8762 -954 -833 5206 -1099 969 -933 3381 -1044 -1.518 1.557 8.284

4.3Trả nợ gốc ngân hàng -20000

4. Chu chuyển dòng tiền các tháng trong năm

10262 9308 8475 13681 12582 13551 12618 15999 14955 13437 14990 3.274

Sau khi tính toán dòng tiền thu chi theo tháng của hộ, tổng hợp cả năm được bảng sau:

Bảng 4.12. Kết quả thu - chi của hộ vay vốn từng lần cả năm 2013

(Trường hợp nghiên cứu tại hộ Bùi Thị Lý –xã Đạo Sử ,huyện Lương Tài) ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Cả năm 2013

I. Các khoản thu tổng số 89.112,63

1. Các khoản thu từ SXKD 59.428,63

2. Vay Ngân hàng 20.000,00

II. Các khoản chi 66.888,15

1.Các khoản chi từ SXKD 26.366,15

2. Chi TC: Trả lãi tiền vay 2.200,00

3. Trả gốc tiền vay ngân hàng 20.000,00

4. Các khoản chi trong gia đình 25.355,90

III. Cân đối (I-II) 1.774

IV. Số dư đầu kỳ về tiền 1.500

V. Số dư cuối năm về tiền 3.274

(Nguồn Tổng hợp từ điều tra hộ)

Từ những phân tích trên, có thể thấy việc áp dụng phương thức cho vay từng lần cho hộ bà Bùi Thị Lý là phù hợp và còn có lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên nếu bà Lý mạnh dạn vận dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thì thuận lợi hơn, phù hợp hơn với tình hình SX của hộ, phù hợp với chu kỳ chăn nuôi con lợn của gia đình, sẽ không có tình trạng lúc có thu sản phẩm thì dòng tiền dương nhiều và các tháng sau đó lại có chi mà chưa có thu nên dòng tiền âm.

b) Hộ khá

Hộ có trình độ kinh tế khá ở trường hợp nghiên cứu dưới đây + Tên hộ vay vốn: Ông Nguyễn Văn Hưng, Xã Quảng Phú, Lương Tài. + Phương thức vay vốn: Theo dự án đầu tư

+ Số tiền vay: 30 triệu đồng

+ Thời gian vay: 12 tháng, từ 7.1.2012 đến 7.1.2013 + Lãi suất vay: 1,15% tháng, trả lãi theo tháng +Lý do vay: Vay theo dự án chăn nuôi lợn.

Tình hình sản xuất của hộ tuy thuần tuý nông nghiệp nhưng là hộ có kinh nghiệm trong SX, có trang trại nhỏ, mức độ đầu tư sản xuất khá cao có thu nhập ổn định. Hộ có 5 sào sản xuất lúa 2 vụ để cung cấp lương thực cho gia đình là chính. Nguồn thu từ trồng trọt có mức độ khá cao và ổn định là vườn chuối và bưởi 1 sào và 2,5 sào vải quả. Mức thu từ chuối những năm gần đây đem lại lợi ích chính cho gia đình, và có sản phẩm bưởi quả được bán vào dịp gần Tết. Chính từ những nguồn thu trồng trọt khá ổn định nên hộ đang phát triển chăn nuôi lợn với mức nuôi tới 20 con/lứa. Số lợn này được nuôi “thâm canh” với chi phí thức ăn công nghiệp có giá trị cao, hàng năm đem lại khoản thu lớn về tiền vào những thời điểm xuất chuồng đồng loạt.

Hộ đang vay 30 triệu đồng từ NHNo&PTNT với lãi suất 1,15%/tháng, tiền trả lãi hàng tháng. Đây là món vay thương mại có lãi suất thị trường. Chúng tôi nghiên cứu hộ thuần nông có trình độ kinh tế khá này thông qua dòng thu - chi tổng quảt (Bảng 4.12) dòng thu chi hàng tháng (Bảng 4.13) nhằm xác định đặc điểm thu - chi và tác dụng của món nợ vay đối với dòng thu chi đó.

