Chính phủ cần có cở chế quản lý ngoại hối theo xu hướng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thị trường ngoại hối trong nước phát triển nhằm hỗ trợ cho hoạt động thanh toán TDCT phát triển.
3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
- Xây dựng hoàn thiện dự án luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng, luật bảo hiểm tiền gửi và luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.
- Sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ ngăn chặn lạm
phát, thức đẩy tăng trưởng nền kinh tế, có những chính sách vực dậy nền kinh tế sau cuộc đại khủng hoảng 2008- suy thoái kinh tế 2009 và tình hình kinh tế khó khăn nói chung trong năm 2010 cùng với tình trạng đầu năm 2011.
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc đổi mới công tác thanh tra giám sát ngân hàng, phát triển vững chắc và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, tránh cho các NH gặp phải những rủi ro tín dụng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế với NHTW các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm thu hút các nguồn tài chính và tận dụng sự trợ giúp kỹ thuật về công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các mặt hoạt động của nghành ngân hàng, thông tin về cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng, các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống NH, đảm bảo quyền lợi của KH.
3.3. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Đại Á
Ngân hàng TMCP Đại Á cần nâng cao tính tự chủ và quyền phán quyết của các chi nhánh trong hệ thống DaiAbank.
Trong hoạt động thanh toán quốc tế, DaiAbank nên có quy định cụ thể về quyền hạn của các chi nhánh khi tham gia hoạt động TTQT, đặc biệt là theo phương thức TDCT. Ngân hàng nên có những biện pháp khuyến khích chi nhánh trong việc chủ động phát triển hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT bằng TDCT nói riêng. Tuy nhiên, chính sách của ngân hàng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, do đó Ngân hàng nên tiến hành:
- Tiến hành phân loại khách hàng thường xuyên để có thể đề ra những chính sách khách hàng hợp lý như chính sách về lãi suất cho vay xuất khẩu, cho vay nhập khẩu, mức ký quỹ, mức phí thanh toán cũng như thủ tục thanh toán đối với từng đối tượng khách hàng,ví dụ như:
+ Đối với khách hàng lớn, những khách hàng có tiềm lực kinh tế mạnh, có uy tín trong kinh doanh, nếu cần cán bộ ngân hàng có thể đến tận
nơi làm việc của khách hàng để giao dịch, tặng khách hàng quà nhân dịp ngày lễ đặc biệt, tạo cho họ những điều kiện thanh toán thuận lợi nhất với nhiều điều kiện ưu đãi…
+ Đối với khách hàng tiềm năng, chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng thì DaiAbank cần đưa ra những biện pháp, chính sách marketing, PR nhằm khuếch trương hình ảnh của ngân hàng cũng như những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình.
- Tiến hành thu thập thông tin thường xuyên về khách hàng, có thể là hàng tháng hay hàng quý. Những thông tin này có thể bao gồm những thông tin về hiệu quả sản xuất kinh doanh, thông tin về quan hệ tín dụng, về tài khoản của khách hàng tại ngân hàng…
- Kết hợp công tác thẩm định dự án đầu tư với công tác thanh toán TDCT để cấp hạn mức tín dụng XNK cho khách hàng. Việc này vừa giúp ngân hàng có thêm thu nhập, vừa tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng hoàn tất thủ tục thanh toán.
- Tích cực và chủ động tổ chức các các buổi hội nghị khách hàng, đặc biệt là các buổi hội nghị giữa khách hàng và phòng thanh toán quốc tế. Khi đó, ngân hàng nên giải thích và hướng dẫn cách sử dụng các điều khoản, đồng thời giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về hoạt động TTQT.
- Có đầu tư thỏa đáng vào lĩnh vực công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tốc độ các giao dịch, đẩy nhanh hoạt động thanh toán.
- Cần tận dụng tốt mối quan hệ đại lý để tạo tiền đề cho các chi nhánh cũng như chi nhánh có các mối quan hệ đại lý trên thế giới.
KẾT LUẬN
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á – chi nhánh Hà Nội nói riêng, nhất là trong nền kinh tế mở của và hội nhập như hiện nay.
Tuy nhiên, tiến hành phương thức tín dụng chứng từ ở DaiABank Hà Nội vẫn còn những hạn chế nhất định, vì vậy việc phân tích tìm ra nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ ở DaiAbank Hà Nội là một việc cần thiết. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của DaiAbank Hà Nội, chuyên đề đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Đưa ra những vấn đề lý luận, đi sâu nghiên cứu về phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ; tìm hiểu thị trường thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ trong hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam; phân tích tình hình, đánh giá, tổng hợp thực trạng chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ ở DaiAbank Hà Nội trong những năm gần đây, từ đó đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những yếu kém bất cập còn tồn tại làm cho chất lượng thanh toán TDCT chưa thực sự cao, phương thức thanh toán TDCT chưa thực sự trở thành công cụ thanh toán hiệu quả. Qua đó, chuyên đề cũng đưa ra một số kiến nghị và đề xuất với các chủ thể liên quan là Ngân hàng Nhà nước, Hội sở DaiAbank và bản thân DaiAbank Hà Nội nhằm nâng cao hơn chất lượng Thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ.
Hy vọng với những nghiên cứu và đề xuất trên sẽ đóng góp một phần làm cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và phương thức TDCT chi nhánh có những bước tiến đáng kể, bảo đảm cho qua trình thanh toán quốc tế diễn ra trôi chảy, chính xác, an toàn, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng, phát triển của kinh tế Việt Nam.