2.1.5.1 Khái quát các phương thức cho vay của Ngân hàng
Phương thức cho vay thường được gọi trong thực tế thực chất là phương pháp và cách tính cụ thể của việc cho vay theo các cách trả nợ và tính lãi khác nhau. Mỗi phương thức được xem như một cách vay - trả với lãi suất thoả thuận trong vay trả tương ứng. Do sự phức tạp của lãi suất tín dụng mà trong thực tế phương thức cho vay rất phù hợp. Đó là nguyên nhân của sự hình thành đa dạng các phương thức và cũng chính là "sự bản địa hoá" các loại phương thức theo tập quán của địa phương của mỗi vùng miền. [16]
Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 31/12/2001), Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2002; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/03/2005 và Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về sửa đổi bổ sung một số điều của QĐ số 1627/2001QĐ-NHNN. Tại Quy định cho vay đối với khách hàng, theo Trên cơ sở đó, NHNo&PTNT Việt Nam ban hành Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 [2] về 9 phương thức cho vay thống nhất trong toàn hệ thống. Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo, ngày 15/06/2010, của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam V/v Ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thồng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam gồm:
1. Phương thức cho vay từng lần.
2. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
3. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. 4. Phương thức cho vay theo dự án đầu tư.
6. Phương thức cho vay hợp vốn. 7. Phương thức cho vay thấu chi.
8. Phương thức cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. 9. Phương thức cho vay lưu vụ.
Bảng 2.1. Các phương thức cho vay nông nghiệp, nông thôn - tiêu chí phân biệt Phương
thức vay vốn
Tiêu chí phân biệt Thời
gian Thủ tục vay vốn Lãi suất Phạm vi
1. Vay từng lần
Ngắn hạn
Mỗi lần vay khách hàng và NH phải vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và kí hợp đồng tín dụng (HĐTD)
Lãi suất theo thoả thuận. Trả lãi theo tháng hoặc quý. Trả vốn một lần khi đáo hạn
Áp dụng tại các tổ chức tín dụng 2. Vay theo hạn mức tín dụng (HMTD) Ngắn hạn NH tiến hành thẩm định và xác định HMTD và thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Mỗi lần rút vốn sau khách hàng chỉ cần lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ về mục đích sử dụng vốn.
Thời hạn phù hợp với chu kì SXKD. Được rút vốn nhiều lần, được bảo lãnh thanh toán, mở L/C trong phạm vi HMTD và trong thời gian hiệu lực của hạn mức. Vốn được hoàn trả một hoặc nhiều lần, lãi trả hàng tháng, hàng quý. Áp dụng tại các tổ chức tín dụng 3. Vay theo dự án đầu tư Trung hạn và dài hạn NH cùng khách hàng ký HĐTD và thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian của dự án. Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng lập giấy nhận nợ trong phạm vi mức vốn thoả thuận, kèm chứng từ hợp pháp.
NH thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Phân định các kỳ hạn trả nợ. Áp dụng tại các tổ chức tín dụng 4. Vay theo HMTD dự phòng Ngắn hạn
NH và khách hàng thoả thuận vay theo HMTD dự phòng, thời hạn hiệu lực của HMTD dự phòng, NH đảm bảo sẽ cho vay trong những trường hợp khẩn cấp.
Mức phí cam kết cho HMTD dự phòng thường rất cao. Nếu không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức thì khách hàng vẫn phải trả phí cam kết Áp dụng tại các tổ chức tín dụng 5. Vay thông qua nghiệp vụ Ngắn hạn
Khách hàng phải xin cấp thẻ tại các đại lý thẻ tín dụng. Khách hàng sẽ được sử dụng số vốn vay trong
Lãi suất sử dụng thẻ tín dụng khá cao. Cuối mỗi kỳ theo thoả thuận khách hàng
Áp dụng tại các chi nhánh cấp I hoặc các
phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
phạm vi HMTD. Số tiền thanh toán sẽ được ghi vào tài khoản cho vay và được tính lãi.
phải nộp tiền thanh toán cho khản vay đó. ngân hàng ở các đô thị phát triển. 6. Vay theo hạn mức thấu chi Ngắn hạn
Khách hàng phải làm đơn xin thấu chi. NH sẽ xem xét nếu đủ điều kiện sẽ cho khách hàng một thời gian thấu chi và một hạn mức thấu chi.
Khách hàng sẽ được sử dụng vượt số tiền trong TK nhưng không quá hạn mức thấu chi. Cuối kì phải nộp đủ vào TK và trả lãi suất cho số chi vượt. Lãi suất thấu chi khá cao. Áp dụng tại các chi nhánh cấp I hoặc các ngân hàng ở các đô thị phát triển. 7. Vay hợp vốn Trung hạn và dài hạn
Một nhóm tổ chức tín dụng (TCTD) cùng cho vay đối với một dự án vay vốn của khách hàng (trong đó có một TCTD làm đầu mối phối hợp với các TCTD khác).
