Tình hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 107)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.4.Tình hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nông nghiệp

Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất, hoạt động dịch vụ cũng có sự tăng trƣởng khá. Giai đoạn 2011 – 2013, giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp tăng từ 59.877 triệu đồng năm 2011 lên 60.483 triệu đồng năm 2013, tăng trung bình 3 năm là 0,4%. Kết quả một số hoạt động dịch vụ cụ thể nhƣ sau:

- Dịch vụ làm đất: Do tình trạng ruộng đất manh mún còn phổ biến nên việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất còn rất thấp. Năm 2013, với chỉ có khoảng 45% tổng diện tích gieo trồng đƣợc thực hiện dịch vụ làm đất, còn lại là do bà con nông dân tự làm. Giá trị sản xuất của dịch vụ làm đất mới chỉ chiếm khoảng 20% trong giá trị sản xuất ngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp.

- Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi đƣợc thực hiện tốt trong thời gian qua. Các đơn vị đƣợc giao đã cung ứng đủ giống tốt phục vụ sản xuất. Công tác quản lý nhà nƣớc về giống cây trồng, vật nuôi đƣợc tăng cƣờng nên chất lƣợng các loại giống cây, con trên địa bàn huyện đƣợc đảm bảo.

- Dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa: Do hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp còn yếu, vốn ít, mới chỉ thực hiện đƣợc một số khâu dịch vụ nhƣ thủy lợi, điện, bảo vệ sản xuất… chƣa tổ chức đƣợc dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân, nên việc tiêu thụ hàng hóa chủ yếu thông qua các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong huyện.

- Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ trên địa bàn luôn đƣợc cấp chính quyền quan tâm, đây đƣợc coi là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Toàn bộ các xã trên địa bàn huyện đều thành lập các tổ khuyến nông cơ sở. Hoạt động khuyến nông cơ sở những năm qua đã đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp – nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, khuyến nông cơ sở đã bộc lộ một số khó khăn nhƣ: khối lƣợng công việc quá nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thiếu, mức phụ cấp không còn phù hợp… đã ảnh hƣởng nhất định đến hiệu quả của hoạt động khuyến nông.

- Công tác bảo vệ thực vật đƣợc duy trì thƣờng xuyên, kịp thời, nhất là công tác dự tính dự báo, hƣớng dẫn phòng trừ sâu bệnh, chuột hại, mở rộng áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)… nên tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh, chuột hàng năm đều ở mức thấp.

- Công tác thú y: Trong thời gian qua, công tác thú y luôn đƣợc các cấp, các ngành, hộ nông dân quan tâm, nhất là công tác tiêm phòng, vệ sinh thú y, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển và giết mổ gia súc, gia cầm. việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm bƣớc đầu đã có hiệu quả. Nhìn chung, công tác thú y trong những năm qua đƣợc thực hiện khá tốt, do vậy không có dịch bệnh lớn xảy ra, chỉ xuất hiện cục bộ ở một số thôn và đã đƣợc dập tắt kịp thời.

3.2.5. Tình hình vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp

Tuy tổng vốn đầu tƣ cho ngành nông lâm nghiệp trong các năm qua chƣa phải là lớn so với yêu cầu phát triển, song đã đóng góp một phần rất quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và đã đạt đƣợc các thành tựu nổi bật trong những năm vừa qua. Vốn đầu tƣ đã tập trung vào những lĩnh ƣu tiên và có tác dụng trực tiếp, kịp thời giải quyết những khó khăn, hạn chế nhƣ: thuỷ lơị, giống, chế biến nông lâm sản và phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày, có tác dụng phát huy hiệu quả lâu dài, ảnh hƣởng tới nhiều mặt của sản xuất, kinh tế và đời sống xã hội.

