2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cá chình trên thế giới * Nguồn gốc và vịng đời của cá Chình
Có nhiều lồi cá trong bộ cá Chình sống trong nước biển và có lồi sống trong nước ngọt. Tuy vậy, chỉ có một số ít lồi trong giống Anguilla có đời sống một phần ở nước ngọt và một phần ở biển (Vương Dĩ Khang,1963).
Tập tính sống của các lồi cá Chình trong giống Anguilla hiện vẫn đang cịn là một điều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu. Cho đến nay chưa một ai nhìn thấy trứng đã chín của các lồi cá Chình đánh bắt được ngồi tự nhiên, trong khi đó tất cả các loại cá nước ngọt đều tìm thấy trứng trong những mùa vụ nhất định. Chính vì khơng thấy trứng của cá chình nên trong một thời gian dài các nhà nghiên cứu không thể trả lời được câu hỏi “cá Chình đi đẻ ở đâu và phương thức sinh sản như thế nào?” (Ege V.,1939 và Atsuishi,1991)
Cho đến cuối thế kỷ 19 sự sinh sản của cá Chình vẫn cịn là một vấn đề chưa được hiểu rõ (Boetius I và Boetius, 1980). Khi chưa hiểu ve sự di cư sinh sản của cá Chình người ta vẫn thường phỏng đốn về nguồn gốc của lồi cá này. Nhà tự nhiên học thời cổ đại Aritotle do không quan sát được trứng hoặc tinh trùng của cơ thể cá Chình, và ý kiến của ơng về nguồn gốc phát sinh của cá chình đuợc gọi lên như một sự huyền bí, ơng cho rằng cá chình là do giun đất sinh ra, và giun đất thì do bùn sinh ra. Theo ý kiến của (Kokhenko C.V.1977). Cá Chình hình thành khơng phải trực tiếp từ bùn đất, trong trường hợp có hai con cá Chình đực và cái quấn lại với nhau và tiết ra nhớt, nhớt này trộn lẫn với đất và sinh ra cá Chình.
Trong thực tế, cá Chình được sinh ra ở ngồi biển khơi, cơ quan sinh sản của chúng khơng chín mùi cho tới khi cá trưởng thành di cư từ trong nước ngọt ra ngồi biển khơi. Dó cũng chính là lý do tai sao người ta khơng tìm được trứng và tinh trùng của cá Chình trong các thủy vực nước ngọt (Boyd C.E., 1982).
Những nghiên cứu đầu tiên về cá chình đã được thực hiện vào thế kỷ XIX ở châu Âu trên đối tượng cá Chình châu Âu (Anguilla anguilla). Hai nhà nghiên cứu người Ý là Grass và Calandruccio (1897) đã phát hiện ra được những vấn đề quan trọng khi họ thu giữ được một sinh vật biển có dạng lá liễu trong suốt ở vùng biển Messina, được gọi là Leptocephalus. Họ đã rất ngạc nhiên trước những biến đổi hình thái của chúng khi theo dõi qua hai tháng ni trong bể. Và Leptocephalus đã biến đổi thành ấu trùng của cá Chình dạng Elver. Từ những kết quả đó cho phép họ kết luận rằng cá Chình đẻ ở biển và Leptocephalus thực sự là một giai đoạn ấu trùng của cá Chình. Theo đó hai nhà nghiên cứu Grass và Calandruccio đã giả định rằng nơi đẻ của cá Chình ở vùng biển Messina thuộc biển Địa Trung Hải (Isao Matsui, 1979) Năm 1904, Smith đã sử dụng vợt vớt phù
du để nghiên cứu trứng cá ở vùng khơi biển Đại Tây Dương, và khi đó ơng đã tìm thấy trong lưới của mình có ấu trùng Leptocephalus của cá Chình. Từ đó, ông cho rằng ấu trùng của cá Chình xuất hiện ở vùng biển Messia và ngồi khơi biển Faroe.
Smith đã thực hiện nhiều chuyến hành trình và vớt rất nhiều mẻ lưới phù du dọc theo vùng ven biển của châu Âu, ông đã bắt được rất nhiều ấu trùng cá Chình và cả những cá Chình lớn. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Schmidt đã thực hiện thêm được một vài chuyến khảo sát tại vùng trung tâm và vùng phía đơng của biển Đại Tây Dương và đến năm 1922 ông đã thông báo kết quả nghiên cứu bền bỉ và nổi tiếng của mình. Theo kết quả đó trung tâm của biển Atlantic, được gọi là biển Sargasso là vùng duy nhất phát hiện ra ấu trùng vừa mới nở của cá Chình. Điều đặc biệt, cá Chình châu Âu chỉ đẻ ở một nơi mà nơi đó lại nằm ở vùng trung tâm của biển, cách xa đất liền và ở trong vùng biển nhiệt đới (Isao Matsui, 1979).
Nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy, sự đẻ trứng của cá Chình châu Âu diễn ra vào tháng 2 hàng năm, ở vùng biển có độ sâu 400 m, nhiệt độ nước vào khoảng 170C (cá Chình đẻ ở tầng nước giữa, chứ không phải ở sát nền đáy). Sau khi ra khỏi cơ thể mẹ, trứng cá Chình sẽ trịi dần lên và nổi gần tầng mặt (cách mặt nước khoảng 30cm), ở đó sau khoảng 24 giờ trứng nở thành tiền ấu trùng li ti (tiny prelarvae) dài 5mm. Các tiền ấu trùng trôi nổi này dần dần phát triển thành dạng ấu trùng lá liễu (Leptoce phalus) có màng trong suốt và được đưa ra khỏi vùng biển Sargasso bởi dòng hải lưu, dịng hải lưu này chảy tới vùng biển Đơng Bắc. Sau thời gian sống trôi nổi (vào khoảng 22 tháng), au trùng Leptocephali di chuyển theo dòng hải lưu đến các vũng, vịnh ven bờ vào khoảng tháng 11 hàng năm và biến thái thành ấu trùng dạng thon mảnh (Elver). Cá Chình con sau khi được các dòng hải lưu đưa vào vùng ven biển cửa sông, hàng triệu ấu trùng di cư lên các đầm, hồ,sông, suối để sinh sống trong nước ngọt đến lúc trưởng thành chúng lại di cư ra Đại Dương để sinh sản. Tùy theo các điều kiện như nhiệt độ và lưu tốc dòng chảy ở các vùng khác nhau mà thời gian đi vào nội địa của cá chình con là khác nhau ở các phần khác nhau của châu Âu (Pillay T.V.R.,1995).
Nghiên cứu về cá chình Mỹ (A.rostrata), Evan Brown (1980) cũng xác định cá chình đẻ ở biển Sargsso và ấu trùng cần khoảng 10 tháng đến tiếp cận với vùng biển ven bờ (Evan Brown, 1980).
Trong các thủy vực nước ngọt, ấu trùng cá Chình biển chuyển sang màu vàng nâu (Brown – yellow eels) và di cư một cách mạnh mẽ vào sâu trong nội địa nhờ khứu giác của cá Chình phát triển đánh hơi rất thính, chúng có thể định hướng và vượt qua các thác nước bởi sự luồn lách trên các bề mặt phủ rêu trơn (Knights B. White E., 1998).
Khi cá Chình phát triển một cách đầy đủ, vào mùa thu, cá Chình trưởng thành lại đi xuống theo các con suối để đi ra biển để đẻ trứng.
* Thành phần loài và sự phân bố - Thành phần loài
Qua tài liệu từ các viện bảo tàng trên thế giới Vilhelm Ege đã phát hiện rằng có nhiều lồi cá chình sống ở vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trong thực tế vào thời gian đó các nhà sinh học đã mơ tả khoảng trên 100 lồi cá chình. Trên cơ sở các mẫu thu thập được trên thế giới (12.793 cá chình trưởng thành và 12.472 ấu thể), đến năm 1939 Vilhelm Ege đã công bố kết quả xác định thành phần lồi của mình (Ege V., 1939). Tác giả đã xác định được 16 lồi cá Chình trong giống Anguilla trên thế giới.
Bảng 2.3. Thành phần loài và sự phân bố của các lồi cá Chình trong giống
Anguilla trên thế giới
Stt Tên lồi Số lượng đốt sống
Phân bố trên thế giới Kích cỡ tối đa W (kg) L (cm) 1 A. ancestralis 103 N. Sulawesi 2 A. celebesensis 103 Indonesia. Philipines
3 A. interioris 105 New Guinea
4 A.
megastoma
112 Các đảo của TBD từ Solomons tới Pitcain 22 190
5 A. nebulosa 110 Đông Phi và Ấn Độ 10 150
6 A.
marmorata
106 Nam Phi, Mandagascar, Indonesia, Trung Quốc, Nhật, các đảo ở Thái Bình Dương
27 200
7 A. reinhardti 108 Phía Đơng Australia, New Caledonia 18 170
8 A.
borneensis
9 A. japonica 116 Nhật, Trung Quốc 6 125
10 A. rostrata 107 Bờ biển phía Đơng của Hoa Kỳ, Canada,
Greenland
6 125
11 A. anguilla 115 Tây Âu, Bắc Phi, Madagascar 6 125
12 A.
dieffenbachi
113 New Zealand 20 150
13 A.
mossambica
103 Đông, Nam Phi, Madagascar 5 125
14 A.
mossambica
108 Đông Phi, Madagascar, Ấn Độ, Indonesia, Tây Bắc Australia
3 110
15 A. bicolor 104 New Guinea, các đỏa Thái Bình Dương
từ Đơng Solomons tới Tahiti
16 A. australis 112 Phía Đơng Australia và New Zealand 2,5 95
Nguồn: Vilhelm Ege (1939)