1 Chi nhánh, PGD trựcthuộc NHNo tỉnh 37 37 37 37 37 2PGD, điểm GD trực thuộc CN loại 3272
2.3.2.1 Năng lực huy động vốn
* Năng lực cạnh tranh của Agribank - Thanh Hóa trên phạm vi toàn tỉnh.
Agribank- Thanh Hóa hiện nay vẫn là Ngân hàng dẫn đầu về khả năng huy động vốn so với với các TCTD khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên so với thời kỳ 2000-2008, giai đoạn 2008-2012, thị phần nguồn vốn huy động suy giảm mạnh.
Bảng 2.4: Kết quả tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Phạm vi 2008 Tăng giảm 2009 Tăng giảm 2010 Tăng giảm 2011 Tăng giảm 2012 Tăng giảm
% +, - % +, - % +, - % +, - % +, -
1 Toàn tỉnh 5,165 14 652 5,926 14,7 761 7,070 19,3 1,144 8,238 16,5 1,168 9,473 23,9 1,235
2 Đô Thị loại 2 1,937 6 102 2,047 5,7 110 2,237 9,3 190 2,492 11,4 255 2,785 11,7 293
Trong giai đoạn 5 năm 2008- 2012, các TCTD trên địa bàn tăng trưởng được 11,023 tỷ đồng nguồn vốn huy động tại chỗ (Không tính nguồn tiền gửi Kho bạc nhà nước, BHXH, tiền gửi – tiền vay TCTD) tốc độ tăng 89,4%. Agribank – Thanh Hóa tăng được 4,601 tỷ đồng, tốc độ tăng 59,7% bằng 66,6% tốc độ tăng trưởng bình quân của các TCTD, và chiếm 31,9% tổng mức tăng của các TCTD. Thị phần huy động vốn trong 3 năm từ 2008 đến 2010 liên tục bị suy giảm tới 9,1%, riêng năm 2009 giảm tới 9,1% (Điều này được lý giải bởi nguyên nhân suy giảm kinh tế và đây là thời điểm hàng loạt Chi nhánh các Ngân hàng mới xuất hiện). Từ năm 2011 đến 2012, tuy đã có dấu hiệu tăng trưởng nhưng so với thời điểm 2008, thị phần vốn của Agribank – Thanh Hóa bị suy giảm tới 6,2%, chỉ còn chiếm 41,7% tổng thị phần của các TCTD.
Biểu đồ 2.5: Diễn biến thị phần huy động vốn của Agribank – Thanh Hoá giai đoạn 2008 – 2012 trên phạm vi toàn tỉnh
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thường niên của Agribank – CN Thanh Hóa)
* Xét năng lực cạnh tranh về huy động vốn trên địa bàn đô thị loại 2.
Trên địa bàn đơ thị loại 2 – khu vực có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất: Nguồn vốn huy động của Agribank - Thanh Hoá chỉ tăng được 848 tỷ trong giai đoạn 2008-2012, chiếm 11% tổng mức tăng của các TCTD. Tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 28.7% bằng 35.6% tốc độ tăng trưởng bình quân chung của các TCTD.
So sánh với một số TCTD hoạt động trên địa bàn, kết quả đạt được của Agribank – Thanh Hóa chưa tương xứng với những thế mạnh về thương hiệu, về mạng lưới và cán bộ. Ví dụ, năm 2012 Agribank -Thanh Hoá tăng tiền gửi tiết kiệm và giấy tờ có giá được 1.044 tỷ (chiếm 16.5%); trong khi một số TCTD khác có mạng lưới nhỏ hơn rất nhiều nhưng có mức tăng trưởng khá cao như: ngân hàng Cơng thương Thanh Hố đạt 484 tỷ (tăng 33%); ngân hàng Công thương Bỉm sơn 313 tỷ (tăng 60%); Quỹ TDND 466 tỷ (tăng 43%); VIB 179 tỷ (tăng 47%)...
Biểu đồ 2.6: Diễn biến thị phần huy động vốn của Agribank – Thanh Hoá giai đoạn 2008 – 2012 trên địa bàn đô thị loại 2
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thường niên của Agribank –Thanh Hóa)
Trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, chi nhánh số 3 tăng trưởng vốn của dân cư cao nhất ở mức 57 tỷ, trong khi NHTMCP Quân đội tăng 116 tỷ; Bắc Á tăng 90 tỷ... Nếu xét lợi thế về địa điểm giao dịch, điều kiện cơ sở vật chất thì chi nhánh Agribank Thành phố và biên chế lao động hơn hẳn các TCTD khác, tuy nhiên kết quả đạt được chưa tương xứng.
Nếu so sánh với Vietinbank - đối thủ cạnh tranh chủ yếu – có điều kiện và có mơi trường kinh doanh trên địa bàn đơ thị loại 2 tương tự như Agribank Thanh Hóa thì khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn của Agribank - Thanh Hoá thua kém hơn nhiều. Mức tăng trưởng nguồn vốn huy động chỉ bằng ½, và tốc độ tăng trưởng chỉ bằng 1/3, trong khi biên chế lao động nhiều hơn gấp 2 lần NHCT. Trong năm 2012, năm Agribank – Thanh Hóa có năng lực cạnh tranh về huy động vốn tốt nhất trong 5 năm vừa qua -
thị phần tăng được 1,4%, trong khi đó NHCT tăng được 3,5%. Cơ cấu nguồn vốn huy động cũng chưa hợp lý: Nguồn vốn huy động có kỳ hạn với lãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn và kéo dài hầu như suốt năm 2009 và 2011, tỷ nguồn vốn khách hàng bình quân trên địa bàn thành phố chỉ chiếm 11,2%, thấp hơn nhiều so với tỷ trọng bình quân của các TCTD khác trên địa bàn (16,5%) đã hạn chế đáng kể đến kết quả tài chính.
Tuy nhiên, ưu điểm về nguồn vốn trong năm 2012 đó là chi nhánh đã thực hiện tốt các giải pháp thu hút nguồn vốn không kỳ hạn lãi suất thấp từ dân cư và các tổ chức kinh tế thông qua phát triển mạnh dịch vụ thẻ và làm tốt dịch vụ thanh toán cũng như quan hệ với các đối tác lớn; tỷ trọng nguồn vốn khơng kỳ hạn bình qn cả năm đạt 13,6% tổng nguồn vốn nội tệ bình quân. Nếu loại trừ nguồn Kho bạc, BHXH và tiền gửi TCTD thì nguồn vốn khơng kỳ hạn bình quân năm 2012 tăng 107 tỷ (tốc độ tăng 23%), chiếm 6,1% tổng nguồn. Đặc biệt, nguồn vốn không kỳ hạn của dân cư tăng trưởng rất cao, số dư cuối năm tăng 151 tỷ (tốc độ tăng 54%), số dư bình quân tăng 78 tỷ (tốc độ tăng 38%). Mặc dù phải chia sẻ thị trường với nhiều TCTD mới thành lập song số lượng khách hàng tiền gửi vẫn tăng được hơn 38.000 khách hàng, trong đó khách hàng gửi tiết kiệm tăng hơn 7.700 khách hàng.