Tăng cường công tác quản lý thu chi trong các bệnh viện

Một phần của tài liệu hoạt động tài chính và công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh thái bình (Trang 52 - 54)

a. Đối với các khoản thu.

Để phát triển các khoản thu, các Bệnh viện cần xây sựng các phương án nhằm khai thác một cách có hiệu quả các nguồn thu. Mỗi Bệnh viện cần có nguồn kinh phí đầu tư lớn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám - chữa bệnh phục vụ nhân dân. Trong quá trình thực hiện thu, bệnh viện phải xác định rõ nguồn thu, tổ chức thực hiện, khai thác triệt để các nguồn thu, đa dạng hoá nguồn thu.

Thực hiện tốt các quy định nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thường xuyên tổ chức kiểm tra chứng từ, sổ sách tránh thất thoát các khoản thu và đảm bảo các khoản thu đúng mục đích, đúng quy chế.

- Đối với nguồn thu từ NSNN: Mặc dù kinh phí thường xuyên là do NSNN cấp hàng năm tăng chậm và tỷ trọng giảm trong tổng nguồn kinh phí của Bệnh viện, song đây là nguồn kinh phí tương đối ổn định. Các bệnh viện cần phát huy thế mạnh bản thân, từ đó tranh thủ sự giúp đỡ của các sở ban ngành hữu quan tạo môi trường thuận lợi cho Bệnh viện khai thác tối đa nguồn ngân sách, trên cơ sở thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm như việc quản lý dự án đầu tư để đẩy mạnh nhanh tiến độ giải ngân.

- Đối với nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: Tìm cách tăng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Để có thể tăng được nguồn thu này, các Bệnh viện phải từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hoạt động dịch vụ để thu hút nhiều hơn các bệnh nhân. Bên cạnh đó, với nguồn thu từ BHYT là rất lớn, các Bệnh viện phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHYT để có nguồn vốn đầy đủ, kịp thời, tránh bị ứng đọng. Từng Bệnh viện cũng cần có hướng đi phù hợp để tăng nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho Cán bộ, viên chức, cụ thể như: liên hệ, phối hợp với các cơ quan khám sức khỏe định kỳ, tiêm phòng, khám chữa bệnh ngoài giờ…

Hiện nay hình thức khám bệnh theo yêu cầu đang được thực hiện và đem lại hiệu quả cao tại các Bệnh viện tuyến tỉnh. Đây là một mô hình tăng thu hay và hiệu quả mà các bệnh viện huyện có thể học hỏi và thực hiện để góp phần tăng nguồn thu. Để làm được điều đó, từng Bệnh viện huyện cần đầu tư xây dựng các phòng khám với tiêu chuẩn cao: Phòng khám có khu vệ sinh khép kín, có điều hòa nhiệt dộ, tivi… thêm vào đó là việc tuyển dụng các bác sĩ giỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao vào bộ phận này. Nếu làm được điều này thì các Bệnh viện huyện sẽ giải quyết tốt được ba vấn đề:

Thứ nhất, bệnh viện sẽ có thêm nguồn thu không nhỏ từ dịch vụ này, vì người bệnh sẽ phải trả khoản phí cao để có được các phòng khám bệnh theo yêu cầu đó.

Thứ hai, nhờ vào dịch vụ này, các Bệnh viện đã góp phần tăng thêm thu nhập cho các cán bộ y bác sĩ, nhờ đó cá nhân từng bệnh viện có thể giữ chân các bác sĩ giỏi ở lại với bệnh viện, đồng thời thu hút được các bác sĩ giỏi ở địa phương khác, các bác sĩ tuyến tỉnh đến với các bệnh viện huyện.

Thứ ba, dịch vụ này đem đến sự hài lòng cho người bệnh và họ sẵn sàng trả mức phí cao hơn để có được sự phục vụ đó, từ đó các Bệnh viên sẽ thu hút được nhiều người bệnh đến với mình.

b. Đối với công tác quản lý chi.

Trong Bệnh viện cần tăng cường công khai, minh bạch trong các khoản chi. Các khoản chi được thực hiện cần bám sát bản Quy chế chi tiêu nội bộ để tiến hành. Trong Bệnh viện thực hiện nhiều khoản chi khác nhau các khoản này cần được kiểm toán một cách chặt chẽ. Khi đưa ra những quy chế về thanh toán mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động xác định rõ phạm vi áp dụng, những quy định lập kế hoạch, thủ tục thanh toán và phải xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong quá trình mua bán, giao dịch và tiếp tục hoàn thiện các quy định này.

Mọi khoản chi phải có lý do và đầy đủ chứng từ, đúng mục đích mới được chi, chi bằng tiền mặt phải lập phiếu chi tiền. Thực hiện tiết kiệm chi, sử dụng kinh phí một cách có hiệu quả nhất. Kiểm tra các định mức chi tiêu thường xuyên xem các mục chi có đúng định mức, tiết kiệm không và sửa đổi sao cho phù hợp với thực tế của từng Bệnh viện.

Các cán bộ quản lý cần phải tăng cường khoản chi đầu tư cho mua sắm, đổi mới, nâng cấp trang thiết bị của từng Bệnh viện. Để chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được cải thiện.

Hiện nay, quy trình quản lý tại các Bệnh viên tuyến trên và một số Bệnh viện huyện tỉnh Thái Bình (BVĐK Thành phố, BVĐK Hưng Nhân) đã được tin học hoá sâu rộng và nó đã đem lại hiệu quả đáng kể cho các Bệnh viện này trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí trong tác khám chữa bệnh. Do đó, các Bệnh viện huyện tỉnh Thái Bình cũng nên học tập mô hình này để tiết kiệm hơn nữa các khoản chi phí. Cố gắng phấn đấu 100% các Bệnh viện thực hiện tin học hóa trong công tác quản lý.

Một phần của tài liệu hoạt động tài chính và công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh thái bình (Trang 52 - 54)