Lãi suất theo thoả thuận Áp dụng tại các ngân hàng lớn
8. Vay trả góp Ngắn hạn, trung hạn
Khách hàng và ngân hàng thoả thuận về điều kiện vay vốn và số vốn được vay. Doanh số vay thường là nhỏ.
Lãi tiền vay phải trả và số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay.
Áp dụng tại tất cả các TCTD (thường qua các hội đoàn thể trong nông thôn).
9. Vay lưu vụ Phải có 2 vụ liền kề, dự án đang phát huy hiệu quả và trả đủ số lãi của HDTD trước.
Lãi suất như lãi suất vụ trước Áp dụng tại các vùng chuyên canh cây ngắn ngày có 2 vụ liền kề.
2.1.5.2 Nội dung của các phương thức cho vay nông nghiệp, nông thôn a)Phương thức cho vay từng lần (cho vay theo món nợ)
Phương thức cho vay từng lần là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHNo&PTNT đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Đối tượng áp dụng
- Khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên.
- Cho vay vốn lưu động, cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, cho vay bắc cầu, vay hỗ trợ triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, cho vay tiêu dùng trong dân cư (thời gian cho vay dưới 12 tháng).
Xác định số tiền cho vay
Số tiền cho vay = Tổng nhu cầu vốn của dự án - vốn chủ sở hữu (hoặc vốn tự có) - vốn khác (nếu có).
Lập Giấy nhận nợ
Mỗi hợp đồng tín dụng có thể phát tiền vay một hoặc nhiều lần phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng. Mỗi lần nhận tiền vay khách hàng phải lập Giấy nhận nợ trên đó phải ghi thời hạn cho vay cụ thể, đảm bảo không vượt so với thời hạn cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng. Tổng số tiền cho vay trên các giấy nhận nợ không được vượt quá số tiền đã ký trong hợp đồng tín dụng.
b)Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay mà NHNo&PTNT Việt Nam và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
Đối tượng áp dụng
- Khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên.
- Khách hàng vay có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần.
Xác định thời hạn cho vay.
- Căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định thời hạn cho vay và ghi vào hợp đồng tín dụng và từng giấy nhận nợ.
- Trong thời hạn duy trì hạn mức tín dụng, khách hàng được rút vốn phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn thực tế nhưng phải đảm bảo không được vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết. Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng phai lập giấy nhận nợ với ngân hàng, kèm theo: bảng kê các chứng từ sử dụng tiền vay và các giấy tờ liên quan đến sử dụng tiền vay. NHNo&PTNT Việt Nam kiểm tra các tài liệu trên đảm bảo phù hợp với nội dung sử dụng vốn vay theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng và ký vào giấy nhận nợ của khách hàng.
Tăng hạn mức tín dụng
Trong thời hạn duy trì hạn mức tín dụng, khách hàng có nhu cầu điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ, khi đó khách hàng phải có văn bản đề nghị và NHNo&PTNT xem xét, nếu thấy hợp lý thì chấp thuận điều chỉnh hạn mức tín dụng và cùng khách hàng ký phụ lục bổ sung hợp đồng tín dụng.
Ký kết hợp đồng tín dụng mới
- Trước 10 ngày khi hạn mức tín dụng cũ hết hiệu lực, khách hàng vay vốn gửi đến NHNo&PTNT các giấy tờ sau:
2 Giấy đề nghị vay vốn.
3 Báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, khả năng tài chính. 4 Phương án sản xuất, kinh doanh kỳ tiếp theo.
- Căn cứ vào hồ sơ vay vốn của khách hàng, NHNo&PTNT Việt Nam thẩm định để quyết định cho vay tiếp và ký kết hợp đồng tín dụng theo hạn mức tín dụng mới khi kết thúc thời hạn duy trì hạn mức tín dụng cũ.
- Hạn mức tín dụng mới bao gồm cả dư nợ thực tế của hợp đồng tín dụng cũ chuyển sang (nếu có). Trong trường hợp hạn mức tín dụng mới thấp hơn số dư nợ thực tế của hợp đồng tín dụng cũ chuyển sang thì khách hàng và ngân
hàng phải xác định thời hạn giảm thấp dư nợ cũ theo hạn mức tín dụng mới và ghi vào hợp đồng tín dụng. Thời hạn giảm thấp dư nợ cũ không được vượt quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay vốn. Khi khách hàng giảm dư nợ thấp hơn hạn mức tín dụng hiện tại thì mới được vay tiếp theo Hợp đồng tín dụng mới. [14]
c) Phương thức cho vay theo dự án đầu tư.
Đối tượng áp dụng
Cho vay vốn để khách hàng thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống.
NHNo&PTNT nơi cho vay cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. Nguồn vốn cho vay được giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án.
Xác định số tiền cho vay
Số tiền cho vay - Tổng mức đầu tư của dự án - Vốn chủ sở hữu (hoặc vốn tự có) - Nguồn vốn huy động khác.
Căn cứ để phát tiền vay
- Hợp đồng tín dụng.
