Phương thức cho vay hộ nông dân của các ngân hàng nước ngoà

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ nghiên cứu các phương thức cho vay phù hợp với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 48)

ngân hàng liên doanh trong nước

2.2.1.1 Phương thức cho vay của Ngân hàng Grameen (Bangladesh) [17]

Bangladesh là một nước nông nghiệp lạc hậu, diện tích tự nhiên gần 143.000 km2, dân số khoảng 120 triệu người, thuộc nước nghèo nhất thế giới; trong đó, 80% dân số sinh sống ở nông thôn. Vào thập kỷ 20,GDP bình quân đầu người dưới 200 USD, nhưng bình quân GDP của nông dân chỉ hơn 100USD/năm. Dân trí thấp, nhiều người mù chữ. Bangladesh là nước đồng bằng, thiên tai thường xuyên xảy ra. Do đó, đời sống của đa số nông dân rất thiếu thốn.

Ngân hàng Grameen (có nghĩa là làng xã) hình thành từ năm 1976, vốn ban đầu chỉ có 28 USD của Giáo sư, TS Yumus sáng lập. Hệ thống Ngân hàng Grameen gồm: Ngân hàng TW, trụ sở tại thủ đô Datka, Văn phòng đại diện tại các bang hoặc vùng, hơn 1.000 Chi nhánh khu vực ở nông thôn; dưới chi nhánh, mỗi làng có Trung tâm tín dụng do thành viên vay vốn tự xây dựng và tự quản lý, một thành viên làm trưởng Trung tâm tín dụng, mỗi Trung tâm tín dụng có ít nhất 10 Tổ tín dụng. Mỗi Tổ tín dụng có 5 thành viên, một thành viên làm tổ trưởng. Nông dân nghèo muốn được vay tiền Ngân hàng Grameen phải là thành viên của Ngân hàng Grameen và sinh hoạt trong một Tổ tín dụng.

Phương thức cho nông dân vay là theo món (từng lần). Một món cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Grameen là 200 USD tương đương 4 triệu đồng.

Các thành viên trong nhóm được yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc của Ngân hàng về tính kỷ luật, đoàn kết, dũng cảm và chăm chỉ, cũng như “16 quyết định” bao gồm:

Duy trì mô hình gia đình nhỏ, tất cả trẻ em đều được đến trường, thực hiện tiến bộ gia đình và giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm khi gặp khó khăn. Hàng tuần, các trung tâm tín dụng họp với các thành viên một lần, mỗi thành viên phải gửi 1 cata (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) vào tài khoản tiền gửi của mình tại chi nhánh Ngân hàng Grameen.

Quy chế cho vay của Tổ tín dụng: Đầu tiên 2 thành viên trong tổ được vay vốn; khi trả xong nợ, thì 2 thành viên tiếp theo được vay; tổ trưởng tín dụng là người vay cuối cùng. Khi tổ trưởng trả xong nợ, thì lại có 2 thành viên khác được vay vốn, quy

chế này được lặp đi, lặp lại. Các thành viên trong Tổ tín dụng giám sát lẫn nhau về sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn và gửi tiền tiết kiệm.

Người vay không có tài sản thế chấp với Ngân hàng Grameen, tổn thất về tiền cho vay rất thấp, lãi suất cho vay Ngân hàng Grameen cao hơn lãi suất Ngân hàng thương mại. Khi được vay vốn, người vay phải nộp khoản lệ phí, trên số tiền vay, để hình thành quỹ của Tổ tín dụng; trong đó có quỹ phòng ngừa rủi ro và quỹ này được gửi vào chi nhánh Grameen. Khi một thành viên vay vốn không còn khả năng trả nợ, Tổ tín dụng dùng quỹ dự phòng rủi ro để trả nợ thay cho thành viên của mình.

Hàng tuần Trung tâm tín dụng, tổ chức họp với các thành viên để kiểm điểm và đôn đốc việc: Gửi tiền tiết kiệm, sử dụng vốn vay và trả nợ mỗi thành viên. Nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Grameen đến dự họp nhận tiền gửi của thành viên; tiền gửi của Tổ tín dụng; thu nợ; cho thành viên vay. Ngoài cho vay sản xuất nông nghiệp, Chi nhánh Ngân hàng Grameen còn cho thành viên vay sinh hoạt như xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà cũ, xây dựng nhà vệ sinh, tạo nguồn nước sạch, chữa bệnh…

Nguyên nhân thành công của Ngân hàng Grameen

Một là, tổ chức hệ thống của Ngân hàng Grameen khoa học; chặt chẽ; mang tính tự quản giữa các thành viên cùng xóm, cùng làng, công khai, minh bạch.

Hai là, Nhà nước Bangladesh khuyến khích Ngân hàng Grameen hoạt động như: Không thu thuế và tạo hành lang pháp lý cho Ngân hàng Grameen hoạt động ngày một phát triển với tốc độ cao. Huy động vốn chú ý đến những món tiền nhỏ, như trong một tuần mỗi thành viên phải gửi 01 taka vào tài khoản của mình (tức 4 taka một tháng); các Tổ tín dụng gửi quỹ của Tổ vào Chi nhánh Ngân hàng Grameen. Do đó, nguồn vốn huy động rất bền vững.

Ba là, Ngân hàng Grameen TW thực sự là chiếc cầu chuyển tải vốn từ thành thị về nông thôn, điều hòa vốn từ nơi thừa vốn về nơi thiếu như vay vốn các NHTM, tiếp nhận vốn tài trợ trong nước và nước ngoài để cho nông dân nghèo vay, tạo cơ hội cho họ thoát nghèo.

