Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ nghiên cứu các phương thức cho vay phù hợp với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 62)

98.560 người, trong đó nam 48.499 người (chiếm 49 %) và nữ 50.111 người

(chiếm 51%), mật độ dân số 908 người/km2. Dân số phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong huyện tập trung nhiều nhất ở thị trấn Thứa.

b. Lao động, việc làm

Theo số liệu thống kê toàn huyện có 54.208 người trong độ tuổi lao động, chiếm 55% dân số. Trong đó: lao động phi nông nghiệp là 7.318 người chiếm 13,5 % tổng số lao động tập trung chủ yếu ở các trung tâm xã, cụm xã, thị trấn; lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu có khoảng 46.890 người chiếm 86,5 % tổng số lao động tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp thuần tuý.

Nhìn chung nền kinh tế của huyện phát triển chưa đồng đều giữa các xã. Trên địa bàn huyện còn ít các cụm công nghiệp, các doanh nghiệp của tỉnh của trung ương mà chủ yếu là hợp tác xã sản xuất, sản xuất hộ gia đình, kinh tế cá thể. Chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn ít, mức sống dân cư còn thấp. Qua điều tra hàng năm huyện mới chỉ sử dụng hết 80% quỹ thời gian lao động do thiếu việc làm, nhất là lao động nông nghiệp.

3.1.3 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyệnLương Tài Lương Tài

3.1.3.1 Mạng lưới tổ chức

NHNo&PTNT huyện Lương Tài được tái lập vào 26/08/1999, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng đối với tất cả các thành phần kinh tế.

- Mạng lưới hoạt động.

+ 01 Trụ sở chi nhánh huyện (chi nhánh loại III). + 01 phòng giao dịch (Phòng Giao Dịch Kênh Vàng)

- Về nhân sự

Tổng số nhân sự toàn chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lương Tài là 25 người. Thể hiện trên một số mặt chủ yếu như sau:

a)Số cán bộ theo từng nghiệp vụ

+ Lãnh đạo : 3 người

+ Phòng Kế hoạch KD : 4 người + Kế toán - Ngân quỹ : 7 người + Phòng giao dịch Kênh Vàng : 7 người + Phòng tổ chức nhân sự : 2 người + Phòng Kiểm soát nội bộ 2 người

b)Số cán bộ theo trình độ chuyên môn

+ Cử nhân : 22 người

+ Cao đẳng : 1 người

+ Trung học : 2 người

Số người phân công làm công tác nghiệp vụ, đặc biệt là công tác tín dụng, hầu hết đều có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành tài chính ngân hàng hoặc các ngành kinh tế khác. Lực lượng nhân sự cán bộ nghiệp vụ chủ yếu là cán bộ trẻ, được đào tạo kiến thức cơ bản vững vàng, chấp nhận gian khổ, nhiệt tình công tác. Tuy nhiên có một số cán bộ mới được tuyển dụng nên nhìn chung vẫn còn thiếu kinh nghiệm.

Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban như sau:

(1) Phòng Kế hoạch -Kinh doanh: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn, tham mưu cho Giám đốc điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn; đầu mối tham mưu cho Giám đốc xây dựng KH kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHĐT; chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn)…

Đầu mối tham mưu cho lãnh đạo xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và các chính sách ưu đãi khách hàng; phân tích kinh tế theo ngành nghề, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; thẩm định và đề xuất cho vay các dự án; thực hiện phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục; thực hiện hoạt động Maketing tín dụng; quản lý hồ sơ tín dụng; tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng…

(2) Phòng Kế toán & Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NH…. Việt Nam; Lập KH tài chính, quyết toán KH thu chi tài chính; thực hiện nghiệp vụ thanh toán theo quy định…

(3) Phòng Tổ chức - Nhân sự : Xây dựng chương trình công tác, thực hiện công tác văn thư lưu trữ, xây dựng cơ bản, mua sắm, sữa chữa tài sản; đề xuất định mức lao động, mở rộng mạng lưới; quản lý hồ sơ CB, tham mưu về nhân sự cho việc đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cho các chi nhánh...; trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể.

(4) Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác chung của NH…. và kế hoạch của đơn vị…

(5) Phòng Dịch vụ Kênh Vàng: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ NH NN &PTNT Lương Tài; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ NH mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá các hoạt động của chi nhánh; các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường. Lập và thực hiện KH quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp,…

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng NN& PTNT Lương Tài

Như vậy, qua những thông tin trên cho thấy về mạng lưới và nhân sự, NHNo&PTNT huyện Lương Tài hoạt động trải đều trên địa bàn, số lượng nhân sự là phù hợp với khu vực quản lý của địa bàn.

