Năng lực hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa (Trang 67 - 71)

1 Chi nhánh, PGD trựcthuộc NHNo tỉnh 37 37 37 37 37 2PGD, điểm GD trực thuộc CN loại 3272

2.3.2.2 Năng lực hoạt động cho vay

* Tình hình dư nợ, tỷ trọng dư nợ và tốc độ tăng trưởng tín dụng của Agribank – Thanh Hoá.

Trong giai đoạn 2008 - 2012, tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn tăng trưởng được 18.190 tỷ đồng, tốc độ tăng 116,4%. Trong khi Agribank – Thanh Hóa chỉ tăng được 3.399 tỷ, tốc độ tăng 52,3% chưa bằng 45% tốc độ tăng bình quân và chỉ chiếm 18,7% tổng mức tăng của các TCTD trên địa bàn. Điều này dẫn đến thị phần dư nợ của Agribank – Thanh Hóa liên tục bị suy giảm tới 12,3%, chỉ còn chiếm 29,3% tổng thị phần của các TCTD trên địa bàn toàn tỉnh.

Bảng 2.5: Kết quả tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Phạm vi 2008 Tăng giảm 2009 Tăng giảm 2010 Tăng giảm 2011 Tăng giảm 2012 Tăng giảm

% +, - % +, - % +, - % +, - % +, -

1 Toàn

tỉnh 6,501 13,5 533 7,432 14,3 931 8,747 17,8 1,315 9,900 13,2 1,153 11,541 16,7 1,641

2 Đô Thị

loại 2 1,870 18.3 398 2,277 21,8 407 2,960 30 683 3,411 15,2 451 4,013 17,6 602

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank - Thanh Hóa)

Agribank – Thanh Hóa đang mất dần thị phần hoạt động và khách hàng vay vốn. Chỉ tính riêng trong năm 2011, ngân hàng đã giảm mất 33.000 khách hàng trên cả địa bàn thành thị và nông thôn. Tiếp tục năm 2012, giảm hơn 1.000 khách hàng. Đối tượng khách hàng bị suy giảm nhiều nhất là các khách hàng kinh doanh, dịch vụ vay với số tiền từ một vài trăm triệu trở lên.

Biểu đồ 2.7: Diễn biến thị phần dư nợ của Agribank – Thanh Hoá giai đoạn 2008 – 2012 trên phạm vi toàn tỉnh

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Thanh Hoá)

Dư nợ cho vay của Agribank – Thanh Hóa được phân ra nhiều tiêu chí khác nhau. Nếu phân theo ngành kinh tế thì dư nợ cho vay của Agribank – Thanh

Hóa tập trung nhiều nhất ở Nơng – Lâm – Ngư nghiệp và Thương mại – Sản xuất- Chế biến, trong đó chủ yếu ở khu vực Nông nghiệp – Nông thôn.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế năm 2012

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Thanh Hoá)

Nếu phân theo thành phần kinh tế thì dư nợ cho vay kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn tại Agribank – Thanh Hóa (60.4%) tương đương với 6,509 tỷ đồng. Hình thức cho vay chủ yếu là thế chấp và cầm cố giấy tờ có giá. Mục đích vay là để mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà cửa và đặc biệt là vay tiền để phục vụ sản xuất nơng nghiệp và làm kinh tế phụ gia đình. Hiện này, tỷ trọng này ngày càng tăng do Nhà nước và Chính phủ đã và đang đầu tư phát triển tồn diện khu vực Nơng thơn theo chính sách Tam nơng. Theo đó, người nơng dân vừa được dạy nghề, hỗ trợ vay vốn, mua máy móc thiết bị và tổn thất mùa vụ..

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Thanh Hoá) Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng lực huy động vốn và năng lực cho vay của Agribank – Thanh Hóa bị suy giảm:

- Do số lượng các TCTD tham gia thị trường tăng nhanh. Mặt khác do đặc thù về chức năng nhiệm vụ của Agribank nói chung, Agribank –Thanh Hóa nói riêng chủ yếu là cho vay nơng nghiệp, nơng thơn với nhiều món vay manh mún nhỏ lẻ. Hơn nữa, trong những năm vừa qua Agribank phải thực hiện nhiệm vụ chính trị cho vay các gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nên ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh.

- Do kết quả tăng trưởng nguồn vốn quyết định đến mức độ tăng trưởng dư nợ theo tỷ lệ cân đối kế hoạch được giao hàng năm. Mặc dù trong suốt 5 năm qua, Agribank -Thanh Hố thường xun hồn thành kế hoạch huy động vốn nhưng mức tăng trưởng nguồn vốn huy động cũng chỉ đảm bảo cân đối để thực hiện được kế hoạch tăng trưởng dư nợ (thường xun khơng có nguồn để cho vay vượt kế hoạch).

- Do trình độ nghiệp vụ của đại bộ phận nhân viên Agribank –Thanh Hóa hạn chế dẫn đến thời gian thẩm định, thiết lập hồ sơ kéo dài, giải ngân khơng kịp thời nên tình trạng mất khách hàng diễn ra khá phổ biến. Kết quả là

tốc độ tăng trưởng dư nợ của Agribank –Thanh Hóa tăng chậm hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của các TCTD trên địa bàn dẫn đến mất dần khách hàng và thị phần.

- Năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh thấp: Trong giai đoạn này, Agribank – Thanh Hóa có lực lượng lao động chiếm hơn 45% tổng biên chế của các TCTD trên địa bàn. Tuy nhiên, mức tăng tổng dư nợ chỉ chiếm chưa đầy 20% tổng mức tăng của các TCTD; chứng tỏ năng suất lao động của Agribank – Thanh Hóa chỉ bằng khoảng 45 – 50% năng suất lao động bình quân ngành trên địa bàn. Đây là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp hạn chế hiệu quả kinh doanh của Agribank – Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa (Trang 67 - 71)