Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 107)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Phú Bình

Trong những năm tới, để phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bền vững, cần phải xây dựng đƣợc một chiến lƣợc phát triển nông nghiệp đúng đắn dựa trên các căn cứ khoa học sau:

Thứ nhất, phải đánh giá một cách khách quan và sâu sắc chiến lƣợc phát triển nông nghiệp trong giai đoạn trƣớc, chỉ ra những thành tựu đã đạt đƣợc cũng nhƣ các hạn chế tồn tại.

Thứ hai, phải căn cứ vào nguồn tài nguyên của đất nƣớc, bao gồm tài nguyên về đất đai, thời tiết, khí hậu. Đất nƣớc ta với nguồn tài nguyên phục vụ cho nông nghiệp có nhiều lợi thế, song cũng có những khó khăn lớn. Cần đánh giá đúng các lợi thế và những khó khăn trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lƣợc phát triển nông nghiệp.

Thứ ba, căn cứ vào cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp bao gồm hệ thống công cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với hệ thống đạt ở mức nào, cần thiết phải điều chỉnh bổ sung và nâng cấp xây dựng nhằm hƣớng vào phục vụ chiến lƣợc phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện tại và tƣơng lai.

Thứ tƣ, căn cứ vào nguồn lao động và trình độ của ngƣời lao động: số lƣợng và chất lƣợng của nguồn lao động. Ở nƣớc ta nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, song chất lƣợng còn thấp, ít đƣợc đào tạo về kỹ thuật và quản lý, trình độ dân trí chƣa cao.

Thứ năm, căn cứ vào nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế về sản phẩm nông nghiệp. Ở từng giai đoạn, yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại các nông sản rất khác nhau ở trong nƣớc cũng nhƣ trên thị trƣờng quốc tế. Cần phân tích, đánh giá và dự báo về nhu cầu của thị trƣờng một cách có căn cứ khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ sáu, căn cứ vào trình độ khoa học và công nghệ của thế giới, của nƣớc ta và khả năng ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ của thế giới vào điều kiện Việt Nam hiện nay và sắp tới.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đại hội X của Đảng đã chỉ ra chiến lƣợc phát triển nông nghiệp của nƣớc ta nhƣ sau:

“Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn hƣớng tới xây dựng, phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực và tạo điều kiện từng bƣớc hình thành một nền nông nghiệp sạch, phấn đấu giá trị tăng thêm trong nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 3-3,2%/năm”.

Từ chiến lƣợc tổng quát trên, có thể xác định những nội dung chủ yếu: + Phát triển một nền nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá có cơ cấu sản xuất ngày càng hợp lý.

+ Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, đa dạng có cơ cấu sản phẩm hàng hoá phong phú, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và hƣớng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

+ Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực và tạo điều kiện từng bƣớc hình thành một nền nông nghiệp sạch.Mục tiêu phát triển:

+ Đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia và lâu dài.

+ Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu.

+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cƣ nông nghiệp và nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa của huyện Phú Bình trong giai đoạn vừa qua nhƣ thế nào?

- Đánh giá về thế mạnh và những tiềm năng trong phát triển nông nghiệp hàng hoá ở huyện Phú Bình trong giai đoạn vừa qua nhƣ thế nào? Đã đạt đƣợc những kết quả gì? Những mặt còn tồn tại, hạn chế? Nguyên nhân của các kết quả trên là gì?

- Định hƣớng, mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa ở huyện Phú Bình trong những năm tới là gì?

- Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa của huyện Phú Bình trong giai đoạn tới cần phải thực hiện những giải pháp gì?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.2. Thu thập tài liệu thứ cấp

Là việc tập hợp các tài liệu, số liệu có liên quan đến đề tài đã đƣợc công bố từ các nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân,... trên các tạp chí, sách, báo; từ các Báo cáo và tài liệu của Chi cục Thống kê, phòng NN&PTNT, phòng Kế hoạch - Tài chính, các Báo cáo Tổng kết của UBND huyện Phú Bình; các tài liệu còn đƣợc thu thập từ các website có liên quan đến đề tài luận văn.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a) Phương pháp chọn mẫu điều tra

* Chọn mẫu xã điều tra

Để điều tra số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài, chúng tôi thực hiện chọn 3 xã, đại diện cho 3 tiểu vùng kinh tế. Việc chọn xã nghiên cứu phải đảm bảo theo yêu cầu nghiên cứu và phân tích và đảm bảo các tiêu chuẩn nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Mang tính đại diện cho các xã trong vùng sinh thái, kinh tế của huyện. + Có quỹ đất nông lâm nghiệp ở mức trung bình khá so với các xã khác trong huyện.

