KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Một số yếu tố môi trường trong ao nuô

Một phần của tài liệu tình hình nghiên cứu về cá chình trên thế giới (Trang 47 - 49)

- Các yếu tố môi trường

2.4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Một số yếu tố môi trường trong ao nuô

2.4.1. Một số yếu tố môi trường trong ao nuôi

Mơi trường sống tác động trực tiếp đến q trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Quản lý tốt các yếu tố mơi trường trong q trình ni là một trong những việc quan trọng hàng đầu.

Bảng 2.6: Các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi

Chỉ tiêu Dao động (Min - Max) GTTB

pH 6,62 – 7,95 7,36 ± 0,016 DO (mg/l) 2,50 – 4,7 3,25 ± 0,13 NH3 (mg/l) 0,50 – 1,15 0,80 ± 0,06 Độ trong (cm) 23 - 33 27 ± 0,4 Nhiệt độ (0C) 12 - 37 23,79 ± 4,9

- Kết quả bảng 2.6 và hình 2.2 cho thấy: Nhiệt độ tháng thấp nhất trong quá trình ni là tháng 1 (nhiệt độ trung bình là 14,49 ± 1,640C, nhiệt độ thấp nhất là 12 0C) nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 6 (nhiệt độ trung bình là 31,94 ± 1,990C, nhiệt độ cao nhất là 370C) nhiệt độ trong các tháng nuôi dao động tương đối lớn chênh lệnh giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là 250C, với sự thay đổi nhiệt độ như trên thường làm cá giảm ăn hoặc bỏ ăn, cá sinh trưởng chậm. Thể hiện rõ ở những tháng có nhiệt độ thấp như tháng 12 và tháng 1 cá ăn rất ít tốc độ sinh trưởng chậm lại, với những tháng này do cá ăn ít cơ thể yếu thường thấp cá chết nhiều ở những tháng này. Với nhiệt độ trung bình từ 220C – 290C thuận lợi cho sự phát triển của cá vào các tháng 10, tháng 11 và tháng 4 cá ăn nhiều lớn nhanh hơn, tốc độ tăng trưởng thể hiện rất rõ ở bảng 2.7 . Theo Zhong line (1991), cá chình là lồi cá nước ấm, chúng chỉ có thể sinh trưởng và phát triển bình thường khi nhiệt độ nằm trong khoảng từ 13 – 300C. Nhiệt độ cực thuận cho sự phát triển của cá chình trong khoảng 25 – 270C, nhiệt độ tối thiểu là 1- 20C (tuy nhiên cần hạ thấp từ từ). Ngưỡng nhiệt độ tối đa mà cá chình có thể chịu đựng được là 380C. Khi nhiệt độ tăng cao, môi trường bất lợi cá giảm ăn và ở nhiệt độ này là môi trường thuận lợi cho một số bệnh phát triển trong ao ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá.

- Qua bảng 2.6 ta thấy:

+ pH: pH trung bình biến thiên trong khoảng 6,62 -7,95 trung bình 7,36 thấp hơn so với giá trị cực thuận là do trong q trình ni thường ít bón vôi theo định kỳ cho ao nuôi hơn nữa với trời mưa nhiều cũng làm cho pH giảm xuống. Với giá trị pH này cá có thể sống ổn định, nhưng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá nuôi trong ao đặc biệt ở ao B3 do cỡ cá thả bé. Theo Lui Jiazhao (1979 ), cá chình có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong phạm vi pH 7,5 – 8,5.

+ DO: Dao động trong khoảng 2,5 – 4,7 mg/l, giá trị trung bình 3,25 mg/l. Trong ao ni bố trí hệ thống ống nước tự chảy, hàm lượng DO ổn định, thấp hơn với giá trị thuận nhưng vẫn phù hợp cho sự phát triển của cá chình

+ Hàm lượng NH3 giá trị lớn nhất và nhỏ nhất nằm trong khoảng 0,50 – 1,15mg/l, trung bình 0,80 nguyên nhân làm cho NH3 cao là do trong q trình ít tiến hành tiêu độc cho ao và do không được đo hàng ngày nên khó kiểm sốt được. Với giá trị trên cao hơn

giá trị cực thuận nhưng vẫn nằm trong ngưỡng cho phép không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của cá nuôi.

+ Độ trong: Độ trong dao động trong khoảng 23 – 33 cm, trung bình 27cm tương đối cao do nước cấp vào ao nuôi được lọc qua lưới và qua hệ thống ao chứa và lắng. Ngồi các yếu tố mơi trường trên ta cịn quan sát màu nước trong ao, vào các buổi chiều thỉnh thoảng ao thường có màu xanh đậm do tảo phát triển cao gây hiện tượng nở hoa của tảo, nguyên nhân là do ao nuôi được cho bằng thức ăn là cá tạp và lượng dư thừa thức ăn trong ao cịn nhiều hơn q trình thay nước cho ao cịn ít nên thường gây ra hiên tượng trên.

Một phần của tài liệu tình hình nghiên cứu về cá chình trên thế giới (Trang 47 - 49)