Phương thức cho nông dân vay của các ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ nghiên cứu các phương thức cho vay phù hợp với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 54)

2.2.2.1 Phương thức cho nông dân vay của Ngân hàng CSXH

NHCSXHVN chủ yếu cho người nghèo vay ưu đãi nên phương thức cho vay chủ yếu là dùng phương thức cho vay từng lần

Từ khi thành lập, NHCSXHVN chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được Chính phủ giao 18 chương trình tín dụng trong nước và một số chương trình nhận ủy thác của nước ngoài, mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa. Đây thật sự là niềm vui đối với các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề thành công của 7 năm hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo.

Hoạt động của NHCSXHVN đang từng bước được xã hội hóa, ngoài số cán bộ trong biên chế đang thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXHVN từ Trung ương đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên), thực hiện nhiệm vụ ủy thác cho vay vốn thông qua trên 200 ngàn Tổ tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn, bản trong cả nước, với hàng trăm ngàn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng Ngân hàng trong công cuộc "xóa đói giảm nghèo".[18]

Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đến với 100% số xã trong cả nước; đã hỗ trợ vốn cho hơn 10 triệu lượt hộ nghèo; số khách hàng còn dư nợ với NHCSXHVN là gần 8 triệu khách hàng, tăng gần 6 triệu khách hàng so với 7 năm hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo; dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo tăng từ 2,5 triệu đồng/hộ năm 2002 lên gần 10 triệu đồng/hộ vào tháng 9 năm 2010. [17]Với phương thức cho vay từng lần và vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp gần 2 triệu hộ, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn - những nơi khó tiếp cận với tín dụng thương mại, thoát khỏi ngưỡng nghèo, thu hút được gần 2,1 triệu lao động có việc làm mới, xây dựng được hơn 2,3 triệu công

trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; gần 2 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; 74 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ Đồng bằng Sông Cửu Long, trên 174 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ chính sách chưa có nhà ở; hơn 80 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động; nợ xấu giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao (theo kết quả kiểm kê nợ) xuống còn 1,28% vào cuối tháng 9 năm 2010.

Hiện nay, NHCSXHVN đã có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức tài chính và phát triển quốc tế (Chính phủ, phi Chính phủ) trên thế giói như: UNICEF, OPEC, IFAD, WB, UNILEVER, CWDP,... thu hút vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng..

2.2.2.2 Phương thức cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần.

Hiện nay, ngoài NHNo&PTNT còn có các NHTM nhà nước khác như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng ngoại thương, là những ngân hàng lớn chiếm vị trí đầu bảng trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, bởi các yếu tố như vốn, tài sản, nhân sự, mạng lưới và thị phần tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế… Đây là những NHTM đầu tiên được tách ra từ NHNN kể từ năm 1988.

Giống như NHNo&PTNT, các NHTM nhà nước khác đều có chủ trương áp dụng các phương thức cho vay phù hợp và đa dạng. [18]

- Đối với đơn vị vay là doanh nghiệp:

Áp dụng các phương thức cho vay theo quy định của NHNN: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi.

- Đối với đơn vị vay là cá nhân:

Các phương thức: Cho vay từng lần, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp và cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Với thế mạnh là một NHTM chuyên về kinh doanh đối ngoại, Ngân hàng Ngoại thương có ưu thế tốt nhất trên lĩnh vực liên kết và phát hành các loại thẻ

tín dụng quốc tế như Visa Card, Master Card dùng để sử dụng thanh toán trong và ngoài nước, rút tiền mặt trên máy ATM, áp dụng nhiều nhất phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

2.2.2.3 Phương thức cho vay của Ngân hàng Sacombank:

Sacombank có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh.

Là một trong những NHTM cổ phần lớn tính có mang lưới chi nhánh phát triển rộng, là một điển hình về sự năng động trong việc liên kết hoạt động nghiệp vụ, việc ứng dụng các phương thức cho vay trở nên rất linh hoạt, đa dạng. Phương thức cho vay của Sacombank thường quy định gắn chặt giữa cách thức trả nợ với các hình thức cho vay, ví dụ như một số sản phẩm.

- Cho vay trả góp : là Giải pháp tài chính dài hạn cho các nhu cầu vốn ngắn hạn. Khách hàng có nhu cầu vay bổ sung nguồn vốn kinh doanh nhưng mong muốn việc trả nợ vay được chia nhỏ và trả theo nhiều kỳ hạn nhằm giảm áp lực trả vốn khi đáo hạn.

+ Thời hạn vay linh hoạt phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thời hạn vay tối đa lên đến 60 tháng.