+ Có điều kiện sản xuất, mức độ kinh tế, trình độ dân trí,... ở mức trung bình trong huyện.

+ Có khoảng cách xa, gần khác nhau đến thị trƣờng, đƣờng quốc lộ và trung tâm huyện lỵ.

Với các yêu cầu đặt ra nhƣ trên, chúng tôi chọn 3 đơn vị đại diện cho 3 tiểu vùng để điều tra. Trong đó thị trấn Hƣơng Sơn nằm ở trung tâm của huyện, có rất nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Xã Xuân Phƣơng nằm ở phía Nam của huyện. Xã Bàn Đạt nằm ở phía Bắc của huyện.

* Chọn thôn và hộ điều tra

Mỗi xã chúng tôi tiến hành chọn 3 thôn và mỗi thôn chọn 10 hộ để điều tra. Việc chọn thôn cũng là các thôn mang tính chất đại diện của xã. Chọn ngẫu nhiên các hộ để điều tra theo danh sách hộ trong thôn do Trƣởng thôn cung cấp (Danh sách này sẽ loại trừ các hộ không có liên quan đến sản xuất nông nghiệp). Các hộ đƣợc chọn bao gồm cả các hộ khá, trung bình và nghèo trong thôn.

Mục đích của điều tra kinh tế hộ nông dân là nhằm thu thập các thông tin số liệu về tình hình đời sống, sản xuất cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến sản xuất nhƣ chính sách, lao động, việc làm, vốn, tƣ liệu sản xuất, khó khăn trong sản xuất... đặc biệt là mô hình và phƣơng hƣớng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa trong hiện tại và tƣơng lai của các hộ nông dân ở điểm nghiên cứu.

b) Phương pháp điều tra

Để tiến hành điều tra, chúng tôi xây dựng mẫu phiếu điều tra theo các tiêu chí bao gồm các chỉ tiêu định lƣợng và định tính theo nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn. Tiến hành điều tra phỏng vấn thử một số hộ nông dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với bộ câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị, sau đó đƣợc chỉnh sửa cho hoàn chỉnh phù hợp với thực tế và dùng để điều tra phỏng vấn toàn bộ các hộ nông dân đƣợc chọn. Số liệu thu thập đƣợc thông qua điều tra và đƣợc kiểm tra, hoàn chỉnh lại.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi điều tra thu thập thông tin sử dụng chƣơng trình máy tính Excel để tổng hợp số liệu và sử lý tính toán các chỉ tiêu kinh tế.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Sau khi tổng hợp và sử lý số liệu, tiến hành phân tích các số liệu đã sử lý để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Phƣơng pháp thống kê so sánh:

Phƣơng pháp thống kê so sánh bao gồm cả số tƣơng đối và số tuyệt đối để đánh giá sự vật và hiện tƣợng theo không gian và thời gian.

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã đƣợc tính toán cho từng dạng hộ nông dân theo các dạng nhóm phân tổ, có thể so sánh các vùng khác nhau, giữa các năm với nhau và giữa các dân tộc khác nhau, nhằm rút ra những ƣu điểm, những hạn chế của các đối tƣợng, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp triển phù hợp với các mô hình sản xuất của ngƣời nông dân trên từng vùng sinh thái.

Phƣơng pháp so sánh chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu và các đối tƣợng so sánh có ý nghĩa nhằm phát hiện những nét đặc trƣng cơ bản của kinh tế hộ nông dân. Đồng thời phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu là so sánh kinh tế hộ nông dân theo hƣớng phát triển kinh tế hàng hoá ở những mô hình kinh tế trong các vùng khác nhau.

- Phƣơng pháp thống kê mô tả:

Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa và tối thiểu. Phƣơng pháp này dùng để mô tả quá trình thực hiện của các hộ nông dân khi tiến hành sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa trên địa bàn nghiên cứu. Mô tả quá trình tổ chức sản xuất hàng hóa mang tính thâm canh, chuyên canh của các hộ nông dân, cũng nhƣ việc thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc và của địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.4. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các doanh nghiệp và HTX sản xuất - chế biến - kinh doanh nông sản, các nhà chuyên môn và của các chuyên gia về các lĩnh vực có liên quan đến sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá.

