6. Kết cấu của luận văn
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.2. Thu thập tài liệu thứ cấp
Là việc tập hợp các tài liệu, số liệu có liên quan đến đề tài đã đƣợc công bố từ các nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân,... trên các tạp chí, sách, báo; từ các Báo cáo và tài liệu của Chi cục Thống kê, phòng NN&PTNT, phòng Kế hoạch - Tài chính, các Báo cáo Tổng kết của UBND huyện Phú Bình; các tài liệu còn đƣợc thu thập từ các website có liên quan đến đề tài luận văn.
2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a) Phương pháp chọn mẫu điều tra
* Chọn mẫu xã điều tra
Để điều tra số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài, chúng tôi thực hiện chọn 3 xã, đại diện cho 3 tiểu vùng kinh tế. Việc chọn xã nghiên cứu phải đảm bảo theo yêu cầu nghiên cứu và phân tích và đảm bảo các tiêu chuẩn nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Mang tính đại diện cho các xã trong vùng sinh thái, kinh tế của huyện. + Có quỹ đất nông lâm nghiệp ở mức trung bình khá so với các xã khác trong huyện.
+ Có điều kiện sản xuất, mức độ kinh tế, trình độ dân trí,... ở mức trung bình trong huyện.
+ Có khoảng cách xa, gần khác nhau đến thị trƣờng, đƣờng quốc lộ và trung tâm huyện lỵ.
Với các yêu cầu đặt ra nhƣ trên, chúng tôi chọn 3 đơn vị đại diện cho 3 tiểu vùng để điều tra. Trong đó thị trấn Hƣơng Sơn nằm ở trung tâm của huyện, có rất nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Xã Xuân Phƣơng nằm ở phía Nam của huyện. Xã Bàn Đạt nằm ở phía Bắc của huyện.
* Chọn thôn và hộ điều tra
Mỗi xã chúng tôi tiến hành chọn 3 thôn và mỗi thôn chọn 10 hộ để điều tra. Việc chọn thôn cũng là các thôn mang tính chất đại diện của xã. Chọn ngẫu nhiên các hộ để điều tra theo danh sách hộ trong thôn do Trƣởng thôn cung cấp (Danh sách này sẽ loại trừ các hộ không có liên quan đến sản xuất nông nghiệp). Các hộ đƣợc chọn bao gồm cả các hộ khá, trung bình và nghèo trong thôn.
Mục đích của điều tra kinh tế hộ nông dân là nhằm thu thập các thông tin số liệu về tình hình đời sống, sản xuất cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến sản xuất nhƣ chính sách, lao động, việc làm, vốn, tƣ liệu sản xuất, khó khăn trong sản xuất... đặc biệt là mô hình và phƣơng hƣớng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa trong hiện tại và tƣơng lai của các hộ nông dân ở điểm nghiên cứu.
b) Phương pháp điều tra
Để tiến hành điều tra, chúng tôi xây dựng mẫu phiếu điều tra theo các tiêu chí bao gồm các chỉ tiêu định lƣợng và định tính theo nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn. Tiến hành điều tra phỏng vấn thử một số hộ nông dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
với bộ câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị, sau đó đƣợc chỉnh sửa cho hoàn chỉnh phù hợp với thực tế và dùng để điều tra phỏng vấn toàn bộ các hộ nông dân đƣợc chọn. Số liệu thu thập đƣợc thông qua điều tra và đƣợc kiểm tra, hoàn chỉnh lại.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi điều tra thu thập thông tin sử dụng chƣơng trình máy tính Excel để tổng hợp số liệu và sử lý tính toán các chỉ tiêu kinh tế.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi tổng hợp và sử lý số liệu, tiến hành phân tích các số liệu đã sử lý để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Phƣơng pháp thống kê so sánh:
Phƣơng pháp thống kê so sánh bao gồm cả số tƣơng đối và số tuyệt đối để đánh giá sự vật và hiện tƣợng theo không gian và thời gian.
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã đƣợc tính toán cho từng dạng hộ nông dân theo các dạng nhóm phân tổ, có thể so sánh các vùng khác nhau, giữa các năm với nhau và giữa các dân tộc khác nhau, nhằm rút ra những ƣu điểm, những hạn chế của các đối tƣợng, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp triển phù hợp với các mô hình sản xuất của ngƣời nông dân trên từng vùng sinh thái.