Cùng với các nguồn vốn đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn nhƣ: định canh định cƣ, giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới..., vốn đƣợc đầu tƣ đã phát huy tác dụng, góp phần giải quyết các khó khăn và nhu cầu bức thiết của địa phƣơng, từng bƣớc ổn định cuộc sống của đồng bào dân tộc ít ngƣời trên các địa bàn vùng xa, vùng cao của tỉnh. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn đã đƣợc cải thiện đáng kể. Tổng chiều dài kênh mƣơng nội đồng đƣợc kiên cố hóa của huyện tính đến thời điểm 31/12/2013 là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

160.895km. Tỷ lệ cơ giới hóa làm đất và tƣới tiêu cây trồng đạt ở mức cao (từ 50% đến 90%).

3.2.6. Tình hình công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn

Huyện Phú Bình đã có nhiều cố gắng trong công tác quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, hầu hết các lĩnh vực sản xuất chủ yếu đều đã có quy hoạch chi tiết. Đa số các quy hoạch đã bám sát thực tế và có tính khả thi, chất lƣợng quy hoạch nông nghiệp đang đƣợc từng bƣớc nâng lên.

Quá trình tổ chức triển khai thực hiện cơ bản đã bám sát quy hoạch, một số quy hoạch sau khi đƣợc phê duyệt đã đƣợc xây dựng dự án khả thi và lập thiết kế - dự toán, có cơ chế chính sách phù hợp và tích cực trong chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, nên đã đạt đƣợc hiệu quả nhƣ: quy hoạch sản xuất lƣơng thực, sắn, chè, chăn nuôi, thuỷ lợi ...

Tuy nhiên cũng có một số dự án quy hoạch do dự tính, dự báo chƣa sát, chƣa lƣờng hết đƣợc tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan nên không đƣợc thực hiện hoặc thực hiện chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Mặt khác, trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch cũng còn có những hạn chế, tồn tại nhất là ở các cấp cơ sở dẫn đến có quy hoạch bị phá vỡ hoặc không thực hiện theo đúng quy hoạch đã đƣợc duyệt. Công tác quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp ở cấp huyện còn yếu, hầu hết các xã chƣa có quy hoạch phát triển nông nghiệp.

3.2.7. Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa theo hướng sản xuất hàng hóa

3.2.7.1. Về chính sách đất đai

Trong thời gian qua huyện đã chỉ đạo điều tra, thống kê đất đai; thực hiện giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các doanh nghiệp, hộ nông dân yên tâm sản xuất lâu dài. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, tích tụ đất đai để tăng quy mô sản xuất hàng hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.7.2. Về chính sách thuế

Miễn giảm thuế nông nghiệp và thuỷ lợi phí theo quy định của nhà nƣớc đối với các hộ nông dân. Các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ đƣợc miễn giảm thuế theo quy định tại Nghị định 51/NĐ-CP, ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (sửa đổi); khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm chỉ phải nộp thuế thu nhập khi đi vào sản xuất ổn định và có lợi nhuận, ƣu đãi thuế xuất nhập khẩu (một số mặt hàng có thuế suất bằng không).

3.2.7.3. Về lao động

Huyện khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tăng cƣờng hƣớng dẫn kỹ thuật, đào tạo nghề, tập huấn cho nông dân và công nhân tham gia sản xuất, chế biến hàng nông sản. Tuy nhiên trình độ của ngƣời lao động còn rất thấp, khả năng tiếp thu khoa học - kỹ thuật còn hạn chế, chƣa có nhiều lớp đào tạo nghề dài hạn cho nông dân.

3.2.7.4. Về khoa học - công nghệ

Huyện đã chỉ đạo nghiên cứu, ứng dụng đƣa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tổ chức các lớp tập huấn cho các chủ trang trại và hộ nông dân chủ chốt. Nhiều kỹ thuật canh tác mới đƣợc phổ biến, ứng dụng có hiệu quả. Thực hiện chƣơng trình giống cây trồng, vật nuôi huyện đã chỉ đạo xây dựng các dự án giống và đầu tƣ hàng chục tỷ đồng đầu tƣ các cơ sở sản xuất giống; tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về giống; nghiên cứu, khảo nghiệm đƣa các giống tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, dịch vụ thuỷ nông, dịch vụ vật tƣ nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp đƣợc đẩy mạnh. Đã tổ chức cho nhiều hộ nông dân tham quan các mô hình trang trại làm ăn có hiệu quả trong và ngoài huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.7.5. Về thị trường

