Hệ số chuyển hóa thức ăn

Một phần của tài liệu tình hình nghiên cứu về cá chình trên thế giới (Trang 52 - 53)

- Các yếu tố môi trường

2.4.3.Hệ số chuyển hóa thức ăn

Do thức ăn đắt việc tính tốn hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) hoặc hiệu quả sử dụng thức ăn (FE) rất quan trọng đối với người nuôi cá. Các hệ số này giúp người nuôi đánh giá được hiệu quả sử dụng thức ăn.Trong quy trình ni ta sử dụng là thức ăn tự chế, với hệ số thức ăn là 5 - 7% khối lượng cá trong ao.

Bảng 2.9: Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá ni

Chỉ tiêu Ao B3 Ao B4

Khối lượng ban đầu (gam/con)

45 ± 0,847 81,4 ± 3,25

Khối lượng cuối (gam/con) 141 ± 9,23 300 ± 20,77

Tỷ lệ sống (%) 70 90

Tổng thức ăn cho ăn (kg) 1359,9 815,6

FCR 7,87 6,8

FE (%) 12,7 14,8

Qua bảng 2.9: Ta thấy hệ số chuyển hóa thức ăn của hai ao là quá cao thể hiện ao B3 là 7,87, ao B4 là 6,8. Hệ số chuyển hóa thức ăn của hai ao cao là do thành phần thức ăn của cá có cá tươi với hệ số chuyển hóa thức ăn từ 5 – 7% trọng lượng cá và tốc

độ sinh trưởng và phát triển của cá Chình được xác định là thấp hơn rất nhiều so với những loài cá khác

Hiệu quả sử dụng thức ăn của ao B3 và ao B4 là 12,7% và 14,8% với hiệu quả sử dụng thức ăn thấp làm cho thức ăn dư thừa trong ao nhiều ngây lãng phí thức ăn và ngây ơ nhiễm mơi trường nước. Ta thấy hiệu quả sử dụng thức ăn của ao B4 tốt hơn ao B3, sở dĩ ao B3 cá sử dụng thức ăn kém là do cỡ cá thả bé chưa quen với môi trường, gặp phải thời tiết lạnh kéo dài cá hầu như không ăn. .

Từ đây có thể thấy rằng sử dụng thức ăn tự chế kết hợp với cỡ cá lớn rất phù hợp cho ni thương phẩm cá chình do cá sử dụng thức ăn nhiều tốc độ tăng trưởng nhanh giá thành thức ăn tự chế rẻ phù hợp với quy mơ ni là hộ gia đình.

Hình 2.5: Tỷ lệ sống của cá nuôi

Một phần của tài liệu tình hình nghiên cứu về cá chình trên thế giới (Trang 52 - 53)