Hoàn thiện và tăng cường giám sát quy chế chi tiêu nội bộ tại bệnh viện

Một phần của tài liệu hoạt động tài chính và công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh thái bình (Trang 54 - 58)

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Giám đốc, CBCNV trong Bệnh viện. Đây là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu, thực hiện kiểm soát của KBNN, sở Y tế, sở Tài chính, các cơ quan thanh tra, kiểm toán tạo điều kiện cho Bệnh viện sử dụng tài

sản đúng mục đích, hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những CBCNV có năng lực cho Bệnh viện.

Khi tiến hành xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, trong từng Bệnh viện phải khuyến khích thu nhận sự đóng góp ý kiến của cá nhân các cán bộ công nhân viên, kết hợp đưa ra thảo thuận, bàn bạc dân chủ, công khai trong toàn Bệnh viện. Cập nhập, thay đổi thường xuyên thay đổi Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với các chính sách, quy định mới của Nhà nước.

Trên cơ sở xây dựng quy chế theo quy định của Nhà nước, các Bệnh viện tiến hành phổ biến quy chế trong đơn vị mình. Đảm bảo cho các cán bộ, viên chức nắm rõ nội dung thu, chi phí tài chính trong Bệnh viện. Thông qua các buổi thảo luận bàn bạc này cán bộ, viên chức trong Bệnh viện sẽ thấy rõ được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc sử dụng nguồn tài chính trong đơn vị, từ đó hạn chế sử dụng một cách lãng phí nguồn tài chính huy được.

Tiếp tục hoàn thiên Quy chế chi tiêu nội bộ quán triệt theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả khi xây dựng và thực hiện quy chế. Khi đưa quy chế từng Bệnh viện phải tính toán sao cho chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng lại đạt hiệu quả cao nhất.

Khi tiến hành xây dựng hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ các Bệnh viện cần quan tâm hoàn thiện định mức chi tiêu xây dựng và kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế một số nội dung chủ yếu như: quy chế về sử dụng văn phòng phẩm; quy chế về sử dụng ô tô phục vụ công tác; quy chế về sử dụng điện thoại, sử dụng điện trong Bệnh viện; quy chế về trả thu nhập tăng thêm cho CBCNV trong Bệnh viện. Bên cạnh đó, hàng năm thực hiện phải tổ chức các buổi rút kinh nghiệm, đánh giá Quy chế chi tiêu nội bộ, tiến hành điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tế của từng Bệnh viện.

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác tài chính kế toán tại các Bệnh viện.

Có thể nói, một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính Bệnh viện nói riêng là công tác Tài chính kế toán. Chính vì vậy mà việc xây dựng đội ngũ cán bộ Tài chính chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ Tài chính kế toán cần được xem như một khâu then chốt trong việc hoàn thiện quản lý Tài chính. Đồng thời tăng cường cơ sở vật chất, đưa tiến bộ tin hoc ứng dụng vào công tác quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng.

3.2.3.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ cao.

Người cán bộ tài chính kế toán có vai trò chủ chốt trong việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính. Các cán bộ lãnh đạo Bệnh viện cần nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác tài chính trong hoạt động phát triển của Bệnh viện từ đó có những quan tâm kịp thời đúng mức tới các hoạt động tài chính. Hiện nay bộ máy tài chính - kế toán tại phòng kế toán của các Bệnh viện huyện tỉnh Thái Bình còn yếu, do đó các Bệnh viện cần có chương trình đào tạo, nâng cao nghiệp vụ kế toán cho cán bộ kế toán, cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên, cụ thể:

- Tổ chức rà soát lại toàn bộ hệ thống cán bộ của các bệnh viện cả về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Từ đó phát hiện ra yếu kém trong từng khâu để có hướng sửa đổi cho phù hợp. Trên cơ sở đó tiến hành sắp xếp lại bộ máy, tổ chức công tác tài chính theo hướng gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả

- Hàng năm các Bệnh viện nên có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ. Chú trọng hơn cho cán bộ tài chính để họ có thể cập nhật các đổi mới trong công tác quản lý tài chính của Đảng và Nhà nước, các cán bộ tài chính – kế toán trở thành người tham mưu cho lãnh đạo và thực hiện vai trò hướng dẫn cho Cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện thực hiện theo đúng chủ trương của Nhà nước.

- Lựa chọn, đội ngũ những người quản lý tài chính trung thực, có năng lực, chân chính, có khả năng quản lý toàn diện hoạt động tài chính của Bệnh viện.

- Tổ chức lại hoạt động của các phòng tài chính một cách khoa học, hạn chế những tiêu cực trong công tác quản lý.

Các Bệnh viện nên thường xuyên tổ chức các buổi nâng cao nghiệp vụ giữa các Bệnh viện trong khối giúp các cán bộ tài chính có cơ hội cọ sát, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng hoạt động tài chính của toàn khối Bệnh viện huyện trong tỉnh.