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hệ thống dịch vụ ở nông thôn ngày càng phát triển, nhiều cửa hàng giao dịch mua, bán nông lâm sản, cung ứng vật tƣ nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi. Một số trang trại đã liên doanh, liên kết với nhau, cùng học tập trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, đồng thời phối hợp giúp nhau trong việc tiêu thụ sản phẩm.

3.2.8. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của các hộ điều tra

Trong quá trình sản xuất phát triển kinh tế, nhất là vào thời kỳ mở cửa nền kinh tế thị trƣờng hiện nay thì các hộ nông dân để tồn tại và phát triển đều phải hƣớng vào vấn đề thị trƣờng, tức là thực hiện sản xuất hàng hoá.

Đối với huyện Phú Bình, mặc dù vấn đề kinh tế thị trƣờng còn là vấn đề mới mẻ, song sản xuất hàng hoá đã đƣợc các hộ nông dân biết đến và tiếp cận ở các mức độ khác nhau tuỳ theo cách sắp xếp tổ chức của các hộ. Có hộ sản xuất ra khối lƣợng hàng hoá nhỏ, ví dụ mỗi năm chỉ xuất chuồng vài tạ lợn hơi, vài tấn thóc… nhƣng cũng có hộ sản xuất ra lƣợng hàng hoá lớn có giá trị hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Quy mô sản xuất, mức độ thu nhập giữa các hộ nông dân sản xuất hàng hoá trong một vùng và giữa các vùng các xã cũng có sự khác nhau, trong luận văn này chúng tôi cũng đi sâu vào nghiên cứu và phân tích.

Vì số lƣợng hộ nông dân sản xuất hàng hoá của huyện Phú Bình là rất lớn cho nên chúng tôi không thể điều tra đƣợc toàn bộ, mà chỉ chọn ra những hộ đại diện theo phƣơng pháp chọn điển hình của các xã thuộc các vùng khác nhau để phân tích phục vụ đề tài. Cho nên số liệu đƣa ra trong luận văn có thể là chƣa chính xác tuyệt đối, nhƣng chắc chắn những kết luận rút ra đƣợc sẽ mang tính đại diện cho toàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dựa trên tiêu chí xếp loại hộ nông dân theo quy mô hàng hoá. Qua quá trình xét chọn chúng tôi đã chọn đƣợc 90 hộ nông dân tiêu biểu cho các loại hộ nông dân theo quy mô hàng hoá của 3 xã thuộc ba vùng của huyện Phú Bình.

Bảng 3.12: Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô hàng hoá ở các xã điều tra năm 2013

Chỉ tiêu Xuân Phƣơng Bàn Đạt TT Hƣơng Sơn Tổng số SL ( hộ) CC (%) SL ( hộ) CC (%) SL ( hộ) CC (%) SL ( hộ) CC (%) 1. Hộ sản xuất hàng hoá lớn 7 23,3 6 20 9 30 22 24,44 2. Hộ sản xuất hàng hoá trung bình 12 40 14 46,67 12 40 38 42,22 3. Hộ sản xuất hàng hoá nhỏ 11 36,7 10 33,33 9 30 30 33,33 Tổng cộng 30 100 30 100 30 100 90 100

(Nguồn: Số liệu điều tra )

Qua biểu trên ta thấy: Theo quy mô hàng hóa số hộ xuất hàng hóa trung bình chiếm tỷ lệ lớn (42,22%), số hộ xuất hàng hóa lớn tƣơng đối ít, chỉ chiếm (24,44%). Trong đó thị trấn Hƣơng Sơn nằm ở trung tâm của huyện, có rất nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp hàng hóa, do đó số hộ sản xuất hàng hóa lớn chiếm 30%. Xã Xuân Phƣơng nằm ở phía Nam của huyện, là xã có số hộ sản xuất hàng hóa nhỏ lớn nhất chiếm 36,7%. Xã Bàn Đạt nằm ở phía tây bắc và là xã cực bắc của huyện. Bàn Đạt có hệ thống sông Máng, một kênh tƣới tiêu nhân tạo đƣợc xây dựng từ thời Pháp thuộc chảy qua ranh giới phía tây. Tại đây số hộ xuất hàng hóa chủ yếu ở quy mô trung bình(46,67%).