+ Phương thức trả nợ linh hoạt phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Khách hàng có thể trả trước cho nhiều kỳ hạn nợ hoặc trả nợ trước toàn bộ khoản nợ để giảm chi phí sử dụng vốn. [17]

2.2.2.4 Phương thức cho vay của Ngân hàng ACB (Asia Commercial Bank - NHTM cổ phần Á Châu)

ACB có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là một trong những NHTM cổ phần lớn tính đến thời điểm hiện tại, là một điển hình về sự năng động trong việc liên kết hoạt động nghiệp vụ, một ngân hàng có nhiều sản phẩm ngân hàng nhất, do đó việc ứng dụng các phương thức cho vay trở lên rất linh hoạt, đa dạng

Phương thức cho vay của ACB thường quy định gắn chặt giữa cách thức trả nợ với các hình thức cho vay cụ thể tạo ra sản phẩm ngân hàng mới và độc đáo, ví dụ như một số sản phẩm:

-Phương thức vay từng lần: Vay siêu tốc 24 giờ - không công chứng tài sản thế chấp: Đây là khoản vay với mục đích tiêu dùng, sản xuất và dịch vụ, dành cho những người cần giải quyết nhanh vốn; sản phẩm này áp dụng cách thức trả nợ gốc và lãi hàng tháng theo dư nợ giảm dần như thông thường nhưng kết hợp hình thức cho vay có đảm bảo, nhưng không công chứng giấy tờ tài sản thế chấp.

- Cho vay trả góp sản xuất kinh doanh: Đây cũng là một sản phẩm độc đáo bởi thông thường các NHTM nhà nước cho vay trả góp với mục đích tiêu dùng là chính (như cho vay tiêu dùng CBCNVC, cho vay mua nhà để ở, mua xe để đi…), so với tình hình thị trường tín dụng thì đến nay chỉ mới thấy ACB thực hiện kết hợp cách thức trả nợ vốn góp và mục đích vay vốn sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, ACB còn là một trong những ngân hàng hàng đầu về áp dụng phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng hiện nay.

2.2.2.5 Phương thức cho vay của Ngân hàng Techcombank (NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam)

Techcombank có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội

Là một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm trong nhiều năm qua luôn đạt mức cao từ 30% trở lên. Techcombank là một ngân hàng có lượng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn nhất trong số các NHTM cổ phần. Đồng thời, Techcombank cũng là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ của Việt Nam.

Phương thức cho vay áp dụng cho vay vốn lưu động ngắn hạn của các doanh nghiệp được Techcombank áp dụng bằng 4 phương pháp: Vay theo từng lần và vay theo hạn mức TD, vay theo hạn mức thấu chi, vay theo thẻ tín dụng.

Với tính năng “ứng trước tài khoản cá nhân F@stAdvance” cung cấp cho khách hàng một hạn mức chi tiêu vượt quá số tiền có trong tài khoản cá nhân và khách hàng có thể sử dụng số tiền đó bất cứ khi nào qua thẻ thanh toán

F@stAccess, thực chất nghiệp vụ cho vay cá nhân này áp dụng phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Thấu chi doanh nghiệp là dịch vụ mà Techcombank cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp hiện đang là một nghiệp vụ tín dụng thế mạnh của Techcombank đối với doanh nghiệp, nghiệp vụ này như tên gọi, sử dụng hạn mức tín dụng thấu chi. [18]

2.2.3 Bại học kinh nghiệm về các phương thức cho vay của Ngân hàng rút ra từ thực tiễn trong và ngoài nước

Nghiên cứu thực tế ở một số nước trên Thế giới và Việt Nam, từ đó NH NN& PTNT Lương Tài sẽ học hỏi và rút ra được nhiều bài học bổ ích cho mình làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy vậy, vấn đề là áp dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình địa phương lại là vấn đề đáng quan tâm bởi lẽ phương thức cho vay phải phù hợp với hoàn cảnh cũng như là điều kiện kinh tế của chính địa phương đó.

Một số bài học có thể vận dụng vào Ngân hàng NN& PTNT Lương Tài.

Một là đối với các NH không phải là doanh nghiệp nhà nước đã xuất hiện các sản phẩm tín dụng ngân hàng mới lạ, hấp dẫn, đa dạng, phong phú. Các phương thức cho vay của các ngân hàng này thể hiện rõ sự kết hợp chặt chẽ phương pháp cho vay và hình thức tín dụng.

Hai là Mục đích của việc áp dụng các phương thức cho vay tín dụng mới của các ngân hàng nói chung không ngoài mục đích làm tăng trưởng hoạt động tín dụng, cạnh tranh trong môi trường đô thị, thu hút đối tượng khách hàng là người dân số trong các thành phố lớn, chủ yếu và trước hết là ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và sau đó là ở một số thành phố lớn khác.

Ba là việc quy định thêm các phương thức cho vay mới đã thể hiện sự năng động, nhanh nhạy, theo sát diễn biến thị trường của các doanh nghiệp ngoài nhà nước rất đáng được học tập để phát triển hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.

Bốn là nên thành lập Tổ vay vốn: Quy mô Tổ nên từ 30- 40 thành viên, các thành viên cùng có điều kiện kinh tế như nhau, cùng làng xóm, các thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các Tổ viên đóng góp tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định về số tiền và ngày nộp, số tiền này gửi vào NHCSXH tại địa bàn. Các dịch vụ cho vay và tiết kiệm nhanh chóng đơn giản, cho phép các tổ chức cho vay gia tăng lượng khách hàng.

Năm là, hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch,thủ tục hành chính đơn giản cho mỗi phương thức vay.

Phần 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu luận án tiến sỹ nghiên cứu các phương thức cho vay phù hợp với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w