Dòng tiền tổng quát và dòng thu chi hàng tháng cho thấy về sản xuất hộ luôn có thặng dư. Các tháng cũng đều bảo đảm mức thặng dư với lượng tiền dành cho sản xuất luôn ổn định ở mức > 3 triệu. Mức thu tuy không đều trong năm nhưng do có số tiền thu lớn nên hộ hoàn toàn có thể trang trải cho các nhu cầu sản xuất. Việc vay vốn với số tiền khá cao cho sản xuất của hộ được lý giải theo dự án đầu tư là vay đầu tư chăn nuôi lợn. Số tiền này có thể phát triển thêm chuồng trại để có thể tăng quy mô chăn nuôi lên trên 30 con/lứa. Điều đó đã được ngân hàng đồng ý như đã trình trong các văn bản vay vốn với ngân hàng.

Bảng 4.13. Dòng tiền thu - chi của hộ khá theo các tháng năm 2013

(Trường hợp nghiên cứu tại hộ Nguyễn Văn Hưng, Thị Trấn Thứa, Lương Tài)

ĐVT: 1.000đồng

Khoản mục 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

I. Dòng thu 34.080 44.850 2.876 1.948 2.094 19.30

0 2.950 8.000 3.092 19.200 4.021 3.450

1 Thu từ SXKD 4.080 44.850 2.876 1.948 2.094 19.300 2.950 8.000 3.092 19.200 4.021 3.450

2 Thu từ tiền vay NH 30.000 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II. Dòng chi 7.930 11.47

1

6.445 5.595 7.240 9.210 5.690 5.880 7.840 8.995 5369 6.745

1 Chi từ SXKD 4.085 5.626 3.100 2.450 3.895 4.865 2.345 2.500 3.600 5.165 2.224 2.400

2 Trả lãi tiền vay 345 345 345 345 345 345 345 345 345 345 345 345

3 Chi tiêu gia đình 3.500 5.500 3.000 2.800 3.000 4.000 3.000 3.035 3.895 3.485 2.800 4.000

III Cân đối thu – chi (I-II) 26.150 33.37 9

-3.569 -3.647 -5.146 10.090 -2.740 2.120 -4.748 10.205 -1.348 -3.295 IV. Chu chuyển tiền mặt của hộ

1. Số tiền đầu kỳ 1000

2. Cân đối trong tháng 26.150 33.379 -3.569 -3.647 -5.146 10.090 -2.740 2.120 -4.748 10.205 -1.348 -3.295

3. Trả nợ gốc NH 30000

Tổng hợp kết quả SX cả năm của hộ ông Hưng được xác định như sau

Bảng 4.14. Kết quả thu chi của hộ khá năm 2013

(Trường hợp nghiên cứu tại hộ Nguyễn Văn Hưng, Thị Trấn Thứa, Lương Tài) ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Cả năm 2013

I. Các khoản thu tổng số 145.861

1. Các khoản thu từ SXKD 115.861

2. Vay Ngân hàng 30.000

II. Các khoản chi 118.410

1.Các khoản chi từ SXKD 43.240

2. Chi TC: Trả lãi tiền vay 4.140.

3. Trả tiền vay ngân hàng 30.000

2. Các khoản chi trong gia đình 41.030

III Cân đối (I-II) 27.451

IV. Số dư đầu kỳ về tiền 1.000

V. Số dư cuối năm về tiền 28.451

(Nguồn Tổng hợp từ điều tra hộ)

Như vậy hộ ông Hưng tính toán vay theo dự án đầu tư và trả tiền lãi theo tháng là phù hợp vì có nguồn thu ổn định hàng tháng.

c) So sánh trường hợp hộ nông dân vay vốn theo từng lần với việc vay theo hạn mức tín dụng

Tình hình thẩm định tại NH

+ Hộ vay vốn ông Lê Xuân Nam + Địa chỉ Thị trấn Thứa

+ Số tiền vay ngân hàng: 100.000.000đ + Thời gian vay: 12 tháng

+ Lãi suất cho vay ngắn hạn áp dụng 1,13%/tháng

+ Phương thức cho vay đang áp dụng: Cho vay từng lần.

