Quan điểm của Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế quản lý Tài chính các

Một phần của tài liệu hoạt động tài chính và công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh thái bình (Trang 49 - 51)

đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 được nêu ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã xác định định hướng quan trọng trong thời gian tới là: “Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân”, cụ thể:

Tập trung phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển nhanh hệ thống y tế công lập và ngoài công lập; hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Nâng cao năng lực của trạm y tế xã, hoàn thành xây dựng Bệnh viện tuyến huyện, nâng cấp Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở y tế chuyên khoa có chất lượng cao. Khắc phục tình trạng quá tải ở các Bệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch. Chuẩn hoá chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng Bệnh viên, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh và viện phí phù hợp; có lộ trình thực hiện BHYT toàn dân. Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em và người dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế. Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã, phường có Bác sĩ. Phát triển mạnh y tế dự phòng, không để xảy ra dịch bệnh lơn. Tiếp tục kiềm chế và giảm mạnh lây nhiễm HIV. Tiếp tục giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Phát triển nhanh công nghiệp dược và thiết bị y tế. Phát triển mạnh y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam.

Để làm được điều đó, Nhà nước rất cần quan tâm đến vấn đề cải cách hành chính công đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trong đó cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập là một nội dung quan trọng. Nhà nước đã đưa ra những quan điểm định hướng chung về cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế như sau:

- Tăng cường hiệu quả hoạt động của nguồn tài chính. Sử dụng tiết kiệm chống lãng phí đối với các nguồn này. Chuyển đổi mô hình hoạt động bằng cách mở rộng phân cấp quản lý cho các đơn vị cơ sở về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, quản lý sử dụng biên chế và bộ máy. Giao nhiệm vụ cụ thể rõ ràng cho các đơn vụ để đơn vị ý thức được công việc và trách nhiệm của mình, có các mức thưởng hợp lý để khích lệ, động viên cán bộ.

- Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ NSNN nói riêng và các nguồn lực tài chính nói chung. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát từ bên trong và từ bên ngoài. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính. Từ đó Thủ trưởng đơn vị mới thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với đơn vị.

- Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách và định mức chế độ, tiêu chuẩn chỉ tiêu NSNN áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp theo hướng tăng số lượng các khung định mức để các Bộ, ngành, địa phương áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, phù hợp với phương thức lập dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách cho các cơ quan, đơn vị theo kết quả đầu ra; phù hợp với kế hoạch chi tiêu trung hạn của ngành, lĩnh vực, hương tới quản lý theo kết quả đầu ra.

- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn, làm cơ sở để xác định kế hoạch về tổng dự toán chi ngân sách trung hạn theo từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở đó, các Bộ, các ngành, đơn vị chủ động thu xếp nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế mới về phương thức lập dự toán ngân sách, chuyển sang, chuyển sang việc lập dự toán và phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, gắn với kết quả và hiệu quả công việc.

- Tiếp tục nghiên cứu và ban hành những chính sách mới khuyến khích các Bệnh viện tăng thêm nguồn thu từ ngoài nguồn NSNN cấp, có cơ chế cụ thể về loại hình Bệnh viện công lập và Bệnh viện ngoài công lập. Từ đó, các Bệnh viện sẽ có phương hướng hoạt động cụ thể và chất lượng y tế được nâng cao.

- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tạo điều kiện cho các Bệnh viện có mục tiêu phấn đấu cụ thể.

Một phần của tài liệu hoạt động tài chính và công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh thái bình (Trang 49 - 51)