Bốn là, các thành viên có tinh thần tự giác và đoàn kết, giúp nhau thoát nghèo. Mỗi Tổ tín dụng có quỹ phòng ngừa rủi ro riêng, dùng để trả nợ thay cho thành viên

mất khả năng trả nợ. Cho nên Ngân hàng Grameen bảo tồn được vốn điều lệ và bổ sung vốn tự có ngày một tăng.

Năm là, nhiều thành viên Ngân hàng Grameen có trình độ đại học, nhưng có tinh thần phục vụ nông dân nghèo; đi sát các thành viên thông qua cuộc họp của Trung tâm tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng Grameen là Ngân hàng phục vụ “tại nhà”, thành viên như: Cho vay, thu nợ và nhận tiền gửi sau các cuộc họp.

Sáu là, thủ tục cho vay của Ngân hàng Grameen đơn giản, nhưng chặt chẽ, vì nông dân nghèo giám sát nhau sử dụng vốn vay và trả nợ. Do đó, thành viên vay vốn không cần tài sản thế chấp. Chi nhánh Ngân hàng Grameen cho thành viên vay phải có sự đồng ý của các thành viên trong tổ tín dụng.

2.2.1.2 Các phương thức cho nông dân vay của Ngân hàng tại Ấn Độ[12]

Phương thức cho vay chủ yếu đối với nông dân của các NH Ấn Độ là cho vay theo trả góp và vay theo phương thức hợp vốn.

Việc cấp tín dụng cho nông dân và người nghèo thông qua NHNo có các chi nhánh tận cấp huyện. Việc giải ngân tín dụng ưu đãi được thực hiện thông qua “Tổ tự lực”, mỗi Tổ có số thành viên từ 10- 20 người, tất cả đến từ các gia đình khác nhau, đa số là phụ nữ nghèo. Hàng tháng, các thành viên phải nộp vào Tổ một số tiền nhất định để làm quỹ, số tiền bao nhiêu là do các thành viên tự thoả thuận. Thông thường số tiền ban đầu từ 10- 20 Rupi (khoảng 20- 40US Cent). Tiền tiết kiệm của các tổ viên được thu vào ngày tháng cụ thể (thường là ngày thứ 10 của tháng).

Số tiền này được gửi vào tài khoản tiết kiệm của NHTM (thường là NHNN). Hiện nay NHNN của Ấn Độ đóng vai trò là tổ chức xúc tiến tự lực và hỗ trợ thành lập và quản lý các Tổ này. Tổ chức tài chính vi mô đã thực hiện rất nhiều chương trình khác nhau đối với công tác xây dựng năng lực đối với phụ nữ. Phụ nữ được đào tạo để thảo luận nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến họ và nơi họ sinh sống. Việc vay của hộ nông dân đều dựa vào các tổ này hỗ trợ.

2.2.1.3 Phương thức cho nông dân vay của Ngân hàng ANZ (Autralia - New Zealand Bank)

ANZ là ngân hàng tóp hàng đầu của Australia tại Châu Á. ANZ Việt Nam được thành lập năm 1997, là ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Với thế mạnh là một ngân hàng quốc tế đến từ quốc gia có nền công nghệ hiện đại, ngay từ những năm đầu thành lập ANZ mở rộng hình thức thanh toán bằng thẻ quốc tế, là nghiệp vụ chủ lực của ANZ.

Phương thức cho vay chủ yếu là theo hạn mức tín dụng và theo thẻ tín dụng

Tuy nhiên, do kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất của Việt Nam lúc bấy giờ không đạt được mức tối ưu, mạng lưới thông tin có nhiều hạn chế… những năm sau đó, ANZ chuyển dần từ việc áp dụng theo phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng sang áp dụng các phương thức cho vay khác để phục vụ cho các sản phẩm lĩnh vực mới vốn là thị trường của các ngân hàng nội địa như: cho vay mua xe hơi, cho vay mua nhà để ở… Tất cả các sản phẩm tín dụng trên, ANZ áp dụng thêm 2 phương thức là cho vay từng lần và cho vay trả góp.

Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng bằng thế chấp nhà cũng được áp dụng trong danh mục sản phẩm tín dụng của ANZ.

Những năm gần đây, ANZ đang có chiến lược giành lại thị phần phát hành thẻ đã mất vào tay các NHTM cổ phần non trẻ nhưng rất năng động của Việt Nam. [18]

2.2.1.2 Phương thức cho vay của Ngân hàng - IVB (Indovina Bank)

IVB là ngân hàng liên doanh đầu tiên của ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài, có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh.

IVB áp dụng một số phương thức cho vay phù hợp với phạm vi hoạt động nghiệp vụ tín dụng của mình. Các phương thức cho vay tại NH này là cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay theo dự án đầu tư.

Khác với các ngân hàng có yếu tố nước ngoài, có thế mạnh về thanh toán, dịch vụ và công nghệ, IVB chọn hoạt động trong và ngoài nước, IVB cung ứng các tiện ích tín dụng cho khách hàng thuộc tất cả các thành phần kinh tế

Ngoài các nghiệp vụ tín dụng thông thường để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và cá nhân, IVB còn cung ứng những thoả thuận hợp tác với các

nhà cung ứng vốn lớn để cho vay cho khách hàng của mình như: IVB độc quyền cho khách hàng vay mua nhà thuộc các dự án của Công ty Phú Mỹ Hương; và các sản phẩm tín dụng cho khách hàng vay mua xe ô tô BNW, FORD, TOYOTA…[17]

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ nghiên cứu các phương thức cho vay phù hợp với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 48)