* Về tình hình sản xuất hàng hóa của các hộ điều tra

Các sản phẩm hàng hoá của hộ nông dân chủ yếu là nông sản. Rừng ở đây đang trong thời kỳ tu bổ và trồng mới nên phần lớn là chƣa khai thác, chỉ có khai thác phần nhỏ ở diện tích khoanh nuôi và bảo vệ song chƣa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiều, cho nên sản phẩm hàng hoá còn rất ít. Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá của các nhóm hộ rất đa dạng. Tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 58%, chủ yếu là các sản phẩm cây hàng năm nhƣ đậu tƣơng, ngô, lạc...; cây công nghiệp lâu năm nhƣ chè, bƣởi...Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 33,5% chủ yếu là chăn nuôi lợn và gia cầm. Tỷ trọng hàng hoá của hộ có ngành lâm nghiệp rất thấp.

Bảng 3.13:Quy mô và cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá bình của quân hộ nông dân điều tra năm 2013

Phân loại hộ

Tổng GTSPHH

Trong đó

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp SL (tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (tr.đ) Tỷ lệ (%) SL ( tr.đ) Tỷ lệ (%) - Hƣơng Sơn 15,472 100 11,753 76.0 3,651 23.6 68 0.4 - Bàn Đạt 14,522 100 9,845 67.8 4,525 31.2 152 1.0 - Xuân Phƣơng 13,255 100 8,822 66.6 4,221 31.8 212 1.6

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Phân tích giá trị sản phẩm hàng hoá theo vùng, cao nhất là thị trấn Hƣơng Sơn 15.472 triệu đồng, thấp nhất là xã Xuân Phƣơng 13.255 triệu đồng.

Cơ cấu sản phẩm hàng hoá ngành trồng trọt cao nhất là Hƣơng Sơn 76%, thấp nhất là xã Xuân Phƣơng 66.6% Chăn nuôi cao nhất là xã Xuân Phƣơng 31.8%, thấp nhất là Thị Trấn Hƣơng Sơn 23.6%

Phân tích giá trị sản phẩm hàng hoá theo quy mô sản xuất hàng hoá, thì không có sự chênh lệch nhiều về cơ cấu giá trị hàng hoá giữa các ngành, điều khác nhau chủ yếu là về quy mô giá trị hàng hoá. Nhóm hộ hàng hoá lớn có quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá là: 25.374 triệu đồng, nhóm hộ hàng hoá trung bình là: 17.288 triệu đồng, nhóm hộ hàng hoá nhỏ là 10.534 triệu đồng.

Nhƣ vậy các hộ có hƣớng sản xuất khác nhau thì quy mô hàng hoá và cơ cấu sản phẩm hàng hoá rất khác nhau. Nhóm hộ hàng hoá lớn có quy mô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giá trị sản phẩm hàng hoá gấp 1,47 lần hộ hàng hoá trung bình và gấp 2,41 lần hộ hàng hoá nhỏ. Vậy là khoảng cách quy mô sản xuất hàng hoá giữa các hộ chênh lệch chƣa cao, thể hiện mức độ sản xuất hàng hoá còn hạn chế.

* Đời sống của các hộ sản xuất hàng hóa

Huyện Phú Bình mặc dù là huyện nằm giáp với Thành phố Thái nguyên nhƣng cuộc sống của các hộ nông dân ở các xã trong huyện chƣa thực sự cao, sản phẩm của các hộ làm ra chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 107)