Về phía Chính phủ

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa (Trang 45 - 46)

Không chỉ Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc và mới đây là Thái Lan đã thành công trong việc xử lý nợ xấu thông qua các Công ty quản lý tài sản, trong khi đó Việt Nam hiện cũng đang thực hiện theo phương thức này nhưng hiệu quả hoạt động của các công ty Quản lý tài sản ở nước ta còn quá thấp. Chính vì vậy, cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của những công ty này, từ đó sẽ xử lý một cách hiệu quả các khoản nợ xấu. Ngoài ra, việc giải quyết nợ xấu phải đi liền với vấn đề cải cách DNNN bởi vì các doanh nghiệp này thường chiếm phần lớn tỷ lệ nợ khó đòi trong các NHTMNN.

Bên cạnh thực hiện đổi mới hệ thống ngân hàng thì cũng cần đổi mới hệ thống tài chính, vì hệ thống ngân hàng và hệ thống tài chính có mối quan hệ hỗ trợ. Hiện nay tại Việt Nam, các NHTMNN chiếm trên 60% thị phần tín dụng, đóng vai trò chủ lực cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, đẩy nhanh việc cải cách và cổ phần hóa các ngân hàng này là việc làm cấp bách hiện nay. Nếu chậm chân trong việc thay đổi những NHTMNN hàng đầu này sẽ kéo theo sự thay đổi chậm của toàn hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, Chính phủ cần tạo ra một môi trường kinh doanh tiền tệ công bằng, mang tính thị trường để tăng cường năng lực cạnh tranh bình đẳng cho

các NHTM trong quá trình tự do hóa theo một lộ trình có kiểm soát, bao gồm: Cải cách lãi suất thị trường liên ngân hàng; dỡ bỏ các hạn chế đối với việc cho vay bằng ngoại tệ; tiến tới tự do hóa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Tiến trình này sẽ từng bước giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của NHTM, giúp các NHTM trong nước tăng cường tính chủ động trong kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w