Từng Bệnh viện huyện cũng cần có các cơ chế khuyến khích hợp lý tuyển dụng các cán bộ tài chính giỏi, có năng lực đóng góp vào sự phát triển của Bệnh viện. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng những quy định cơ chế nhằm giữ chân những cán bộ giỏi ở lại, gắn bó lâu dài với Bệnh viện ( Quy định về thu nhập tăng thêm cho các cán bộ tài chính, quy định về tiền công, phúc lợi...).

3.2.3.2. Tăng cường cơ sở vật chất, đưa tiến bộ tin học ứng dụng vào công tác quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng.

Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao, việc tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị làm việc, đưa vào ứng dụng tin học vào trong quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng quản lý là việc làm hết sức có ý nghĩa. Trong quá trình thực hiện giải pháp này cần chú ý tới một số vấn đề sau:

- Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các máy móc chuyên môn cần theo chiến lược sử dụng. Công nghệ thích hợp: công nghệ được sử dụng trong các Bệnh viện phải là công nghệ mới, hiện đại nhưng giá cả phải chăng, dễ sử dụng, dễ bảo trì, nguồn nguyên liệu cho hoạt động của máy móc phải đa dạng, có nguyên liệu thay thế.

- Hiện đại hóa trang thiết bị làm việc không có nghĩa là mua sắm thiết bị đắt tiền mà là cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động cho Bệnh viện. Đảm bảo các thiết bị tối cần thiết cho hoạt động hành chính như: phương tiện đi lại, máy vi tính... theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.

- Tăng cường quản lý tài chính bằng cách thực hiện triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ vào trong quản lý. Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ. Đưa phần mềm quản lý văn phòng nội, ngoại trú vào sử dụng cũng như nâng cấp, cải tiến phần mềm kế toán đang dùng. Hiện nay, quy trình quản lý tại các Bệnh viện tuyến trên và một số Bệnh viện huyện tỉnh Thái Bình (BVĐK Thành phố, BVĐK Hưng Nhân) đã được tin học hoá sâu rộng và nó đã đem lại hiệu quả đáng kể cho các Bệnh viện này trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí trong tác khám chữa bệnh. Do đó, các Bệnh viện huyện tỉnh Thái Bình cũng nên học tập mô hình này đưa tiến bộ tin học ứng dụng vào quy trình quản lý của toàn mạng lưới để tiết kiệm hơn nữa các khoản chi phí. Cố gắng phấn đấu 100% các Bệnh viện huyện trong tỉnh thực hiện tin học hóa trong công tác quản lý.

3.2.4. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của các cán bộ cấp trên trong các hoạt động tài chính diễn ra thường xuyên của Bệnh viện.

Công tác chỉ đạo, điều hành có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, định hướng, chính sách đặt ra. Việc chỉ đạo đúng hướng sát sao, phù hợp với tình hình của đơn vị trong từng thời kỳ sẽ đem lại kết quả cao trong công tác quản lý. Để làm được điều này, các cán bộ quản lý phải là những người có năng lực,

trình độ, chuyên môn. Do đó, trong thời gian tới các Bệnh viện cần đẩy mạnh công tác học tập, nghiên cứu, quán triệt tinh thần tự chủ trong công tác tài chính cũng như trong quán lý đối với toàn bộ ban lãnh đạo cũng như Cán bộ làm công tác Tài chính - kế toán trong Bệnh viện. Các Bệnh viện phải lựa chọn cán bộ quản lý phù hợp vì họ vừa phải có năng lực điều hành để đảm bảo đơn vị đạt được mục tiêu đặt ra, vừa phải đảm bảo cho người lao động có thu nhập ổn định, có công ăn việc làm thường xuyên và không ngừng nâng cao thu nhập cho đơn vị. Nếu cán bộ lãnh đạo không có năng lực, họ khó có khả đánh giá đúng năng lực của người lao động cho phù hợp với trình độ và yêu cầu của từng công việc, hậu quả dẫn đến là thiếu công bằng về thu nhập và tinh thần. Trong điều kiện hiện nay, người lao động đứng trước những thử thách rất lớn của quy luật thị trường: người có khả năng làm tốt được chấp nhận, ngược lại sẽ bị đào thải. Vì vậy, người Lãnh đạo càng cần tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

Các cán bộ cấp trên cần quan tâm, sâu sát tiến hành công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên các hoạt động tài chính diễn ra tại các Bệnh viện. Cán bộ lãnh đạo Bệnh viện cần sử dụng bản Quy chế chi tiêu nội bộ làm thước đo căn cứ cho tiến hành các hoạt động tại chính, chỉ đạo kiểm tra giám sát các hoạt động chấp hành dự toán bám sát bản dự toán đã được phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra các hóa đơn, chứng từ thu chi của Bệnh viện đảm bảo tính công khai minh bạch trong các hoạt động tài chính, kịp thời có các phương án xử lý thích hợp các sai phạm diễn ra trong quá trình chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách Bệnh viện.

Một phần của tài liệu hoạt động tài chính và công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh thái bình (Trang 54 - 58)