Phương pháp phân tích tài chính

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ nghiên cứu các phương thức cho vay phù hợp với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 67)

Dựa trên cơ sở thu và chi của hộ nông dân, chúng tôi xây dựng bảng phân tích dòng tiền (cash-flow) bao gồm dòng thu (cash inflow) và dòng chi (cash outflow).

Dòng thu bao gồm các khoản thu từ sản xuất - kinh doanh của hộ và các khoản thu khác như thu từ đầu tư, thu từ hoạt động tài chính và các khoản thu khác trên cơ sở cụ thể phát sinh ở hộ nông dân theo các tháng trong năm.

Dòng chi bao gồm các khoản chi cho sản xuất - kinh doanh và các khoản chi khác trong hộ (kể cả chi cho sản xuất và đời sống).

Các khoản thu - chi tạo ra dòng thu chi gắn với dòng chu chuyển tiền của gia đình (vốn thường xuyên sử dụng trong sản xuất - kinh doanh) và dòng tín dụng vay mượn từ các phương thức khác nhau. Tập hợp lại sẽ tạo ra sự cân đối để giải quyết thiếu hụt và dư thừa.

Với quan niệm dòng thời gian, các yếu tố gắn với chu chuyển dòng tiền được hình thành trong SX sẽ liên quan đến sự luân chuyển theo các tháng trong năm ứng với các phát sinh thu chi của hộ.

Khi chi lớn hơn thu, các hộ thường tìm đến các giải pháp tín dụng và ngược lại thì tìm cách trả nợ và tạo ra tích luỹ. Điều đó lần lượt thay đổi theo chu kỳ thu - chi của hộ gắn với sản xuất - kinh doanh. Tích luỹ trong hộ góp phần làm tăng khả năng tài chính của hộ.

Nhu cầu tài chính nói chung và nhu cầu vốn vay cho sản xuất kinh doanh nói riêng thường xuất hiện khi chi phí sản xuất lớn hơn khả năng về vốn của hộ. Khi đó, hộ thường phải đi vay để bù đắp vào sự thiếu hụt về vốn. Việc bù đắp này diễn ra theo hai hướng. Thứ nhất, nông dân sẽ đi vay từ các tổ chức tài chính chính thống như ngân hàng hay các tổ chức TD khác. Thứ hai, hộ sẽ phải đi vay từ các nguồn phi chính thống như anh em, bè bạn, hụi, họ…

Trên thực tế, thu nhập của hộ nông dân nói chung và từ hoạt động nông nghiệp nói riêng là khá thấp nên khả năng tự tích luỹ vốn của hộ không cao. Do đó, để chuyển đổi hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc tìm kiếm các nguồn tài chính bên ngoài nhằm đáp ứng cho các chi phí tăng thêm là điều tất yếu và xu hướng là tìm nguồn ổn định, lâu dài hơn là các nguồn ngắn hạn tạm thời.

Để xác định nhu cầu vay vốn của hộ, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra và thống kê lượng vốn thiếu hụt (hoặc dư thừa) cũng như thời gian thiếu hụt (hoặc dư thừa) vốn trong năm bằng cách theo dõi dòng tiền thu nhập và chi tiêu của hộ theo các tháng. Trên cơ sở đó xác định mức thiếu hụt hay dưa thừa của hộ vào những tháng cụ thể. Từ đó, có những khuyến cáo hợp lý để hộ lựa chọn các phương thức vay thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn của hộ.

Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn vay đối với hộ nông dân không chỉ phụ thuộc vào khối lượng vốn, thời điểm cho vay, thời gian vay, hay lãi suất vay mà còn phụ thuộc cả vào loại hình sản xuất mà hộ đó lựa chọn.

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ nghiên cứu các phương thức cho vay phù hợp với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w