2.2.5. Phương pháp dự báo kinh tế

Sử dụng phƣơng pháp này để xây dựng phƣơng hƣớng, các định hƣớng mục tiêu và giải pháp để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu kinh tế tổng hợp

- Chỉ tiêu về tốc độ tăng trƣờng ngành nông nghiệp: Gồm các chỉ tiêu về tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trƣởng của lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

- Chỉ tiêu về cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: Gồm cơ cấu lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp; cơ cầu các nhóm cây trồng vật nuôi chủ yếu nhƣ: nhóm cây lƣơng thực, nhóm cây công nghiệp, nhóm cây ăn quả, nhóm chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Giá trị sản xuất bình quân trên một ha canh tác đối với một số mô hình canh tác và loại cây trồng chủ yếu.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và kết quả sản xuất nông nghiệp

- Chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng chủ yếu. - Chỉ tiêu về số lƣợng đàn gia súc, gia cầm; sản lƣợng thịt, trứng

- Giá trị sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sản xuất nông sản hàng hoá

- Quy mô diện tích, sản lƣợng vùng sản xuất hàng hoá tập trung của một số loại cây trồng nhƣ: lúa, sắn, chè, cây ăn quả và quy mô vùng chăn nuôi tập trung.

- Giá trị sản lƣợng nông sản hàng hoá chủ yếu - Sản lƣợng, kim ngạch xuất khẩu nông sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công thức tính Tỷ suất nông sản hàng hóa:

Để đo lƣờng trình độ sản xuất và trao đổi hàng hóa có thể dùng chỉ tiêu “Tỷ suất nông sản hàng hóa”. Tỷ suất nông sản hàng hóa là tỷ lệ phần trăm giữa tổng lƣợng nông sản hàng hóa với tổng lƣợng sản phẩm sản xuất ra.

Công thức 1: Tỷ suất nông sản hàng hoá = Tổng lƣợng nông sản hàng hoá x 100% Tổng lƣợng nông sản SX trong kỳ

Tỷ suất nông sản hàng hóa cũng là chỉ tiêu đánh giá về mặt chất lƣợng trình độ chuyên môn hóa và trình độ huy động nông sản cho xã hội. Tỷ suất hàng hóa tính riêng cho mọi sản phẩm chuyên môn hóa, do đó ở mẫu số và tử số chỉ tính thuần túy cho một loại sản phẩm.

Để tính tốc độ phát triển sản xuất, tăng tổng sản lƣợng và sản lƣợng hàng hóa nông sản, ngƣời ta dùng chỉ tiêu giá trị sản phẩm hàng hoá gia tăng.

Công thức 2:

Giá trị SP hàng hoá gia tăng = Giá trị SP hàng hoá Giá trị tổng sản phẩm

Trên thực tế, đôi khi ta có một khối lƣợng sản phẩm hàng hoá nhƣng không tiêu thụ đƣợc vì sản phẩm chất lƣợng quá kém, sản phẩm không sạch, có thừa dƣ lƣợng hoá chất độc hại, hoặc vì giá thành sản xuất quá cao, bán ra thua lỗ nhiều, hoặc vì không có thị trƣờng tiêu thụ ổn định.

Công thức 3: Tỷ suất giá trị hàng

hoá đƣợc tiêu thụ =

SP hàng hoá và giá trị SP hàng hoá đƣợc tiêu thụ

SP hàng hoá và giá trị SP hàng hoá nói chung

Thông thƣờng, các địa phƣơng, xí nghiệp sau một vụ sản xuất thƣờng có nhiều sản phẩm dƣ thừa và coi đó là địa phƣơng mình có sản phẩm hàng hoá nhƣng không có địa bàn tiêu thụ hoặc tiêu thụ bị động, kém hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN PHÚ BÌNH

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Phú Bình

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2. Dân số năm 2013 là 138.819 ngƣời, mật độ dân số 552 ngƣời/km2

.

Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây. Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 21o23 33’ – 21o35 22’ vĩ Bắc; 105o

51 – 106o02 kinh độ Đông.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10- 15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50-70m. Trƣớc đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhƣng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu nhƣ không còn. Địa hình của huyện có chiều hƣớng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 107)