Phƣơng pháp so sánh chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu và các đối tƣợng so sánh có ý nghĩa nhằm phát hiện những nét đặc trƣng cơ bản của kinh tế hộ nông dân. Đồng thời phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu là so sánh kinh tế hộ nông dân theo hƣớng phát triển kinh tế hàng hoá ở những mô hình kinh tế trong các vùng khác nhau.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả:
Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa và tối thiểu. Phƣơng pháp này dùng để mô tả quá trình thực hiện của các hộ nông dân khi tiến hành sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa trên địa bàn nghiên cứu. Mô tả quá trình tổ chức sản xuất hàng hóa mang tính thâm canh, chuyên canh của các hộ nông dân, cũng nhƣ việc thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc và của địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các doanh nghiệp và HTX sản xuất - chế biến - kinh doanh nông sản, các nhà chuyên môn và của các chuyên gia về các lĩnh vực có liên quan đến sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá.
2.2.5. Phương pháp dự báo kinh tế
Sử dụng phƣơng pháp này để xây dựng phƣơng hƣớng, các định hƣớng mục tiêu và giải pháp để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
- Chỉ tiêu về tốc độ tăng trƣờng ngành nông nghiệp: Gồm các chỉ tiêu về tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trƣởng của lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.
- Chỉ tiêu về cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: Gồm cơ cấu lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp; cơ cầu các nhóm cây trồng vật nuôi chủ yếu nhƣ: nhóm cây lƣơng thực, nhóm cây công nghiệp, nhóm cây ăn quả, nhóm chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Giá trị sản xuất bình quân trên một ha canh tác đối với một số mô hình canh tác và loại cây trồng chủ yếu.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và kết quả sản xuất nông nghiệp
- Chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng chủ yếu. - Chỉ tiêu về số lƣợng đàn gia súc, gia cầm; sản lƣợng thịt, trứng
- Giá trị sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sản xuất nông sản hàng hoá
- Quy mô diện tích, sản lƣợng vùng sản xuất hàng hoá tập trung của một số loại cây trồng nhƣ: lúa, sắn, chè, cây ăn quả và quy mô vùng chăn nuôi tập trung.
- Giá trị sản lƣợng nông sản hàng hoá chủ yếu - Sản lƣợng, kim ngạch xuất khẩu nông sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Công thức tính Tỷ suất nông sản hàng hóa:
Để đo lƣờng trình độ sản xuất và trao đổi hàng hóa có thể dùng chỉ tiêu “Tỷ suất nông sản hàng hóa”. Tỷ suất nông sản hàng hóa là tỷ lệ phần trăm giữa tổng lƣợng nông sản hàng hóa với tổng lƣợng sản phẩm sản xuất ra.
Công thức 1: Tỷ suất nông sản hàng hoá = Tổng lƣợng nông sản hàng hoá x 100% Tổng lƣợng nông sản SX trong kỳ
Tỷ suất nông sản hàng hóa cũng là chỉ tiêu đánh giá về mặt chất lƣợng trình độ chuyên môn hóa và trình độ huy động nông sản cho xã hội. Tỷ suất hàng hóa tính riêng cho mọi sản phẩm chuyên môn hóa, do đó ở mẫu số và tử số chỉ tính thuần túy cho một loại sản phẩm.
Để tính tốc độ phát triển sản xuất, tăng tổng sản lƣợng và sản lƣợng hàng hóa nông sản, ngƣời ta dùng chỉ tiêu giá trị sản phẩm hàng hoá gia tăng.
Công thức 2:
Giá trị SP hàng hoá gia tăng = Giá trị SP hàng hoá Giá trị tổng sản phẩm
Trên thực tế, đôi khi ta có một khối lƣợng sản phẩm hàng hoá nhƣng không tiêu thụ đƣợc vì sản phẩm chất lƣợng quá kém, sản phẩm không sạch, có thừa dƣ lƣợng hoá chất độc hại, hoặc vì giá thành sản xuất quá cao, bán ra thua lỗ nhiều, hoặc vì không có thị trƣờng tiêu thụ ổn định.
Công thức 3: Tỷ suất giá trị hàng
hoá đƣợc tiêu thụ =
SP hàng hoá và giá trị SP hàng hoá đƣợc tiêu thụ
SP hàng hoá và giá trị SP hàng hoá nói chung
Thông thƣờng, các địa phƣơng, xí nghiệp sau một vụ sản xuất thƣờng có nhiều sản phẩm dƣ thừa và coi đó là địa phƣơng mình có sản phẩm hàng hoá nhƣng không có địa bàn tiêu thụ hoặc tiêu thụ bị động, kém hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN PHÚ BÌNH
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Phú Bình
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2. Dân số năm 2013 là 138.819 ngƣời, mật độ dân số 552 ngƣời/km2
.
Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây. Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 21o23 33’ – 21o35 22’ vĩ Bắc; 105o
51 – 106o02 kinh độ Đông.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10- 15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50-70m. Trƣớc đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhƣng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu nhƣ không còn. Địa hình của huyện có chiều hƣớng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển là 14m, thấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhất là 10m thuộc xã Dƣơng Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao 250 m. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tƣơng đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nƣớc. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.
Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hƣơng Sơn và 20 xã, trong đó có 7 xã miền núi. Các xã của huyện gồm Bàn Đạt, Bảo Lý, Dƣơng Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Đồng Liên, Hà Châu, Kha Sơn, Lƣơng Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh,Thƣợng Đình, Úc Kỳ và Xuân Phƣơng.
Các xã của huyện đƣợc chia làm ba vùng. Vùng 1 thuộc tả ngạn sông Máng gồm 8 xã: Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bảo Lý và Tân Hòa. Vùng 2 gồm thị trấn Hƣơng Sơn và 6 xã vùng nƣớc máng sông Cầu: Xuân Phƣơng, Kha Sơn, Dƣơng Thành, Thanh Ninh, Lƣơng Phú, và Tân Đức. Vùng 3 là vùng nƣớc máng núi Cốc gồm 6 xã: Hà Châu, Nga My, Điềm Thụy, Thƣợng Đình, Nhã lộng và Úc Kỳ.
Trên địa bàn Huyện Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng 17,3km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang). Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện (5 km ĐT261; 9,9 km ĐT266; 5,5 km ĐT261C; 14,7 km ĐT269B). Hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện với các địa phƣơng khác trong và ngoài tỉnh. Hiện nay dự án đƣờng giao thông nối từ Quốc lộ 3 đi Điềm Thuỵ đã đƣợc UBND tỉnh cho điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch mạng lƣới giao thông của tỉnh. Sở Giao thông vận tải đang tiến hành lập dự án đầu tƣ với qui mô đƣờng cấp cao đô thị lộ giới 42m. Đây là tuyến đƣờng nối liền KCN Sông Công, KCN phía Bắc huyện Phổ Yên với các KCN của huyện Phú Bình. Do vậy, khi hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thành nó sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho vận tải, lƣu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng nhƣ liên kết kinh tế với địa phƣơng bạn và các tỉnh khác. Ngoài ra, một dự án xây dựng đƣờng dài 10,3 km, rộng 120 m, nối đƣờng cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên với Phú Bình, đi qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình đang đƣợc phê duyệt và xúc tiến đầu tƣ. Khi tuyến đƣờng này hoàn thành hứa hẹn sẽ tạo ra sự đột phá cho sự phát triển kinh tế của huyện. Với vị trí địa lý của mình nằm cách không xa thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài, sự phát triển những tuyến giao thông huyết mạch nhƣ trên còn giúp Phú Bình đón đầu xu hƣớng dãn và di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Hà Nội, tạo điều kiện cho Phú Bình đón nhận đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài để trở thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ của tỉnh cũng nhƣ của vùng.
3.1.1.3. Đất đai
Theo số liệu thống kê do Phòng Thống kê huyện Phú Bình cung cấp, năm 2007 Phú Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 24.936 ha, trong đó đất nông nghiệp có 20.219 ha, (chiếm 81%), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 13.570 ha (chiếm 54,3%), đất lâm nghiệp 6.218 ha (chiếm 25%), đất nuôi trồng thủy sản 431 ha (chiếm 1,7%); đất phi nông nghiệp 4.606 ha (chiếm 18,5 %) và đất chƣa sử dụng 111 ha (chiếm 0,5%). Nhƣ vậy trong cơ cấu đất đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,3% trong khi đất lâm nghiệp chỉ chiếm 25%. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu trong kinh tế của huyện. Về cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, năm 2007, trong tổng số 13.570 ha, có 7.450 ha trồng lúa (chiếm 55%), 2.690 ha trồng cây hàng năm khác (chiếm 20%) và 3.430 ha trồng cây lâu năm (chiếm 25%). Nhƣ vậy mặc dù là một huyện trung du nhƣng cây trồng chủ đạo vẫn là lúa, và cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả không phải là thế mạnh của sản xuất nông nghiệp của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhƣng phân bố không tập trung. Nhìn chung đất đai Phú Bình đƣợc đánh giá là có chất lƣợng