Thực trạng huy động vốn CSH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật tư nông lâm nghiệp Hà Giang (Trang 33 - 35)

2.2.1.1 Vốn góp ban đầu

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn góp ban đầu

ĐVT: VND

Chỉ tiêu

Vốn góp ban đầu

Tổng cộng Vốn nhà nước Trong công tyVốn cổ đôngNgoài công ty

Số tiền 1.880.000.000 2.131.400.000 688.600.000 4.700.000.000

Tỷ trọng 40% 45.35% 14.65% 100%

Nguồn: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Bảng 2.4: Tỷ trọng vốn góp ban đầu ĐVT: VND STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Vốn góp ban đầu 4,700,000,000 4,700,000,000 4,700,000,000 2 Vốn CSH 4,925,801,605 4,977,643,925 5,028,233,177 3 Tổng nguồn vốn 21,499,474,435 23,411,500,769 31,244,029,768 4 Tỷ trọng vốn góp ban đầu trên vốn CSH 95.42% 94.42% 93.47% 5 Tỷ trọng vốn góp ban

đầu trên tổng nguồn vốn 21.86% 20.08% 15.04%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013

Qua bảng trên ta thấy với chính sách tài trợ là sử dụng vốn vay là chủ yếu thì khi nguồn vốn của công ty càng tăng lên thì tỷ lệ vốn góp ban đầu chiếm trong vốn CSH và trong tổng nguồn vốn càng giảm xuống. Để đảm bảo cho mức độ tự chủ về tài chính được ổn định, công ty nên tăng vốn CSH bằng cách tăng huy động vốn từ lợi nhuận để lại và phát hành cổ phiếu.

2.2.1.2 Vốn từ lợi nhuận để lại

Lợi nhuận để lại là một nguồn vốn quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì tài trợ bằng nguồn này doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí và sự thuộc vào bên ngoài. Bổ xung vốn từ lợi nhuận để lại càng lớn sẽ là sự khẳng định về tiềm năng phát triển của công ty không chỉ với cổ đông mà còn đối với khách hàng và các đối thủ cạnh tranh.

Bảng 2.5: Tỷ trọng lợi nhuận để lại

ĐVT:VND

STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013

1 Lợi nhuận để lại 142,976,655 193,919,717 228,216,869 2 Vốn CSH 4,925,801,605 4,977,643,925 5,028,233,177 3 Tổng nguồn vốn 21,499,474,435 23,411,500,769 31,244,029,768 4 Tỷ trọng lợi nhuận để lại trên

vốn CSH 2.90% 3.90% 4.54%

5 Tỷ trọng lợi nhuận để lại trên

tổng nguồn vốn 0.67% 0.83% 0.73%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013

Bảng 2.6: Sự biến động lợi nhuận để lại

ĐVT: VND

STT Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 2013/2011

1 Lợi nhuận để lại 50,943,062 34,297,152 85,240,214

2 Vốn CSH 51,842,320 50,589,252 102,431,572

3 Tổng nguồn vốn 1,912,026,334 7,832,528,999 9,744,555,333 4 Tỷ trọng lợi nhuận để lại trên

vốn CSH 0.99% 0.64% 1.63%

5 Tỷ trọng lợi nhuận để lại trên

tổng nguồn vốn 0.16% -0.10% 0.06%

Qua bảng trên ta thấy năm năm 2012 lợi nhuận để lại chiếm 3,90% vốn CSH, tăng 0,99% so với năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận để lại tăng 34.297.152VND làm cho tỷ trọng lợi nhuận để lại trên vốn CSH tăng 0,64% so với năm 2012 và tăng 1,63% so với năm 2011. Tỷ trọng lợi nhuận để lại trên tổng nguồn vốn năm 2012 tăng 0,16%, năm 2013 lại giảm đi 0,10% do tốc độ tăng của lợi nhuận để lại thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn. Có thể thấy lợi nhuận để lại của công ty tăng dần qua các năm, công ty đang làm ăn có lãi và đang có tiềm năng phát triển.

2.2.1.3 Phát hành cổ phiếu

Công ty Cổ phần Vật tư Nông lâm nghiệp Hà Giang là đơn vị kinh doanh chủ yếu các mặt hàng vật tư thiết yếu cho nông nghiệp, khách hàng là bà con nông dân nghèo, trên cùng địa bàn có nhiều đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng, do

đó thị phần bán hàng của Công ty ngày càng bị thu hẹp. Việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu không phải là một biện pháp phù hợp cho công ty ở thời điểm hiện tại.

Công ty đã phát hành cổ phiếu một lần vào năm 2006. Số lượng cổ phiếu: 470.000 cổ phiếu

Mệnh giá cổ phiếu: 10.000VND

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật tư nông lâm nghiệp Hà Giang (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w