Thực trạng huy động vốn nợ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật tư nông lâm nghiệp Hà Giang (Trang 35 - 39)

2.2.2.1 Tín dụng ngân hàng

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chọn huy động vốn từ tín dụng ngân hàng, công ty cổ phần vật tư nông lâm nghiệp Hà Giang cũng nằm trong số đó. Tuy nhiên, việc vay vốn đang gặp một số khó khăn, các ngân hàng đang hạn chế cho vay và tăng lãi suất vay. Việc vay vốn ngân hàng chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp và sự bảo lãnh của quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp tỉnh Hà Giang. Hơn nữa, các ngân hàng thường xác định giá trị của tài sản thế chấp thấp hơn so với giá trị hiện tại của tài sản, công ty chỉ có thể vay vốn bằng 70% giá trị tài sản, điều này làm giảm lượng vốn có thể huy động được của công ty.

Số vốn huy động từ tín dụng ngân hàng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.7: Vốn vay ngân hàng

ĐVT: VND

STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013

1 Vốn vay ngân hàng 7,000,000,000 9,000,000,000 7,800,000,000 2 Có tài sản thế chấp, bảo lãnh 3,276,350,000 4,680,500,000 3,425,850,000 3 Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh

nghiệp tỉnh bảo lãnh 3,000,000,000 3,300,000,000 3,500,000,000 4 Ngân hàng cho vay không có

tài sản thế chấp 723,650,000 1,019,500,000 874,150,000

Bảng 2.8: Tỷ trọng tín dụng ngân hàng ĐVT: VND STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Vốn vay ngân hàng 7,000,000,000 9,000,000,000 7,800,000,000 2 Nợ phải trả 16,573,672,830 18,433,856,844 26,215,796,591 3 Tổng nguồn vốn 21,499,474,435 23,411,500,769 31,244,029,768 4 Tỷ trọng vốn vay ngân hàng trong tổng nguồn vốn 32.56% 38.44% 24.96%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013

Bảng 2.9: Sự biến động Tín dụng ngân hàng ĐVT: VND STT Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 2013/2011 1 Vốn vay ngân hàng 2,000,000,000 -1,200,000,000 800,000,000 2 Nợ phải trả 1,860,184,014 7,781,939,747 9,642,123,761 3 Tổng nguồn vốn 1,912,026,334 7,832,528,999 9,744,555,333 4 Tỷ trọng vốn vay ngân hàng trong tổng nguồn vốn 5.88% -13.48% -7.59%

Tỷ trọng vốn vay ngân hàng trong tổng nguồn vốn năm 2011 là 32,56%, năm 2012 là 38,44%, có thể thấy vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của công ty. Tuy nhiên năm 2013 tỷ trọng vốn vay ngân hàng lại giảm 13,48% so với năm 2012, còn 24,96%. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự giảm mạnh tỷ trọng vốn vay ngân hàng trong nguồn vốn. Thứ nhất là do năm 2013 vốn tín dụng thương mại tăng với tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của vốn vay ngân hàng. Thứ hai là do năm 2012 ông Nguyễn Văn Đồng, cổ đông của công ty rút tài sản đảm bảo là Quyền sử dụng đất và tài sản trên đất trị giá 1.600.000.000VND nên khoản vay ngân hàng có tài sản đảm bảo giảm.

Công ty cổ phần vật tư nông lâm nghiệp Hà Giang đã tạo được uy tín trên thị trường, có mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với các tổ chức tín dụng vì công ty luôn chấp hành tốt các kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng, luôn trả lãi đúng hạn, điều đó giúp công ty có một số lợi thế nhất định trong việc tiếp cận và huy động vốn từ các tổ chức tín dụng này, có thể vay một số vốn lớn không cần tài sản đảm bảo.

2.2.2.2 Tín dụng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu đã trở nên rất phổ biến. Hoạt động tín dụng thương mại đem đến cho cả người bán và người mua lợi ích. Đối với người mua, không cần phải có lượng vốn trực tiếp vẫn có thể mua hàng hóa. Đối với người bán, nó làm tăng doanh thu, giảm được lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên, để sử dụng được nguồn nguồn vốn này một cách hiệu quả, công ty cần thực hiện công tác quản lý các khoản phải thu, phải trả một cách chặt chẽ.

