Năng lực kinh doanh

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa (Trang 26 - 30)

tư và cung cấp các dịch vụ khác. Có thể đánh giá năng lực kinh doanh của NHTM qua các chỉ tiêu sau:

* Các chỉ tiêu về huy động vốn:

Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trên bảng cân đối tài sản, vốn huy động được nằm bên “tài sản Nợ” do đây là những tài sản của các tổ chức, cá nhân kinh tế gửi vào ngân hàng và ngân hàng dùng chủ yếu nguồn vốn này để kinh doanh. Các chỉ tiêu này bao gồm:

Thị phần vốn huy động của ngân hàng:

Thị phần = Vốn huy động của NH x 100% Tổng vốn huy động của các

TCTD

Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng chiếm vị trí nào trên thị trường huy động vốn. Thị phần huy động vốn chiếm tỷ trọng càng lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng càng lớn so với đối thủ cạnh tranh.

Mức tăng trưởng huy động vốn:

Mức tăng trưởng huy động vốn năm N = Vốn huy động năm N - Vốn huy động năm N-1

Chỉ tiêu này cho biết sự tăng trưởng nguồn vốn huy động theo số tuyệt đối của năm nay so với năm trước. Mức tăng trưởng dương và lớn chứng tỏ hoạt động huy động của ngân hàng càng phát triển.Tuy nhiên để đánh giá toàn diện mức tăng trưởng nguồn huy động chúng ta cần đánh giá thêm chỉ tiêu sau:

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn:

tăng trưởng = năm N năm N-1 x 100% Vốn huy động năm N-1

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết sự tăng trưởng tương đối của huy động vốn. Tốc độ tăng trưởng tương đối càng lớn càng tốt, chứng tỏ khả năng huy động của ngân hàng năm sau cao hơn năm trước. Từ đó có những đánh giá về hiệu quả của việc huy động vốn và đưa ra những chiến lược cụ thể, hợp lý cho kỳ kinh doanh tiếp theo.

*Các chỉ tiêu về cho vay và đầu tư:

Đây là những chỉ tiêu thể hiện khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng. Trên bảng cân đối, nó là “tài sản Có”.

Khi đánh giá năng lực cạnh tranh, các ngân hàng thường chỉ xem xét đến các tài sản sinh lời như cho vay và đầu tư. Đối với các ngân hàng Việt Nam, tuy đã đổi mới, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh dịch vụ nhưng doanh thu chủ yếu vẫn từ cho vay. Vì vậy, việc đánh giá chủ yếu tập trung vào các chỉ tiêu sau:

Thị phần tín dụng của Ngân hàng:

Thị phần tín dụng của NH

= Dư nợ của NH x 100% Tổng dư nợ của các TCTD

Chỉ tiêu này cho biết vị trí của Ngân hàng trong hoạt động cho vay trên thị trường. Thị phần tín dụng của Ngân hàng càng lớn càng tốt, chứng tỏ khả năng về cho vay của ngân hàng mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, sẽ là tốt hơn nếu thị phần về cho vay phát triển tương ứng với thị phần huy động vốn, điều này càng thể hiện khả năng thu hút và sử dụng vốn của Ngân hàng.

Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng

Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng = Dư nợ tín dụng - Dư nợ tín dụng

năm N năm N-1

Chỉ tiêu này cho thấy mức tăng trưởng dư nợ tuyệt đối của năm nay so với năm trước là bao nhiêu. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng cho vay của ngân hàng đối với nền kinh tế và khả năng thu hút khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Tốc độ tăng trưởng = Dư nợ tín dụng năm N - Dư nợ tín dụng năm N-1 x 100% Dư nợ tín dụng năm N-1

Đây là mức tăng trưởng tương đối của dư nợ tín dụng. Từ đó cho thấy sự biến động của hoạt động tín dụng và có những chiến lược phù hợp để phát triển hoạt động kinh doanh.

*Các chỉ tiêu về hoạt động dịch vụ ngoài tín dụng:

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của NHTM trong lĩnh vực hoạt động thu ngoài tín dụng (gọi tắt là thu dịch vụ) bao gồm:

Số lượng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng:

Số lượng nghiệp vụ phát sinh = Số lượng nghiệp vụ phát sinh năm N - Số lượng nghiệp vụ phát sinh năm N-1

Chỉ tiêu này đánh giá thông qua số lượng dịch vụ cung cấp và phát triển thêm so với năm trước và so với các đối thủ cạnh tranh.

Số lượng dịch vụ tăng thêm:

Số lượng nghiệp vụ phát sinh = Số lượng nghiệp vụ phát sinh năm N - Số lượng nghiệp vụ phát sinh năm N-1

Hai chỉ tiêu trên càng lớn chứng tỏ chất lượng dịch vụ của ngân hàng càng tốt, có khả năng cạnh tranh lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Doanh thu từ dịch vụ:

Tỷ trọng thu dịch vụ

= Doanh thu dịch vụ của NH x 100% Tổng doanh thu dịch vụ của các

Ngoài ra, có thể so sánh mức độ mở rộng thị phần cung cấp dịch vụ cho KH. Chỉ tiêu này phản ánh một KH sử dụng cùng loại dịch vụ tại Ngân hàng với các NHTM khác.

Nói chung, các nghiệp vụ thu ngoài tín dụng ngày càng phong phú, đa dạng và đem lại nhiều thu nhập cho NHTM.

Số lượng các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng về thu dịch vụ:

Số lượng các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng về thu

dịch vụ

=

Số lượng các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng về thu dịch vụ

năm N

-

Số lượng các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng

về thu dịch vụ năm N-1

*Khả năng phát triển mạng lưới:

Mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng thể hiện ở số lượng chi nhánh và các đơn vị trực thuộc ngân hàng, sự phân bổ mạng lưới theo địa lý lãnh thổ. Phát triển một mạng lưới chi nhánh rộng lớn đồng nghĩa với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM, đặc biệt trong điều kiện các dịch cụ truyền thống của ngân hàng vẫn còn chiếm ưu thế như ở Việt Nam. Mạng lưới chi nhánh rộng, phân bổ hợp lý giữa các vùng, miền sẽ tăng tính hiệu quả cho công tác quản lý, giám sát hoạt động của các chi nhánh cũng như đưa sản phẩm của Ngân hàng đến tận tay nhiều khách hàng ở các vùng miền khác nhau hơn.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa (Trang 26 - 30)