Giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 107)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Mặc dù đã có sự đổi mới mạnh mẽ trong cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực phát triển nông thôn nhƣng vẫn chƣa đồng bộ và nhất quán,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chƣa có chính sách đủ mạnh để huy động nguồn lực của khu vực tƣ nhân đầu tƣ vào phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, việc lồng ghép nguồn lực từ chƣơng trình xây dựng nông thôn mới với các Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia khác cũng cần đƣợc đẩy mạnh hơn nữa.

Phát triển nông thôn chƣa đƣợc nhƣ mong muốn do còn thiếu thống nhất về tiếp cận khoa học và kế hoạch hành động cụ thể. Phát triển nông thôn tổng hợp theo hƣớng đổi mới cần dựa trên 4 đặc điểm chính là: xây dựng chiến lƣợc tổng hợp; đa dạng hóa sinh kế; dựa vào cộng đồng thực hiện và xây dựng tăng cƣờng năng lực thể chế nông thôn. Mục tiêu của phát triển nông nghiệp là tăng giá trị gia tăng nông sản còn mục tiêu phát triển nông thôn là tăng sinh kế cho nông dân và phát triển xã hội nông thôn.

Để đổi mới nhanh một số cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn cần rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về đất đai, ngân sách nhà nƣớc, đầu tƣ, thƣơng mại… cho phù hợp với tình hình mới, đảm bảo môi trƣờng pháp lý ổn định, môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh để huy động các nguồn lực hình thành, phát triển đồng bộ các loại thị trƣờng ở nông thôn. Trong bối cảnh điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn nhƣ hiện nay, Các chƣơng trình phát triển nông thôn cũng bị ảnh hƣởng và có thể phải điều chỉnh lại.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)