Tình hình quản lý các khoản phải thu, phải trả của công ty thể hiện trong bảng sau.

Bảng 2.10: Tình hình quản lý các khoản phải thu, phải trả

ĐVT: VND

STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013

1 Tổng nợ phải thu 6,033,567,631 5,796,597,399 5,836,710,506 2 Tổng nợ phải trả 16,573,672,830 18,433,856,844 26,215,796,591 3 Doanh thu thuần 52,318,704,137 49,292,898,151 54,381,911,436 4 Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải

trả (%) 36.40% 31.45% 22.26%

5 Số vòng quay các khoản phải

thu (vòng) 8.7 8.5 9.3

6 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 42 43 39

7 Số vòng quay các khoản phải trả

(vòng) 3.2 2.7 2.1

8 Thời gian thanh toán (ngày) 114 135 174

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013

Qua bảng trên ta thấy: Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả của công ty năm 2011, 2012, 2013 đều thấp chứng tỏ số vốn công ty đi chiếm dụng lớn hơn số vốn công ty bị chiếm dụng. Số vòng quay các khoản phải thu năm 2013 tăng so với năm 2012 là 0,8 vòng cho thấy năm 2013 công ty đã đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ, điều này khiến cho kỳ thu tiền bình quân giảm 4 ngày. Số vòng quay các khoản phải trả lại giảm dần qua các năm, thời gian thanh toán các khoản công nợ chậm hơn cho thấy công ty đi chiếm dụng vốn nhiều.

Mức độ phụ thuộc của công ty vào nguồn vốn tín dụng thương mại thể hiện trọng bảng sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.11: Tỷ trọng vốn tín dụng thương mại ĐVT: VND Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1. Nguồn vốn tín dụng thương mại 6,909,028,711 6,353,094,711 16,572,101,334 - Phải trả người bán 6,781,006,800 6,267,175,849 16,059,210,927 - Người mua trả tiền trước 128,021,911 85,918,862 512,890,407 2. Tổng nguồn vốn 21,499,474,435 23,411,500,769 31,244,029,768 3. Tỷ trọng nguồn vốn Tín

dụng thương mại trên tổng nguồn vốn

32.14% 27.14% 53.04%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013

Bảng 2.12: Sự biến động nguồn vốn tín dụng thương mại

ĐVT: VND

Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 2013/2011

1. Nguồn vốn tín dụng thương mại -555,934,000 10,219,006,623 9,663,072,623 - Phải trả người bán -513,830,951 9,792,035,078 9,278,204,127 - Người mua trả tiền trước -42,103,049 426,971,545 384,868,496 2. Tổng nguồn vốn 1,912,026,334 7,832,528,999 9,744,555,333 3. Tỷ trọng nguồn vốn Tín dụng

thương mại trong tổng nguồn vốn -5.00% 25.90% 20.91% Qua bảng trên, có thể thấy nguồn vốn tín dụng thương mại chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn của Công ty cổ phần vật tư nông lâm nghiệp Hà Giang. Đây là một hình thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh vì huy động được được lượng vốn lớn mà không cần có tài sản thế chấp, hơn nữa lại tạo khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền. Tuy nhiên nếu quá dựa vào nguồn tài trợ này, công ty sẽ giảm sự tự chủ về tài chính, rủi ro tài chính sẽ tăng cao.

2.2.2.3 Nguồn huy động khác

Ngoài các nguồn tài trợ chính là tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và vốn chủ sở hữu, công ty còn khai thác thêm nguồn vốn vay từ cán bộ công nhân viên trong công ty với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng. Với hình thức huy động vốn này, công ty vừa vay được vốn với chi phí thấp hơn,

vừa không cần có tài sản thế chấp như vay vốn ngân hàng, lại giúp cho cán bộ công nhân viên trong công ty có ý thức trách nhiệm tốt hơn với công việc được giao. Tuy nhiên, nguồn vốn này không nhiều và tính ổn định không cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật tư nông lâm nghiệp Hà Giang (Trang 35 - 39)