- Hợp đồng và chứng từ cung ứng vật tư, thiết bị, công nghệ, dịch vụ,… - Biên bản xác nhận giá trị khối lượng công trình hoàn thành (đã được nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình) hoặc các văn bản xác nhận tiến độ thực hiện dự án.
Mỗi lần nhận tiền vay khách hàng phải ký giấy nhận nợ.
Trong trường hợp thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí theo dự án được duyệt thì NHNo&PTNT có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó trên cơ sở phải có chứng từ pháp lý chứng minh rõ nguồn vốn đã sử dụng trước.
Trường hợp hết thời gian giải ngân theo lịch đã thoả thuận ban đầu mà khách hàng chưa sử dụng hết mức vốn vay ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu
khách hàng đề nghị thì NHNo&PTNT xem xét có thể thoả thuận và ký kết bổ sung hợp đồng tín dụng tiếp tục phát tiền vay phù hợp với tiến độ thi công cụ thể.
NHNo&PTNT và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng mức phí cam kết sử dụng tiền vay trong trường hợp khách hàng không sử dụng hết mức vốn vay đã thoả thuận.
Xác định thời gian ân hạn và định kỳ hạn trả nợ
Thời gian ân hạn: NHNo&PTNT có thể thoả thuận với khách hàng về thời gian ân hạn của dự án đầu tư. Trường hợp trong quá trình thực hiện XDCB của dự án vì nguyên nhân khách quan khách hàng không thể thực hiện đúng thời gian ân hạn đã thoả thuận, NHNo&PTNT Việt Nam có thể xem xét và điều chỉnh thời gian ân hạn phù hợp với tình hình thực tế.
Định kỳ hạn trả nợ
Khách hàng rút hết vốn trong thời gian ân hạn:
Căn cứ vào số tiền khách hàng đã nhận nợ, ngày bắt đầu nhận nợ và các điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng, NHNo&PTNT ký phụ lục hợp đồng tín dụng xác định lịch trả nợ chi tiết cho số tiền vay đã rút, cụ thể: thời gian của 1 kỳ hạn trả nợ, số kỳ hạn trả nợ, số tiền phải trả của từng kỳ hạn nợ.
Thời gian ân hạn hết nhưng khách hàng chưa rút hết vốn:
Ngay sau khi hết thời gian ân hạn, căn cứ vào số tiền khách hàng đã nhận nợ, ngày bắt đầu nhận nợ, tiến độ thực hiện dự án và các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, NHNo&PTNT ký phục lục hợp đồng tín dụng xác định lịch trả nợ chi tiết cho số tiền vay đã rút, cụ thể: thời gian của 1 kỳ hạn trả nợ, số kỳ hạn trả nợ, số tiền phải trả của từng kỳ hạn nợ.
Khi khách hàng tiếp tục rút hết vốn, căn cứ vào số tiền nhận nợ tiếp theo, NHNo&PTNT phân bổ cho các kỳ hạn trả nợ còn lại và ký phục lục hợp đồng tín dụng sửa đổi lịch trả nợ chi tiết cho phần dư nợ hiện có và các kỳ hạn còn phải trả nợ.
d)Phương thức cho vay trả góp.
Phương thức cho vay trả góp là phương thức mà NHNo&PTNT và khách hàng xác định và thoả thuận số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Hợp đồng tín dụng phải ghi rõ: các kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ ở mỗi kỳ hạn gồm cả gốc và lãi.
Đối tượng áp dụng: Khách hàng vay có phương án trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập chắc chắn, ổn định.
Cách tính số tiền gốc và lãi phải trả cho mỗi kỳ hạn
Phương pháp 1:
i) Cách tính số tiền phải trả nợ của một kỳ hạn:
Với số tiền vay là K, lãi suất i, số kỳ hạn trả nợ là n, a là mức phải trả từng kỳ hạn, khi đó 1 (1 ) n Ki a i − = − +
ii) Cách tính lãi phải trả của một kỳ hạn nợ:
Lãi phải trả của một kỳ hạn nợ (b) = Dư nợ đầu kỳ * LS tháng * Số ngày 1 kỳ/30
iii) Tính gốc phải trả của một kỳ hạn nợ:
Lãi phải trả trong kỳ = a - b
Phương pháp 2:
(i) Cách tính số tiền gốc phải trả từng kỳ hạn:
Với số tiền vay ban đầu K, i là lãi suất cho vay theo tháng, số kỳ hạn trả nợ là n, a là số tiền gốc phải trả từng kỳ hạn, khi đó a K
n
=
(ii) Cách tính lãi phải trả của từng thời kỳ hạn nợ:
Số lãi phải trả kỳ = Dư nợ đầu kỳ (Kn) * Lãi suất tháng * Số ngày từng kỳ/30, trong đó: Số dư đầu kỳ của kỳ tính lãi Kn - a(n-1).
e)Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
NHNo&PTNT chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt đại lý của NHNo&PTNT.
NHNo&PTNT sẽ có quy định và hướng dẫn cụ thể việc phát hành thẻ tín