3.1.4.2 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng NN& PTNT Lương Tài

Như chúng ta đã biết, hoạt động chính của ngân hàng là hoạt động tín dụng, để có nguồn vốn cấp tín dụng cho khách hàng thì ngoài mức vốn tự có nhất định, Ngân hàng NN& PTNT huyện Lương Tài đã và đang thực hiện một chức năng quan trọng của mình đó là “đi vay để cho vay”, hay nói một cách khác đó chính là quá trình huy động vốn của ngân hàng. Nguồn vốn để huy động chủ yếu là vốn trên thị trường I (tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) thông qua bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là nguồn tiền gửi tiết kiệm (của tổ chức, cá nhân), phát hành các loại kỳ phiếu, giấy tờ có giá…Ngoài ra một nguồn vốn khác cũng thường xuyên được huy động đó chính là nguồn vốn từ Ngân hàng NN& PTNT huyện Lương Tài mà thông thường ta hay gọi đó là nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở.

Với thực trạng Ngân hàng NN& PTNT huyện Lương Tài có vị trí kinh doanh ở khu vực có khoảng 10 tổ chức tín dụng trong và ngoài nước đã và đang hoạt động kinh doanh ổn định nên chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt, mặt khác khi đi vào hoạt động kinh

Ban Giám Đốc Giám đốc Phó GĐ Phó GĐ Phòng TC - NS Phòng KH-KD Phòng Kế toán- NQ Phòng Kiểm tra Phòng DVKênh Vàng

doanh có rất nhiều khó khăn như; tổng nguồn vốn, tài sản còn ít, cán bộ chưa đáp ứng được về số lượng so với nhu cầu tối thiểu, chưa có nền khách hàng ổn định, tuy nhiên chỉ sau một vài năm đi vào hoạt động, bằng sự nỗ lực, sáng tạo của ban lãnh đạo, Ngân hàng NN& PTNT huyện Lương Tài đã có những biện pháp và hướng đi hợp lý để huy động vốn từ tất cả các thành phần kinh tế khác nhau. Các hình thức huy động vốn đa dạng và thích hợp với nhu cầu đa dạng của người gửi tiền như; kỳ phiếu, trái phiếu, gửi tiết kiệm bậc thang, quan hệ rộng với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế....chính vì vậy Ngân hàng NN& PTNT huyện Lương Tài đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào trên các phương diện, cụ thể; Quy mô của lượng vốn huy động vốn được thể hiện như sau:

Bảng 3.3. Nguồn vốn huy động tại Ngân hàng NN& PTNT huyện Lương Tài

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Thời điểm của năm

31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Tổng vốn huy động 220,759 287,508 345,761

I. Tiền gửi của TCKT 22,037 9,275 26,149

I. Tiền gửi của cá nhân 198,722 278,233 319,612 1. Tiền gửi > 12 tháng 61,307 98,108 132,125 2. Tiền gửi < 12 tháng 137,415 180,215 187,487

(Nguồn: Ngân hàng NN& PTNT huyện Lương Tài)

Qua bảng kết quả huy động vốn của Ngân hàng ta nhận thấy, qua các năm, công tác huy động vốn của Ngân hàng luôn có sự biến đổi tích cực, tỷ lệ huy động vốn năm sau luôn cao hơn năm trước.

Để đạt được kết quả này trước hết phải kể đến việc Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để huy động vốn, áp dụng các mức lãi suất linh hoạt cho từng loại kỳ hạn vốn huy động, không ngừng cải tiến và nâng cao công tác tiếp thị khách hàng, đặc biệt Ngân hàng đã tập trung quảng bá hình ảnh, thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, quan tâm và có chính sách đặc biệt đối với những khách hàng có

lượng tiền gửi lớn và thường xuyên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường tiếp thị đối với các doanh nghiệp có lượng lao động lớn trên địa bàn tỉnh thực hiện chi trả lương qua thẻ ATM để tận dụng số dư tạm thời và đây cũng chính là lượng huy động vốn với lãi suất thấp nhất mang lại nguồn huy động không nhỏ cho Ngân hàng…

Như chúng ta đã biết, hoạt động của các NHTM nói chung là đi vay để cho vay, để tồn tại và phát triển, đặc biệt thông qua công tác tín dụng và đầu tư thì bản thân các NHTM bằng nghiệp vụ kinh doanh của mình trước mắt phải luôn luôn đảm bảo duy trì, bảo toàn nguồn vốn, sau đó tính đến các biện pháp tăng trưởng, đạt lợi nhuận, đồng thời tăng khả năng đáp ứng nguồn vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ nghiên cứu các phương thức cho vay phù hợp với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w