+ Kế hoạch trả nợ thực hiện theo quý, chia đều 4 quý trong năm, mỗi quý trả 25 triệu đồng gốc và lãi.

+ Hộ ông Nam SX tương đối ổn định, vốn sản xuất kinh doanh luân chuyển tốt, đã nhiều năm có quan hệ tín dụng với ngân hàng, chưa để phát sinh nợ xấu.

+ Sản phẩm do hộ sản xuất đồ gỗ là sản phẩm có lượng cầu lớn

+ Vòng quay vốn lưu động với quy mô, tốc độ tiêu thụ của hộ theo điều tra thực tế là bình quân 4 vòng/năm. Cứ khoảng 3 tháng là hoàn thành xong một một chu kỳ xuất hàng.

+ Về dòng tiền trong năm của hộ ông Nam theo bảng 4.15.

Bảng 4.15. Toàn bộ dòng tiền theo quý của hộ gia đình ông Nam năm 2013

Đơn vị: Tr.đồng

Khoản mục Quý I Quý II Quý III Quý IV Tổng cả năm

I. Các khoản thu bằng tiền 182,36 74,20 74,50 85,3 416,36 1. Từ hoạt động SXKD 82,00 74,20 74,50 85,3 296,36

2. Từ hoạt động tài chính 100,00 0 0 0 100,00

II. Các khoản chi bằng tiền 97,3 100,2 79,5 94,3 371,3 1. Cho hoạt động SXKD 68,9 72,7 52,8 68,5 262,9 2. Cho hoạt động tài chính 28,4 27,5 26,7 25,8 108,4

III. Dòng tiền ròng 85,06 -28 -5 -9 35,06

Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra

Dòng tiền trong cho cả năm có kết quả dương 15,06 triệu đồng.

Nhìn vào dòng tiền vào, ra của hộ gia đình ông Nam tuy cả năm dòng tiền ròng +35,06 triệu đồng, nhưng trải đều tình hình trong cả năm thì chỉ có quý I dòng tiền là dương 85,06 triệu đồng, còn các quý còn lại dòng tiền của hộ gia đình ông Nam thể hiện âm. Như vậy có hiện tượng có khoảng thời gian trong năm đơn vị có “thừa tiền” (cụ thể là ở quý I “thừa tiền” rất lớn), nhưng phần lớn thời gian trong năm đơn vị “thiếu tiền”.

Hiện tượng trên có nguyên nhân là việc “phân bổ” dòng tiền ra - vào đơn vị không đồng đều trong năm, cụ thể là dòng tiền vào của vốn tín dụng ngân hàng không phù hợp về mặt thời điểm.

Câu hỏi đặt ra là: Nếu chuyển sang cho vay bằng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thì tình hình sản xuất kinh doanh của hộ gia đình ông Nam diễn biến như thế nào? Dòng tiền tín dụng (tài chính) diễn biến như thế nào so với nhu cầu vốn lưu động đáp ứng nhu cầu sản xuất hoạt động kinh doanh của đơn vị? Lãi tiền vay ngân hàng có gì thay đổi? Giá trị các luồng tiền có trở thành sức ép đối với hoạt động SXKD của hộ gia đình ông Nam?

Tuy nhiên, để bài toán đạt được giá trị tối đa về mặt lý thuyết, xin được loại trừ các nhân tố ảnh hưởng như độ xê dịch nhỏ về thời gian, thời điểm và giả định hộ gia đình ông Nam chỉ thực hiện mỗi một dự án đang vay vốn ngân hàng.

Xác định hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng được xác định như sau:

- Sản phẩm từ bắt đầu sản xuất đến khi trở thành thành phẩm có chu kỳ

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ nghiên cứu các phương thức cho vay phù hợp với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w